Đến lượt bia rượu xin hỗ trợ
Ngành bia rư ợu nước giải khát vừa kiến nghị xin hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19
Hiệp hội bia rượ u nước giải khát Việt Nam vừa có công văn gửi Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc đề nghị các doanh nghiệp (DN) đồ uống được hưởng cơ chế chính sách của nhà nước do chịu tác động của dịch Covid-19.
Theo đó, Hiệp hội này cho rằng, ngành bia r ượu nước giải khát hiện đang sử dụng hơn 220.000 lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp. Hàng năm toàn ngành đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 60.000 tỉ đồng.
Đến lượt ngành bia rư ợu nước giải khát xin được hỗ trợ. Ảnh min họa: TTO
Do tác động kép bởi dịch Covid-19 và ảnh hưởng của một số quy định đối với ngành có hiệu lực từ 1/2/2020, ngành sản xuất đồ uống gặp rất nhiều khó khăn. Doanh thu của ngành giảm hơn 60%, người lao động bị mất công ăn việc làm, giảm thu nhập, ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu ngân sách của nhà nước.
Trong khi đó, để duy trì sản xuất, các DN vẫn phải trả lương cho vài chục ngàn người lao động, thanh toán các khoản tiền nợ cho nhà cung cấp nguyên vật liệu sản xuất…
Từ những khó khăn trên, Hiệp hội bia rượ u nước giải khát Việt Nam kiến nghị Chính phủ xem xét có những chính sách miễn giảm thuế chung cho các ngành kinh tế, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó có ngành sản xuất đồ uống và các DN sản xuất kinh doanh đồ uống và không nên phân biệt các ngành kinh tế.
Ngoài ra, Hiệp hội này cũng đề cập tới những quy định mới về đồ uống có cồn trong Nghị định 100 của Chính phủ mới ban hành đã làm giảm doanh thu đáng kể của ngành bia rượ u Việt Nam. Theo đó, có kiến nghị đánh giá, xem xét nới lỏng quy định này.
Tuy nhiên, trong giải thích trước đó, đại diện Bộ Y tế cho rằng cần đứng trên góc độ lợi ích của cộng đồng để cân nhắc quyết định. Theo đó, Bộ Y tế giữ quan điểm việc quy định thời gian bán rư ợu bia là cần thiết để hạn chế tác hại do lạm dụng rư ợu, bia gây ra.
Ngoài đề xuất cần quy định thời gian bán r ợu, bia, Bộ Y tế tiếp tục đề nghị giữ nguyên việc quy định quản lý đối với quảng cáo, khuyến mại với cả rư ợu và bia.
Video đang HOT
Không hỗ trợ tràn lan
Từng bàn về vấn đề hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh, PGS.TS Hoàng Văn Cường luôn nhấn mạnh phải lựa chọn đối tượng hỗ trợ cho đúng, cho trúng, không hỗ trợ tràn lan.
Muốn làm được như vậy, theo ông Cường cần xây dựng cho được bộ tiêu chí rõ ràng, minh bạch để tránh tiêu cực xảy ra.
Theo đó, các tiêu chí lựa chọn phải rất cụ thể, có thể đo lường, định lượng được chứ không chỉ là những tiêu chí chung chung. Những tiêu chí đó cũng phải được công bố công khai, minh bạch, ai cũng có thể tiếp cận được để mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp khi nhìn vào bảng tiêu chí là biết ngay có thuộc nhóm đối tượng được hưởng hỗ trợ hay không.
Về những đối tượng thuộc diện được hỗ trợ xét theo các tiêu chí đã ban hành phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin, chứng minh doanh nghiệp đủ tiêu chí được hỗ trợ. Tất cả những thông tin doanh nghiệp cung cấp sẽ là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng quyết định hỗ trợ và xác định trách nhiệm của người quyết định hậu quả xảy ra, chứ không còn là cơ chế ban phát, xin – cho. Ông Cường cho rằng, với cách làm này sẽ giúp đơn giản hóa thủ tục, chính sách hỗ trợ đúng đối tượng, không có chuyện hỗ trợ nhầm hay vòi vĩnh, xin – cho.
Còn ĐBQH Lê Công Nhường thì cho rằng, các giải pháp hỗ trợ nên hướng tới việc hỗ trợ trực tiếp cho người lao động thuộc những lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp dẫn tới thất nghiệp, không có thu nhập. Đây là ưu tiên số 1.
Tiếp sau là hỗ trợ cho các lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, hàng không… để duy trì trả lương, duy trì bộ máy.
Tiếp theo là hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, nhất là trong bối cảnh khan hiếm nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, việc hỗ trợ các chính sách lãi suất cho doanh nghiệp duy trì sản xuất là rất cần thiết.
Một gói hỗ trợ nữa được vị đại biểu đề cập là gói hỗ trợ toàn dân. Đây là gói hỗ trợ nhằm bình ổn giá cả các mặt hàng hóa như giá điện, giá lương thực thực phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân.
