Đến Mộc Châu thưởng thức cá suối món ăn dân dã
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, bạn sẽ đánh bay vài bát cơm chỉ với đĩa cá suối thơm nức, tươi ngon khi du lịch đến phố núi Mộc Châu.
Khi mùa hoa cải nở trắng nơi rẻo cao Mộc Châu cũng là lúc khách du lịch đến với mảnh đất này nhiều hơn. Thưởng thức món ăn địa phương là một trong những hoạt động mà du khách không nên bỏ qua. Trong những ngày đầu đông, khi sương giăng khắp lối, nếm thử món cá suối nóng hổi sẽ để lại trong bạn nhiều ấn tượng đẹp về mảnh đất này.
Chúng dường như không được biết đến với tên riêng mà chỉ gọi chung là cá suối. Những con cá suối ở Mộc Châu thường tròn lẳn, miệng tròn vo, có con nhỏ như ngón tay út, con to cũng chỉ nhỉnh hơn 2 ngón tay.
Đây là loại cá sinh sản tự nhiên tại những con suối. Cá sau khi bắt về được làm sạch rồi nướng sơ qua bằng than củi cho thịt săn và chắc. Hương thơm cũng theo đó mà giữ được lâu hơn.
Video đang HOT
Vì đơn giản và dễ thực hiện, cá suối được người dân ở đây chế biến theo nhiều món khác nhau. Nhưng đặc trưng ngon nhất là món cá nướng, hay còn được gọi là “lam nhọ”: lam là nướng, nhọ là nhừ. Cá sau khi được sơ chế được ướp cùng vài loại rau rừng, sả, ớt,… và dùng thanh tre để kẹp chặt. Bắc trên than hồng chừng 15 phút đến khi cá chuyển sang màu vàng ruộm và dậy mùi thơm là có thể ăn được.
Còn đối với các nhà hàng, ngon và thông dụng nhất là đem cá suối chiên vàng. Khi ấy, cả thịt và xương cá đều giòn tan. Sở dĩ cá suối luôn được lòng thực khách là do thịt cá sau khi sơ chế sẽ không còn bị tanh. Ăn có vị bùi bùi, thịt ngọt và săn. Đặc biệt, cá suối luôn được ăn kèm với các loại rau rừng xanh mơn mởn như: xà lách, bắp cải thái nhỏ, trộn chung với rau mùi và húng quế nên tạo cảm giác không ngán.
Bạn có thể tìm ăn món ăn này tại bất kỳ các quán ăn nào trên đường ở Mộc Châu. Giá trung bình dao động từ 80.000 đồng cho một đĩa.
Theo Vnexpress
Hấp dẫn món cơm bò nướng, bánh canh tép
Bạn đã từng nghe nói đến món ăn dân dã nhưng không kém phần độc đáo và cầu kỳ là cơm bò nướng Tân Châu hay bánh canh tép Thoại Sơn? Nếu chưa thưởng thức, hãy cùng chúng tôi trải nghiệm sự hấp dẫn của những món ăn này!
Cơm bò nướng Tân Châu
Món ăn lôi cuốn thực khách với vị lạ mà quen khiến ai đã ăn 1 lần sẽ nhớ mãi không quên. Để thưởng thức món ăn này "đúng điệu", ấp Hòa Thanh (xã Châu Phong, TX. Tân Châu) là một trong những địa điểm thực khách khó lòng bỏ qua. Trong chuyến công tác về TX. Tân Châu, tôi được người bạn mời dùng thử món ăn được cho là đặc sản của vùng đất này. Cơm bò nướng - món ăn này không lạ vì trước đó, tôi đã được thưởng thức ở nhiều nơi. Nghĩ bụng... ăn cho biết hương vị mỗi nơi như thế nào! Vậy là chúng tôi dừng lại tại quán cơm bò nướng của bà Sáu Lụa. Theo lời người dân địa phương, đây là quán cơm bò nướng ngon nhất nhì ở đây. Vừa dừng xe, hương bò nướng thơm phức theo từng làn khói cuộn tròn nghi ngút bay cứ như muốn mời gọi, níu chân từng thực khách. Chưa thấy dĩa cơm bò được bày trí thế nào hay mùi vị ra sao, nhìn cách người bạn đi cùng tấm tắc khen miếng thịt bò được nướng khéo trên bếp than hồng cũng làm cái bụng đói của tôi "sôi" sùng sục.
