Đến lượt Israel đòi đưa quân vào Ukraine để “đe dọa” Nga
Hãng tin Sputnik (Nga) dẫn lời một nguồn tin giấu tên phát biểu trên trang tin NRG (Israel) cho biết Israel có thể sẽ đưa quân đội đến Ukraine để đáp trả lại quyết định gỡ bỏ lệnh cấm vận chuyển hệ thống hỏa tiễn S – 300 đến Iran của Nga.
Theo NRG, chính quyền Irsael vẫn chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Vào hôm thứ Ba (14-4), Thủ tướng Irsael Benjamin Netanyahu nói với tổng thống Nga qua điện thoại rằng kế hoạch gửi hệ thống tên lửa S-300 đến Iran của Nga sẽ phá hoại sự ổn định ở Trung Đông và gia tăng sự hiếu chiến của Tehran.
Trước đó một ngày (13-4), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gỡ bỏ lệnh cấm cung cấp hệ thống S-300 cho Tehran.
Video đang HOT
Các binh linh Israel đang đứng cạnh hệ thống pháo tự hành (Ảnh: Reuters)
Hợp đồng giữa Nga và Iran về việc cung cấp năm hệ thống S-300 PMU-1 trị giá 800 triệu USD đã được ký vào tám năm trước, nhưng đã bị hoãn lại bởi Tổng thống Dmitry Medvedev sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp đặt chế tài đối với Iran vì lo ngại rằng Tehran đang chế tạo uranium để sử dụng trong đầu đạn. Trước khi Nga gỡ bỏ lệnh cấm, Bộ trưởng NgoạigiaoNgaSergei Lavrov cho biết nó đã trở nên lỗi thời. Vị này đưa ra dẫn chứng chính là những bước tiến trong cuộc tọa đàm hạt nhân giữa Iran và sáu thế lực thế giới rằng cuối cùng cũng sẽ thấy phê chuẩn của Liên Hiệp Quốc bị gỡ bỏ.
Song Minh
Theo_PLO
Tổng thống Putin bị Thủ tướng Israel chất vấn
Liên quan đến việc Nga dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu hệ thống S300PMU1 cho Iran, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vừa có cuộc chất vấn Tổng thống Putin qua điện thoại.
Theo Sputnik, cuộc điện đàm giữa ông Benjamin Netanyahu và Tổng thống Nga diễn ra hôm 14/4. Nguồn tin dẫn lời phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết trong cuộc điện đàm do phía Israel chủ động đề xuất này, Thủ tướng Israel đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Nga dỡ bỏ lệnh cấm bán cho Iran hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1.
Đáp lại mối quan ngại của Israel, Tổng thống Nga đã trấn an ông Netanyahu rằng hệ thống S-300PMU1 chỉ là hệ thống phòng thủ và không đe dọa an ninh của Israel hay bất kỳ nước nào khác ở khu vực Trung Đông.
Tổng thống Nga Putin (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng cho biết, lệnh cấm bàn giao S-300PMU1 cho Iran đã không còn hiệu lực do những tiến triển trong cuộc đàm phán hạt nhân với Iran tại Laussane vào 2/4.
"Chúng tôi rằng lệnh cấm vận, vốn được Moscow đưa ra một cách đơn phương và tự nguyện, là không còn cần thiết vào thời điểm hiện tại. Trong khi đó, một hệ thống tên lửa phòng không cho Iran vào lúc này là vô cùng cần thiết do căng thẳng đang leo thang ở một vài nước láng giềng của họ như Yemen", Ngoại trưởng Lavrov cho hay.
Ông Lavrov nói thêm rằng, S-300PMU1 là một hệ thống phòng thủ tên lửa với các tính năng thuần tuý phòng thủ, nó không được thiết kế để tấn công và sẽ không thể đe doạ tới an ninh của bất kì nước nào, bao gồm cả Israel.
Tuy nhiên, những câu trả lời từ phía Nga vẫn chưa khiến cho Israel và Mỹ yên tâm. Israel cũng đã lên án quyết định trên của Nga, đồng thời cho rằng động thái này là một bằng chứng cho thấy Tehran đã tìm thấy được "sự chính danh" sau các cuộc đàm phán hạt nhân.
Bộ trưởng Tình báo Israel Yuval Steinitz nhấn mạnh: "Đây là hệ quả trực tiếp của sự chính danh mà Iran được hưởng từ thỏa thuận hạt nhân sắp hình thành, và là bằng chứng cho thấy tăng trưởng kinh tế của Iran nhờ việc dỡ bỏ cấm vận sẽ được tận dụng để vũ trang cho chính nước này, chứ không phải là đem lại sự thịnh vượng cho người dân Iran".
Trong khi đó, Reuters cho biết Lầu Năm Góc và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ quan ngại với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov liên quan tới quyết định của Moscow dỡ bỏ lệnh cấm chuyển giao hệ thống phòng không tiên tiến S-300PMU1 cho Iran.
Phát biểu tại buổi họp báo, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho rằng quyết định của Nga nhằm khởi động thỏa thuận đổi dầu lấy lương thực cũng gây nên những mối quan ngại về lệnh trừng phạt.
Theo_Báo Đất Việt
Nga hợp tác với Iran: Các nước phương Tây lo ngại Bên cạnh những lợi ích về kinh tế và thương mại, sự hợp tác của Nga và Iran vào thời điểm này cũng khiến các nước phương Tây phải "dè chừng". Nga ngày 13/4 quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán cho Iran hệ thống tên lửa phòng không S-300. Quyết định này không chỉ giúp tăng cường đáng kể khả năng quân...