Đến lượt chuyên gia nước ngoài nói về đề xuất cải tiến “Tiếq Việt”
Đề nghị của PGS. Bùi Hiền “cải thiện” chữ viết tiếng Việt những ngày này được thảo luận rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà cả trong giới chuyên gia Nga.
Đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS Bùi Hiền đang gây nhiều tranh cãi.
Một trăm năm trước, người Nga từng đối mặt với cải cách tương tự nhưng ở quy mô nhỏ hơn. Tháng 5.1917, Chính phủ lâm thời đã loại khỏi bảng chữ cái tiếng Nga chỉ ba chữ cái và thay bằng những chữ đã có với âm tiết tương tự. Cải cách này diễn ra nhanh và không gặp rắc rối.
Đề xuất của ông Bùi Hiền có qui mô lớn hơn nhiều, giảm một số chữ của bảng chữ cái cái hiện nay và đưa vào một số chữ mới, thay đổi hoàn toàn cách phát âm một số chữ trong tiếng Việt, giảng viên cao cấp tiếng Việt tại trường MGIMO, bà Svetlana Glazunova nêu nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
“Tôi không thể coi đó là việc làm nghiêm túc. Bảng chữ cái tiếng Việt ngày nay là sự hình thành đã quen thuộc của các âm tiết trong tiếng Việt, hình ảnh các từ, bảng chữ cái. Đề xuất của ông Bùi Hiền tối thiểu cũng là điều lạ thường. Khi đã có thực tiễn sử dụng lâu dài, để thay đổi cái gì đó cần phải có những lập luận rất xác đáng”, bà Svetlana nói.
Theo bà Svetlana: “Là một giáo viên dạy tiếng Việt, tôi không thấy lý do gì để cải cách. Áp dụng đề xuất của ông Bùi Hiền sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn: với cách phát âm các chữ cái mới, hàng chục triệu người học lại bảng chữ cái, tái bản khối lượng lớn các tài liệu. Tất cả để làm gì? Tôi đã thảo luận về đề nghị của ông Bùi Hiền với các sinh viên của tôi, những người dễ dàng đọc báo chí Việt Nam và phản ứng chung là: đề xuất này giống như một trò đùa xấu. Nó có rất nhiều nhược điểm và không có ưu điểm.”
Nhà văn Châu Hồng Thủy, người nhiều năm sống vào làm việc tại Moscow, trong cuộc phỏng vấn của Sputnik cho biết, trên mạng xã hội rất nhiều người chế nhạo PGS. Bùi Hiền.
“Trên các mạng xã hội Việt Nam đang thảo luận rộng rãi về đề xuất của Bùi Hiền. Nhiều người chế nhạo tác giả. Tôi không miệt thị Bùi Hiền, nhưng tôi hoàn toàn không ủng hộ đề nghị của ông Hiền. Tôi nghĩ nó vô nghĩa và không thể thực hiện. Hoàn toàn là một con số không. Tác giả dường như không hiểu bản chất của các vấn đề nêu ra. Hệ thống chữ viết Việt Nam hiện nay được hình thành trong nhiều thế kỷ, bất chấp một số nghịch lý, từ lâu nó đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. Nó thấm vào máu và da thịt, vào tâm hồn con người Việt Nam. Thử hình dung theo ý kiến của Bùi Hiền, các tác phẩm văn học xuất sắc trước đây, các tài liệu của đảng và nhà nước sẽ được viết như thế nào? Bao nhiêu thời gian, công sức và tiền bạc cần để in lại bằng hệ chữ cái “cải tiến” như ý tưởng của Bùi Hiền, để dạy mọi người hiểu bảng chữ cái này? Và quan trọng nhất lý do cần thiết để thực hiện điều đó là gì?, ông Châu Hồng Thủy nói.
Theo Danviet
Video đang HOT
Nga đua trực thăng siêu tốc với Mỹ-châu Âu
Cuộc chạy đua lĩnh vực trực thăng tốc độ siêu cao đang diễn ra rất quyết liệt giữa Nga với Mỹ và châu Âu.
