Đến lúc TP.HCM tính chuyện sống chung với nước

Theo dõi VGT trên

Trung bình mỗi năm TP.HCM sụt lún 2 cm. Lũy kế từ 1990 đến nay, TP đã bị sụt lún khoảng 1 m. TP.HCM đang chìm dần không còn là nguy cơ và những công trình chống ngập theo quy hoạch e rằng chưa hoàn thành đã sớm “hết phép”.

Sụt lún ngày càng nghiêm trọng

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa có báo cáo kết quả khảo sát liên quan đến tình trạng sụt lún và các giải pháp ứng phó với sụt lún tại TP.HCM. Theo đó, Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Nam (DWRPIS) thuộc Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia đã tiến hành khảo sát, quan trắc liên tục bằng thủy chuẩn tại 19 điểm tham chiếu quốc gia có vị trí rải rác khắp TP.HCM. Trong đó, 10 quận có mức độ sụt lún đáng kể, gồm các quận: 2 (nay là TP.Thủ Đức), 7, 8, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Bình Tân, và TP.Thủ Đức. Riêng Q.Tân Bình và Q.12 được ghi nhận có mức sụt lún nền lớn nhất.

Đến lúc TP.HCM tính chuyện sống chung với nước - Hình 1

Trung bình mỗi năm TP.HCM sụt lún 2 cm. Lũy kế từ 1990 đến nay, TP đã bị sụt lún khoảng 1 m. TP.HCM cần có nghiên cứu bài bản và tính đến chuyện quy hoạch sống chung với nước. Ảnh ĐỘC LẬP

Kết quả chung chỉ ra rằng tình trạng sụt lún nền đất ở TP.HCM diễn ra liên tục từ năm 1990 đến nay, với độ lún tích lũy ước tính khoảng 100 cm. Tốc độ lún hiện nay khoảng 2 – 5 cm/năm. Kết quả nghiên cứu của DWRPIS trong hơn 20 năm từ 1999 – 2020 cho thấy giá trị sụt lún bình quân năm cao nhất ở mức khoảng 6 cm/năm. Tại điểm có độ lún lớn nhất, tốc độ lún có thể tương tự như ở Jakarta (khu Pluit, Indonesia). Thế nhưng hiện nay, những khu vực tập trung như các công trình thương mại, tốc độ lún đã lên tới khoảng 7 – 8 cm/năm. Tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng 2 lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Do đó, JICA đán.h giá sụt lún được coi là vấn đề ngày càng nghiêm trọng, cần phải xem xét các giải pháp ứng phó ngay để kiểm soát tình trạng sụt lún nền tại TP.HCM.

Theo JICA, trong tương lai, TP cần đán.h giá rủi ro sụt lún nền và nghiên cứu các giải pháp chống ngập, thoát nước có tính đến sụt lún nền. Tất cả phải được phản ánh trong quy hoạch phòng chống thiên tai.

Nếu so với kết quả đo đạc của Bộ TN-MT tại 347 mốc đo từ năm 2005 – 2017 ở TP.HCM, tốc độ lún của TP đã tăng từ 1,99 cm/năm lên 2 cm/năm. Còn nếu chiếu theo nghiên cứu của Tập đoàn CLS (Pháp) thực hiện từ năm 2015 – 2017, việc lún bề mặt đất trên địa bàn TP đã tăng gần gấp đôi tại một số khu vực (CLS tính toán tốc độ lún trung bình của TP.HCM là 1,11 cm/năm).

Đây không phải lần đầu tiên người dân TP lo lắng vì những số liệu liên quan đến sụt lún. Năm 2020, báo cáo của Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey (Mỹ) cho biết đô thị lớn nhất của VN sẽ phải đối mặt với nguy cơ thảm họa lũ lụt tăng gấp 5 – 10 lần vào năm 2050. Thậm chí, công ty này còn gợi ý TP thích ứng, tránh những rủi ro chìm dưới mực nước biển bằng cách lên kế hoạch di dời nhà cửa và tài sản cơ sở hạ tầng khỏi các khu vực dễ bị lũ lụt. Trước đó, nghiên cứu do Tổ chức khoa học Climate Central thực hiện và công bố trên tạp chí Nature cũng cảnh báo phần lớn diện tích TP.HCM có thể sẽ chìm trong nước vào năm 2050 do tác động của triều cường và nước biển dâng.

