Đến năm 2021, chúng ta sẽ tìm thấy sự sống trên sao Hỏa?
Câu hỏi kinh điển được David Bowie đặt ra lần đầu tiên vào năm 1971 nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Tuy nhiên, có thể chúng ta sẽ sớm biết được liệu sự sống đang có hay đã từng có trên sao Hỏa hay không.
Robot tự hành mang tên Perseverance của NASA sẽ dùng thiết bị PIXL (Công cụ hành tinh quét hóa thạch bằng tia X) lắp trên cánh tay dài 2 mét để thực hiện nhiệm vụ này. PIXL được trang bị trí thông minh nhân tạo và được thiết kế để chụp hình X quang chính xác từ đó xác định dấu hiệu của sự sống vi sinh vật cổ đại có thể đã từng phát triển mạnh trên sa mạc băng giá của sao Hỏa. Khi Perseverance hạ cánh vào ngày 18 tháng 2 năm 2021, nó sẽ bắt đầu lùng sục bề mặt hành tinh để tìm các dấu hiệu của sự sống có thể đã có từ hàng tỷ năm trước.
Bà Abigail Allwood, nhà nghiên cứu chính của dự án PIXL cho biết: “Chùm tia X của PIXL hẹp đến mức có thể xác định chính xác các đặc điểm nhỏ như một hạt muối. Abigail với nhóm của mình đã phát triển thiết bị này tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Nam California.
PIXL được gắn vào một giá sáu chân có hình dáng một con côn trùng ngoại cỡ. Bên cạnh chùm tia X siêu chính xác, chiếc giá sáu chân này có tác dụng kết nối PIXL với robot và bộ não AI sẽ cho nó biết cần nhắm máy ảnh và tia laser vào vị trí nào.
Sau đó, chân của nó sẽ thực hiện các chuyển động cực kỳ chính xác tới vị trí đó, với độ sai lệch chỉ có 100 micron, chỉ gấp đôi chiều rộng của một sợi tóc người. Sau đó, nó sẽ hoạt động liên tục trong tám hoặc chín giờ để đo đạc tìm kiếm các hóa chất có thể là dấu hiệu của sự sống.
Hóa thạch stromatolite trên Trái đất. Nguồn: Auscape/Universal Images Group via Getty Images.
Perseverance sẽ sử dụng thiết bị PIXL của mình để tìm hiểu xem những quần thể vi khuẩn hóa thạch có tồn tại trên sao Hỏa hay không. Cấu trúc đá ấn tượng trong bức ảnh của NASA (trên cùng) là Đá Cá Voi, nơi chưa vẫn chưa phát hiện ra đá stromatolite.
PIXL sẽ được đưa ra để tìm kiếm các vi khuẩn hóa thạch vào ban đêm vì nhiệt độ trên sao Hỏa tăng cao và giảm hơn 50 độ C mỗi ngày. Điều này sẽ làm cho kim loại của cánh tay robot giãn nở và co lại. Nhiệt độ trên sao Hỏa sẽ thay đổi ít hơn vào ban đêm.
Vậy nó sẽ tìm kiếm những gì? Stromatolite là loại hóa thạch có nhiều khả năng nhất về sự sống trên sao Hỏa. Trên Trái đất, nhiều quần thể vi khuẩn có thể được tìm thấy gần các miệng núi lửa dưới đáy đại dương. Sức nóng từ những miệng núi lửa này đã khiến khu vực xung quanh chúng có sự sống trong một vùng lạnh lẽo và ảm đạm.
Hóa thạch của stromatolit có thể được phân biệt với lớp đá xung quanh vì chúng đã bị cong vênh theo thời gian. Trầm tích sẽ dần dần lắng xuống giữa các lớp vi khuẩn đã chết, sau đó phản ứng với canxi cacbonat trong nước muối và hóa thạch thành đá vôi sau thời gian dài.