Mỹ-châu Âu đi tiên phong trong chế tạo trực thăng siêu tốc
Cuộc chạy đua trong không trung giữa Nga với Mỹ và một số quốc gia NATO ở châu Âu không chỉ diễn ra giữa các chiến đấu cơ cánh cố định mà còn trong cả lĩnh vực máy bay trực thăng, mà quyết liệt nhất là các dự án trực thăng bay với tốc độ nhanh nhất.
Trong tháng 4, các tập đoàn chế tạo máy bay Mỹ Boeing và Lockheed Martin Mỹ đã phô trương trước công chúng những dự án hứa hẹn về trực thăng tốc độ cao, trong tương lai sẽ trở thành những trang bị nòng cốt của ngành hàng không quân sự Hoa Kỳ.
Boeing công bố trên trang web chính thức một đoạn video về cuộc thử nghiệm thành công của máy bay cánh quạt do thám S-97 Raider, còn Lockheed Martin không hề giấu diếm về các chi tiết của chương trình FVL-M, trong đó phát triển hai mẫu máy bay lên thẳng tấn công và vận tải.
Trực thăng S-97 Raider của Mỹ
Tuy cả hai dự án của Boeing và Lockheed Martin còn xa mới tới mốc hoàn chỉnh, nhưng ngay từ bây giờ đã có thể đánh giá về diện mạo của máy bay trực thăng Mỹ thế kỷ XXI.
Nền tảng mà trên đó toàn bộ chương trình máy bay trực thăng tốc độ cao của Mỹ được xây dựng, là mẫu thử nghiệm Sikorsky X2, có chuyến bay thử trên không lần đầu tiên vào ngày 27/8/2008.
Hai năm sau, mẫu này đã lập kỷ lục thế giới không chính thức về tốc độ trong phân khúc công nghệ máy bay cánh quạt, với vận tốc tột đỉnh lên tới 460 km/giờ và dự kiến sẽ tăng lên 500km/h. Các nhà thiết kế Mỹ đạt được tính năng ưu việt như vậy nhờ sử dụng hàng loạt thủ thuật công nghệ.
Sau đó, Sikorsky hoàn thành mẫu thử đầu tiên trên cơ sở công nghệ của Sikorsky X2 là S-97 Raider vào tháng 9/2013, với phần thân được phát triển bởi công ty Aurora Flight Sciences bao gồm cả các bộ phận buồng lái, cabin và phần đuôi hình nón.
Raider được đánh giá là trực thăng nhanh hơn hầu hết các loại trực thăng thông thường khác trên thế giới, bởi phần cánh quạt cân bằng ở đuôi của nó đã được thay thế bằng một cánh quạt đẩy, kết hợp với thiết kế cánh quạt nâng đồng trục, giúp trực thăng có thể bay với tốc độ nhanh hơn.
Trực thăng X3 Rotorcraft của châu Âu
Ngoài Mỹ ra, các nhà sản xuất máy bay của châu Âu là Tập đoàn Airbus và Eurocopter cũng đang thử nghiệm mô hình trực thăng siêu nhanh mới Eurocopter X3 có tính năng tốc độ thấp hơn Sikorsky X2 một chút (vận tốc tối đa dự kiến là 470km/h), nhưng lại có hiệu quả chi phí cao.
Theo mô hình mới được Airbus công bố, trực thăng mới được bổ sung hệ thống cánh quạt đẩy ở hai bên cánh, sử dụng 2 động cơ Rolls Royce Turbomeca RTM322. Với tốc độ đạt được, Airbus đang tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt trong phân khúc trực thăng tốc độ cao với Nga và cả Mỹ.
Nga không ngồi yên trước bước đi của Mỹ-NATO
Theo quan điểm của các nhà phân tích, trong trường hợp xảy ra chiến tranh tổng lực giữa các đối thủ có cùng trình độ phát triển kỹ thuật-quân sự, thời gian sống sót của trực thăng trên chiến trường sẽ được tính bằng vài phút, nếu không nói là chỉ trong mấy giây.