Video đang HOT

Đến lúc TP.HCM tính chuyện sống chung với nước - Hình 2

Sụt lún khiến tình trạng ngập úng ngày càng trầm trọng tại TP.HCM. Ảnh NHẬT THỊNH

Nước hút lên, đất nền lún xuống

Báo cáo của JICA chỉ ra rằng có 4 nguyên nhân gây sụt lún nền ở TP.HCM, bao gồm: Độ cố kết tự nhiên do nền đất yếu; tác động của tải trọng công trình xây dựng; khai thác nước ngầm quá mức; và không đủ lượng phù sa từ thượng nguồn. Trong số các nguyên nhân này, “việc giảm mực nước ngầm do khai thác nước ngầm” và “cố kết tự nhiên bao gồm tác động của tải trọng công trình xây dựng” được coi là nguyên nhân chính gây sụt lún nền đất.

TP.HCM hiện có 342.657 giếng nước ngầm (bao gồm cả giếng chưa đăng ký). Tính theo số lượng, các giếng nước ngầm hầu hết nằm ở các khu vực đô thị có tình trạng sụt lún nghiêm trọng, là các quận 6, 8, 11, 12, Gò Vấp, Tân Bình và Bình Tân. Mặc dù từ cuối năm 2018, Sở TN-MT TP đã xây dựng lộ trình đến cuối năm 2019 khai thác nước ngầm còn 310.000 m 3… và đến năm 2025 chỉ còn 100.000 m 3/ngày đêm; nhưng hiện tại lượng nước ngầm khai thác bình quân hằng ngày để sử dụng cho công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, và các mục đích sử dụng khác là khoảng 600.000 m 3/ngày bao gồm cả lượng nước khai thác từ các giếng chưa đăng ký. Khoảng 77% lượng nước này được khai thác để sử dụng cho sinh hoạt, bao gồm các cơ sở thương mại. Mục đích của khai thác nước ngầm phần lớn là phục vụ sinh hoạt, nơi giếng khoan trong nhà dân có độ sâu dưới 50 m. Mặc dù nguồn cấp nước sạch cho người dân đạt gần 100%, người dân vẫn sử dụng nước ngầm.

TP.HCM cần có nghiên cứu bài bản, cho ra những con số chính thức và tính đến chuyện quy hoạch sống chung với nước. Trong đó, chỉ rõ những vùng chấp nhận chịu ngập để người dân có kế hoạch thích nghi, thích ứng.

TS Dương Văn Ni, Trường ĐH Cần Thơ

Việc khai thác nước ngầm quá mức được nhận định là một trong những nguyên nhân trực tiếp góp phần gây hiện tượng sụt lún, “biến dạng” mặt đất, khiến tình trạng ngập úng ngày càng trầm trọng và khó khắc phục hơn. Tình trạng này đã được các nhà khoa học chỉ ra từ cách đây hơn 10 năm, thời điểm mà lượng nước ngầm khai thác ở TP.HCM lên đến khoảng 1 triệu m 3 mỗi ngày. Trong nghiên cứu của mình, TS Tạ Thị Thoảng, Trường ĐH Tài nguyên – Môi trường Hà Nội, chỉ ra rằng nếu duy trì khai thác nước ngầm như giai đoạn 1999 – 2009 thì lún do khai thác nước ngầm cộng dồn lớn nhất cho các năm 2020, 2040 và 2100 ở khu vực trung tâm TP.HCM sẽ lần lượt là con số “khủng khiếp”: 63,8 cm, 85,2 cm và 97,6 cm.

JICA đán.h giá nước ngầm chủ yếu được sử dụng cho mục đích công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên, hầu hết các giếng đều không được đăng ký. Điều này là do việc cung cấp nước phải trả phí, trong khi giếng chưa đăng ký lại miễn phí. Do đó, cần tiến hành khảo sát để xác nhận lượng nước khai thác thực tế cho mục đích sinh hoạt và cần xem xét việc cung cấp nước từ các nguồn thay thế để ngăn chặn khai thác nước ngầm.