Stromatolite được coi là bằng chứng đầu tiên về sự sống trên Trái đất. Tuy nhiên, cũng không chắc được liệu chúng có tồn tại trên sao Hỏa hay không. Vì stromatolite cũng đã được tìm thấy gần các suối nước nóng trên hành tinh này, sự tồn tại của chúng cũng không thể chứng minh là sao Hỏa từng có nước.
Hai robot tự hành Perseverance và Rosalind Franklin (còn gọi là ExoMars) của ESA sẽ cùng tìm kiếm đá thạch nhũ và bất kỳ bằng chứng hóa thạch nào khác về sự sống. Máy khoan lõi của Franklin có thể đào sâu tới hơn 2 mét. Perseverance có tầm hoathj động ngắn hơn nhưng đủ chỗ chứa hơn 40 mẫu. Cả hai robot đều có thể phân tích các mẫu thu thập được tại chỗ.
Nếu có bất kỳ nguồn nước nào không bị ảnh hưởng bởi bức xạ vũ thì có thể có suy đoán rằng có thể có cả những vi khuẩn sống ẩn náu trong đó. Có lẽ câu hỏi của Bowie cuối cùng sẽ có câu trả lời.
Thêm bằng chứng cho thấy Sao Hỏa là nơi có sự sống
Hàng tỷ năm trước, sao Hỏa ấm hơn hiện nay và có thể có đủ nước lỏng để hỗ trợ sự sống. Trên thực tế, các chuyên gia nghĩ rằng, Sao Hỏa là một trong những nơi rất có thể chúng ta sẽ tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài Trái đất.
Một vệ tinh có độ phân giải cao đã chụp được những hình ảnh chi tiết về khuôn mặt vách đá sao Hỏa, cho thấy nó được hình thành bởi những dòng sông cách đây hơn 3,7 tỷ năm. Đó là khoảng thời gian mà cuộc sống bắt đầu trên Trái đất.
Nguồn ảnh: ScienceDaily
Các nhà địa chất Tiến sĩ Francesco Salese và William McMahon từ Đại học Utrecht, Hà Lan nói: "Chúng tôi chưa bao giờ thấy hình ảnh chi tiết này, nó có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc mới lạ về cách thức nước từng chiếm những cảnh quan cổ xưa này".
Nguồn ảnh: ScienceDaily
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra các hình ảnh được chụp bởi công cụ (HiRISE) của NASA trên tàu vũ trụ thám hiểm sao Hỏa. Những hình ảnh được chụp bên trong miệng núi lửa va chạm khổng lồ Hellas ở bán cầu nam sao Hỏa, nó là một trong những miệng hố va chạm lớn nhất trong Hệ mặt trời.
Một đống đá xếp lớp dày 200 mét có thể nhìn thấy trong các vách đá, đó có thể là những tảng đá trầm tích , được hình thành do nước chảy. Các con sông sẽ thay đổi những dòng chảy liên tục, tạo ra các bãi bồi, vách đá ăn mòn.
Các hình ảnh cũng cho thấy, quá trình sông hình thành nên những tảng đá này xảy ra trong một khoảng thời gian rất dài.
Joel giải thích: "Những dòng sông hình thành nên những tảng đá này không chỉ là sự kiện một lần, mà chúng có thể hoạt động trong hàng chục đến hàng trăm ngàn năm."
Những người ủng hộ bằng chứng này hy vọng rằng, đá trầm tích từ thời kỳ này có thể là lý tưởng cho việc tìm kiếm bằng chứng về "kiếp trước" trên Sao Hỏa.
Mời quý vị xem video: Ngôi sao Già Hơn Vũ trụ 200.000.000 Năm tuổi. Nguồn video: Soi sáng.
Nóng: Người ngoài hành tinh sắp được tìm thấy ở nơi này! Tiến sĩ người Armenia tên Garik Israelian bày tỏ hy vọng các nhà khoa học sẽ tìm thấy người ngoài hành tinh trong mấy thập kỷ tới. Sao Hỏa được cho là một vị trí tiềm năng cho nơi ở của sinh vật ngoài Trái đất. Nhà vật lý thiên văn người Armenia, tiến sĩ Garik Israelian, 57 tuổi, bày tỏ hy vọng...