Theo bà Sáu Lụa (chủ quán cơm bò nướng tại xã Châu Phong), nguyên liệu chính của món ăn là miếng thịt bò tươi (không tẩm ướp gia vị) được nướng liu riu trên bếp than hồng. Nhìn cách người bán khéo léo cắt miếng thịt vừa chín tới đang chảy mỡ, dù chưa ăn nhưng chúng tôi có thể cảm nhận vị ngọt, tươi ngon của miếng bò nướng thơm lừng. Dĩa bò nướng càng hấp dẫn khi có thêm mớ lòng bò nướng giòn giòn, dai dai thơm nứt mũi. Súp ăn kèm lại càng tuyệt hơn. Đó là tô cháo bò với đầy đủ huyết, đồ lòng và thịt bò còn đang cuộn khói. Thế nhưng, sự "kỳ diệu" của cơm bò nướng nằm ở chén nước chấm độc đáo.
"Nước mắm chua ngọt được cho thêm ít hành, tỏi, gừng (ngâm giấm) thái mỏng và vài trái ớt hiểm xanh. Cơm bò nướng có ngon hay không, phụ thuộc rất nhiều vào nước chấm. Và đó là công thức riêng của mỗi người bán làm nên sự độc đáo trong món cơm bò nướng" - bà Sáu Lụa nhấn mạnh. Nếu thịt bò nướng là "nhạc trưởng" thì nước chấm là "linh hồn" làm nên thương hiệu cho món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn. Mỗi phần cơm bò nướng có giá 50.000 đồng, nhưng đảm bảo "bao no" đến tận trưa. Lưu ý, nếu đến quán trễ, thực khách sẽ tiếc nuối vì không thưởng thức được món ăn độc đáo này. Bởi, món ăn rất "hút" khách.
Bánh canh tép Thoại Sơn
Ngoài cơm bò nướng, bạn sẽ rất bất ngờ với độ ngon của món bánh canh tép Thoại Sơn! Món ăn này là "đặc sản" trên vùng đất ông Thoại. Nếu có dịp về thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn), thực khách dễ dàng bắt gặp món ăn dân dã này. Tuy món bánh canh tép mới nhìn sơ khá dễ chế biến và dường như đã có mặt ở nhiều nơi nhưng để thưởng thức đầy đủ hương vị độc đáo thì chúng ta nên ghé ngay nơi nó được "khai sinh". "Ở thị trấn Núi Sập, hiện chỉ có vài quán bán bánh canh tép "đúng điệu" nhất. Tuy ở đây nhưng muốn ăn, chúng tôi phải đợi đến trưa vì món bánh canh này không bán vào buổi sáng"- chị Thủy Tiên (31 tuổi, ngụ thị trấn Núi Sập) cho hay. Nước lèo của bánh được nấu bằng xương heo - khô mực - tôm khô nên có vị ngọt tự nhiên. Không ăn kèm với thịt như các loại bánh canh khác, bánh canh ở đây dùng tép ram. Vị mặn của tép ram và nước lèo ngọt thanh được hòa quyện khéo léo, thêm tý vị chua của chanh và cay nồng của ớt đã làm nên hương vị đặc trưng của món bánh canh tép Thoại Sơn.
Theo người bán chia sẻ, để tép ram vẫn giữ được độ giòn nhưng không bị cứng, đòi hỏi phải canh lửa vừa phải và lượng dầu vừa đủ. Tất nhiên, nếu hỏi thăm về công thức thì người bán sẽ khéo léo từ chối vì đó là "bí quyết" riêng của mỗi người. Đó là lý do vì sao con tép vẫn còn nguyên vỏ khi ram, nhưng thịt rất thấm và không bị khô, còn vỏ bọc bên ngoài vẫn giòn rụm. Bánh canh tép thường ăn kèm da heo, huyết để tăng thêm hương vị cho món ăn.
"Tôi ở TP. Long Xuyên, mỗi lần có dịp vô đây tôi đều ghé ăn tô bánh canh tép ở thị trấn Núi Sập. Dù đã ăn nhiều nơi nhưng theo tôi cảm nhận, bánh canh tép nơi này bán là ngon nhất. Không chỉ vậy, tôi còn mua về cho người thân cùng thưởng thức. Nếu muốn, người ăn có thể kêu thêm hột vịt lộn cho vào bánh canh tép khi ăn, dù lạ miệng nhưng vẫn không mất đi vị đặc trưng của món ăn này" - chị Ánh Thư (32 tuổi) chia sẻ. Một tô bánh canh tép 13.000 đồng, thực khách không chỉ được no lòng mà còn thấy vui khi phát hiện thêm một món ăn thú vị.
Theo Angiang
Đặc sản phi tiễn của mùa mưa xứ Huế Không biết từ bao giờ, thịt nhái đã là món ăn được ưa chuộng trong thực đơn của nhà hàng, quán nhậu. Nhưng với người dân vùng quê Anh Sơn (Nghệ An), thịt nhái không chỉ là món ăn dân dã mà còn chứa đựng bao kỉ niệm, đồng thời gợi nhắc về kí ức tuổi thơ. Nhái được xem là đặc sản...