Đến lúc TP.HCM tính chuyện sống chung với nước - Hình 3

Cống Mương Chuối (H.Nhà Bè), thuộc dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng tại TP.HCM. Ảnh DẠ THẢO

Không thể chỉ trông chờ vào kế sách chống ngập

Chưa biết 30 – 50 năm nữa miền nam VN có “chìm” thật hay không, nhưng thực tế tình trạng ngập lụt tại TP.HCM đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Chỉ trong giai đoạn 5 năm vừa qua, TP.HCM đã phải chi hơn 1 tỉ USD cho các dự án, công trình chống ngập nhưng tình trạng cứ mưa là ngập vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Đến nay, nước không chỉ cuốn trôi hàng tỉ USD mà còn ngày càng xâm lấn mạnh, lan tới cả những vùng ít có khả năng ngập như khu vực trung tâm TP.

UBND TP.HCM đã có văn bản khẩn gửi các sở, ngành liên quan, giao Sở TN-MT chủ trì, cùng với Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch – Kiến trúc phối hợp với các chuyên gia của JICA xây dựng văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng chống sụt lún nền tại TP.HCM. TP yêu cầu hoàn thành văn kiện này trong quý 4/2022.

Đề án chống ngập và xử lý nước thải TP.HCM giai đoạn 2020 – 2025 và Kế hoạch chống ngập, xử lý nước thải giai đoạn 2020 – 2030 của TP.HCM ban hành năm 2021 đã phải chấp nhận khả năng kiểm soát ngập 100% là điều không thể thực hiện được. Vì thế, mục tiêu chỉ còn cố gắng giữ vững kết quả đạt được, không để tái ngập tại các vị trí đã được giải quyết trong phạm vi 550 km 2 thuộc giai đoạn 2016 – 2020; tập trung giải quyết ngập bền vững cho vùng trung tâm rộng 106,41 km 2 và cơ bản giải quyết thoát nước cho các vùng còn lại của TP. Đáng chú ý, mặc dù đề ra nhiệm vụ cần phải tiếp tục nghiên cứu triển khai một chiến lược quản lý ngập lụt một cách bền vững, thân thiện môi trường và ít tốn kém nhất, song các giải pháp công trình vẫn là định hướng trọng tâm. Cụ thể, TP sẽ dồn lực xây dựng 7 hồ điều tiết, thực hiện 70 dự án cải thiện hệ thống thoát nước, triển khai dứt điểm các dự án nạo vét kênh rạch và đầu tư các nhà máy xử lý nước thải…

Đến lúc TP.HCM tính chuyện sống chung với nước - Hình 4

TS Dương Văn Ni, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên – Trường ĐH Cần Thơ, cho rằng tất cả biện pháp công trình đều không còn hiệu quả và vô cùng tốn kém. Đồng tình với những khuyến cáo của JICA, ông Ni nhấn mạnh những dự báo về tình trạng sụt lún, nước biển dâng sẽ nhấn chìm TP.HCM là lời cảnh báo mà các nhà lãnh đạo cần đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng các phương án quy hoạch. Trong đó, phải lưu ý rằng con người không thể giữ mãi niềm tin dựa vào các thành tựu kỹ thuật để chế ngự được thiên nhiên. Ngay cả với cường quốc như Mỹ, sau khi siêu bão Katrina phá hủy hàng loạt hệ thống đê đậ.p ngăn lũ tại New Orleans và khu vực ngoại ô thành phố vào năm 2005, khiến hơn 1.800 người thiệ.t mạn.g, họ đã phải chấp nhận “chịu thua ông trời”. Chính phủ Mỹ sau đó đã phải chính thức tuyên bố đây là “khu vực ngập”, không cấm nhưng sẽ không bán bảo hiểm ngập cho bất cứ người dân nào mua nhà và sinh sống tại đây. “Nói vậy để thấy đã đến lúc TP.HCM cần có nghiên cứu bài bản, cho ra những con số chính thức và tính đến chuyện quy hoạch sống chung với nước. Trong đó, chỉ rõ những vùng chấp nhận chịu ngập để người dân có kế hoạch thích nghi, thích ứng. Những khu vực trọng yếu có thể giữ sẽ được tập trung kinh phí, bao đê quyết liệt, bảo đảm 100% không ngập. Cần thiết xây dựng kịch bản cho những thảm họa đã được cảnh báo”, TS Dương Văn Ni đề xuất.