Trước bước phát triển như vũ bão của trực thăng siêu tốc Mỹ và châu Âu, các chuyên gia Nga cũng không ngồi yên với hàng loạt dự án máy bay trực thăng tốc độ cao, cả quân sự và dân dụng, bất kể thực tế nguồn kinh phí của một vài chương trình hứa hẹn đã phải thu hẹp lại.
Theo môt sô nguôn tin, Nga khơi đông chương trinh phát triển "Trưc thăng siêu tôc tương lai" (PSV) tư đâu nhưng năm 2010, vơi dư kiên tơi năm 2020 cho ra măt dong trưc thăng đa nhiêm mơi, có vận tốc nhanh nhất thế giới, với cả phiên bản quân sự và dân dụng.
Ở Nga, các dự án trực thăng tốc độ cao chủ yếu là thiết kế đầy kỳ vọng của các hãng chế tạo trực thăng Mil và Kamov, không hề thua kém gì về đặc điểm so với các mẫu của phương Tây. Mặc dù thực tế hầu hết trong số này còn ở dạng mô hình, nhưng cũng đã có những nguyên mẫu bay.
Theo giới thiệu của Phó giám đốc của công ty trực thăng Nga Rotorcraft là ông Shibitov, máy bay trực thăng chiến đấu mới nhất của Nga sẽ là niềm tự hào của không quân Nga với tốc độ bay là hơn 450 km/h và hứa hẹn tăng lên đến 500km/h.
Mô hình thiết kế trực thăng Kamov-92 của Nga
Tốc độ bay của máy bay trực thăng mới được thiết kế để vượt qua những máy bay trực thăng hiện tại khoảng 50%. Hiện nay, tốc độ tối đa của máy bay trực thăng nhanh nhất thế giới thường là 300 km/h.
Thông tin cụ thể về chiếc máy bay hiện vẫn được Nga bảo mật, người ta chỉ biết số thông tin ít ỏi là nguyên mâu đê bay thư trong phòng thi nghiêm đã hoan tât vào tháng 5/2015. Nó đã hoàn thiện cac thư nghiêm măt đât và có thể đã thưc hiên chuyên bay thư đâu tiên hồi cuối năm 2016.
Giơi chuyên gia đanh gia, trưc thăng siêu tôc cua Nga se năng 10,5 - 11,5 tân; co kha năng chơ 21-24 người va đat tôc đô bay tơi gần 500km/h. PSV sẽ có đủ các phiên bản chơ khach, tim kiêm-cưu nan, tuân tra va tai thương. Tâm hoat đông cua nó khi chơ theo 2,5 tân vao khoang 900km.
Hôi thang 1/2014, Giam đôc điêu hanh hang chê tao đông cơ máy bay chiến đấu cánh cố định và trưc thăng Klimov là ông Alexander Vatagin tưng tiết lô, nguyên mâu đông cơ lăp trên PSV đươc chê tao trong năm 2015 va quy trinh thư nghiêm đông cơ mơi đươc thưc hiên trên trực thăng Mi-24.
Với những bước tiến vững chắc và nền tảng công nghệ trực thăng rất tốt, giới phân tích cho rằng, thế hệ trực thăng mới siêu tốc của Nga sẽ hoàn tất trong giai đoạn 2020-2022, xứng đáng là đối thủ lớn nhất của Mỹ và các nước NATO ở châu Âu.
Theo Nhật Nam
Đất Việt
Sợ mất tỷ USD, Nga bất ngờ tung "tuyệt chiêu" khiến Trung Quốc sững sờ, hết cửa sao chép Su-35 Chuyên gia Nga cho rằng, nếu Trung Quốc muốn tiếp cận bộ phận cốt lõi của động cơ trên tiêm kích Su-35 thì chỉ có cách phá hủy toàn bộ động cơ. Sợ mất tỷ USD, Nga bất ngờ tung "tuyệt chiêu" khiến TQ sững sờ, hết cửa sao chép Su-35 Với việc Nga bàn giao cho Trung Quốc chiến đấu cơ Su-35...