Ông nhấn mạnh, không nên bổ đều ngân sách, hỗ trợ kiểu cào bằng, chia nhỏ miếng bánh vì làm như vậy, hỗ trợ chỉ làm lợi cho những nhóm lợi ích, doanh nghiệp sân sau, tiền ngân sách lại đi cứu những người giàu chứ không đạt được mục đích hỗ trợ cho toàn nền kinh tế chung.
Thái An
Bia Sài Gòn Miền Trung giảm một nửa lợi nhuận
Theo lãnh đạo Bia Sài Gòn Miền Trung, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và Nghị định 100, sản lượng tiêu thụ bia quý I đã giảm 11,7 triệu lít khiến lợi nhuận sau thuế giảm 54%.
Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Trung (SMB) mới đây đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 với các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, 3 tháng đầu tiên của năm 2020, nhà sản xuất bia thương hiệu Sabeco tại khu vực miền Trung này ghi nhận 237 tỷ đồng doanh thu thuần, tương đương 2,6 tỷ tiền bán hàng mỗi ngày. Số này đã giảm 33% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 3,9 tỷ đồng/ngày.
Cũng chính từ việc doanh thu giảm sút mà hàng loạt chỉ tiêu kinh doanh kéo theo của nhà máy bia này giảm theo. Trong đó, lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng trong kỳ của nhà máy đạt 41 tỷ đồng, tương ứng giảm 47%. Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu thuần của nhà máy cũng giảm tương ứng từ 21,9% kỳ trước xuống 17,4% kỳ này.
Dù đã cắt giảm hàng loạt chi phí trong kỳ, từ chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp, nhà sản xuất bia này vẫn không tránh khỏi đà sụt giảm hơn một nửa lợi nhuận.
Nhà máy bia Sài Gòn tại Đắk Lắk với sản lương 100 triệu lít/năm. Ảnh: SMB.
Kết quả, sau 3 tháng đầu tiên của năm nay, Bia Sài Gòn Miền Trung ghi nhận lần lượt 24 tỷ và 19 tỷ đồng lợi nhuận trước và sau thuế, giảm 54% so với số thu cùng kỳ.
Theo lý giải từ ban lãnh đạo doanh nghiệp, nguyên nhân chính khiến lợi nhuận nhà máy giảm hơn một nửa kỳ vừa qua là do ảnh hưởng của dịch bệnh viên đường hô hấp cấp Covid-19 và Nghị định 100/2019.
Trong đó, những tác động này đã khiến sản lượng tiêu thụ bia của các nhà máy giảm 11,7 triệu lít so với cùng kỳ từ đó ảnh hưởng trực tiếp vào doanh thu và lợi nhuận.
Với kế hoạch 1.472 tỷ đồng doanh thu và 156 tỷ lợi nhuận trước thuế, Bia Sài Gòn Miền Trung mới hoàn thành 16% chỉ tiêu doanh thu và 15% chỉ tiêu lợi nhuận sau quý I. Các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty này đã giảm tới 40% so với năm liền trước.
Năm 2020 SMB dự tính đặt mục tiêu đạt 1.472 tỷ đồng tổng doanh thu, giảm 5% so với năm 2019, còn lợi nhuận trước thuế cũng dự kiến giảm tới 40% xuống mức 156 tỷ đồng.
Bia Sài Gòn Miền Trung là chủ sở hữu 3 nhà máy sản xuất bia mang thương hiệu Sabeco tại khu vực này, bao gồm Nhà máy bia Sài Gòn Quy Nhơn (56 triệu lít/năm), Nhà máy bia Sài Gòn Phú Yên (28 triệu lít/năm) và Nhà máy bia Sài Gòn Đắk Lắk (100 triệu lít/năm).
Dù có cả hoạt động sản xuất nước uống đóng chai và gia công Pepsi cho thị trường miền Trung, doanh thu hàng năm của Bia Sài Gòn Miền Trung chủ yếu vẫn đến từ hoạt động sản xuất và bán bia các loại với trên 98% doanh thu.
Sabeco hiện cũng là cổ đông lớn nhất nắm giữ 32,22% vốn tại các nhà máy bia nói trên. Ngoài ra, công ty cũng ghi nhận một số cổ đông lớn khác bao gồm Công ty CP Thương mại Địa ốc Việt với 12,55% vốn; Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Phú Yên cũng nắm 5,37%...
Với mức doanh thu trên 1.500 tỷ và hàng trăm tỷ lợi nhuận mỗi năm, Bia Sài Gòn Miền Trung cũng thuộc nhóm nhà máy hoạt động hiệu quả nhất của Sabeco. Thông qua hơn 32% vốn năm giữ, mỗi năm nhà sản xuất bia lớn nhất thị trường trong nước cũng nhận về hàng chục tỷ đồng lợi nhuận được chia từ đây.
Quang Thắng
Những ngày buồn của ông chủ Bia Sài Gòn Theo SSI Research, sản lượng tiêu thụ của Sabeco năm nay có thể sụt giảm 12-20%. Trong khi đó, cổ phiếu Sabeco vừa rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử từ khi niêm yết. Ngày 23/3 chứng kiến một trong những phiên giảm mạnh nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam khi VN-Index giảm hơn 6%. Cổ phiếu của 9/10 doanh...