Kiến nghị làm bãi đệm gần 1.500m2 cho xe buýt để giải tỏa khách sân bay Tân Sơn Nhất

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM vừa đề nghị làm bãi xe buýt gần 1.500m2 trong công viên Gia Định, quận Gò Vấp.

Bãi xe này phục vụ xe buýt trung chuyển hành khách nhằm giảm bớt áp lực cho sân bay Tân Sơn Nhất.

Kiến nghị làm bãi đệm gần 1.500m2 cho xe buýt để giải tỏa khách sân bay Tân Sơn Nhất - Hình 1

Xe buýt đón khách ở sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM, hạ tầng khu vực sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải, taxi và xe công nghệ không đủ đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách nên thường xuyên dẫn đến ùn tắc.

Do đó, trung tâm đề xuất Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng) sử dụng 1.476m 2 đất thuộc công viên Gia Định, giáp giữa quận Gò Vấp và Phú Nhuận để làm điểm đầu cuối cho các tuyến buýt.

Đồng thời, phía sân bay cũng có thể phối hợp Trung tâm Quản lý giao thông công cộng làm thủ tục check-in tại bãi xe này, giảm ùn ứ trong các nhà ga.

Trước đó, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất UBND TP.HCM xây dựng bãi đậu xe, bãi đệm cho các phương tiện ra/vào phục vụ sân bay Tân Sơn Nhất với diện tích hơn 3.500m 2 tại khu đất tiếp giáp đường vào ga quốc tế (góc đường Bạch Đằng - Trường Sơn - Hồng Hà).

Bộ Giao thông vận tải mới đây cũng có văn bản đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Giao thông vận tải phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu tổ chức khu vực đậu xe cạnh sân bay, nghiên cứu xây dựng phương án tổ chức xe vận chuyển hành khách từ sân bay đến khu vực đậu xe cạnh sân bay để giải tỏa khách tại sân bay Tân Sơn Nhất.

UBND TP đã có văn bản giao Sở Giao thông vận tải làm việc với các đơn vị liên quan để thống nhất phương án tổ chức giao thông ở sân bay Tân Sơn Nhất. Trong trường hợp tình hình vẫn không cải thiện, TP sẽ đề xuất phương án quản lý sân bay phù hợp với cơ chế đặc thù về quản lý đô thị đặc biệt.

Thời gian qua, Tuổ.i Trẻ đã có nhiều bài viết phản ánh thực trạng "bát nháo" giao thông ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Nhiều chuyên gia giao thông cũng đề xuất ưu tiên xe buýt ra vào phục vụ hành khách tại đây.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024
Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
10:47:24 02/10/2024
Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp
18:17:38 30/09/2024
"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao
10:01:40 01/10/2024
Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10
10:41:32 01/10/2024

Tin đang nóng

Vụ cháy xe đi dã ngoại tại Thái Lan: Nữ giáo viên trẻ vẫn ôm chặt học sinh trong giây phút sinh tử, dòng chia sẻ cuối cùng càng gây xó.t x.a
07:49:23 02/10/2024
Nam diễn viên ở Việt Nam là ông hoàng quảng cáo, sang Mỹ lâm vào kiện tụng, kinh doanh thất bại
06:05:06 02/10/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan đồng ý bán một số dự án cổ phần để khắc phục
10:11:32 02/10/2024
Hôn nhân lần 2 của Vân Hugo: Nếu vậy thì ngay từ đầu, anh ấy không nên chọn lấy một người vợ như tôi
08:08:26 02/10/2024
Hậu l.y hô.n chồng Tây, Á hậu Việt: "Có tất cả mà không có ai chia sẻ với mình thì quá đáng tiếc"
06:01:17 02/10/2024
Con trai tiết lộ cuộc sống sau 8 năm nghệ sĩ Chinh Nhân qua đời
07:52:43 02/10/2024
Negav chính thức lên tiếng: Thừa nhận lỗi lầm quá khứ, tiết lộ tình trạng hiện tại
09:19:46 02/10/2024
Bị đàn em đòi đưa hết tiề.n, Mỹ Linh nói: "Tiề.n mà không biết sử dụng là sao? Tôi có dại ngu gì đâu"
06:26:14 02/10/2024

Tin mới nhất

Phát hiện cấu trúc bí ẩn trong lõi Trái Đất

12:44:55 02/10/2024
Trên thực tế, sự hiện diện của lớp trong cùng này đã được nghi ngờ trước đây. Các nhà khoa học đặt giả thuyết rằng, những tinh thể sắt đã tạo nên lõi bên trong có sự sắp xếp cấu trúc khác nhau.

Liên tiếp 6 vụ tàu lửa trật bánh, Ban An toàn giao thông Thừa Thiên - Huế đề xuất nóng

10:43:45 02/10/2024
Ban An toàn giao thông tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng 6 vụ tàu trật bánh liên tiếp xảy ra ở một cung đường dù chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng không thể xem nhẹ, cần phải có biện pháp để đảm bảo an toàn.

Cầu phao Phong Châu tạm dừng hoạt động do nước sông Hồng dâng cao

09:59:10 02/10/2024
Khoảng 18h ngày 1/10, Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đã cho tạm dừng hoạt động cầu phao Phong Châu, không cho các phương tiện di chuyển qua cầu phao để bảo đảm an toàn cho cầu và người dân.

Vụ học sinh nghi ngộ độc ở Thanh Oai: 'Em sợ lắm rồi!'

09:38:09 02/10/2024
Theo ông Bạch Ngọc Hoàng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Oai, ngày 30/9, đơn vị tiếp nhận 13 bệnh nhân từ Trung tâm y tế huyện Thanh Oai chuyển đến.

Xây xong cầu Phong Châu mới trong năm 2025 theo quy trình khẩn cấp

09:37:59 02/10/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý việc đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp và yêu cầu đảm bảo hoàn thành chậm nhất trong năm 2025.

CSGT chặn bắt xe tải vận chuyển hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

05:57:27 02/10/2024
Ngày 1/10, thông tin từ Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng, Tổ tuần tra kiểm soát (TTKS) của Phòng CSGT vừa phát hiện, bắt quả tang xe ô tải vận chuyển số lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Phối hợp điều tra nguyên nhân hổ chế.t tại Khu du lịch Vườn Xoài

21:22:34 01/10/2024
Tại tỉnh Long An xác định có 3 nhân viên vườn thú Mỹ Quỳnh tiếp xúc trực tiếp hổ. Tại tỉnh Đồng Nai, thông tin nhanh sơ bộ có khoảng 30 người tiếp xúc với hổ.

Chưa rõ nguồn gốc chai nước phát miễn phí khiến nhiều học sinh Hà Nội phải nhập viện

21:08:40 01/10/2024
Cụ thể, theo Ban giám hiệu Trường THCS Bình Minh, khoảng 13h45 ngày 30/9, nhà trường phát hiện một số học sinh được cho miễn phí một số sản phẩm nước uống đóng chai ngoài cổng trường.

Vụ nhiều học sinh nhập viện nghi ngộ độc ở Hà Nội: Sức khỏe các em ra sao?

14:11:26 01/10/2024
Trong đó, có 9 trường hợp nhẹ đã được chuyển xuống Khoa Truyền nhiễm, 3 trường hợp nặng hơn được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.

Công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Hà Hiệu

09:54:30 01/10/2024
Sau nhiều tháng chữa trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đến nay 05 thôn vùng xảy ra dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, đàn bò 12 con mắc bệnh của các hộ đã khỏe trở lại.

Lũ ống đổ về trong đêm, sơ tán khẩn cấp học sinh và giáo viên

09:44:36 01/10/2024
Đêm 30/9, mưa lớn kéo dài nhiều giờ, lũ ống bất ngờ từ trên núi đổ xuống khiến Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) ngập gần hết các phòng học

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Có thể bạn quan tâm

Ronaldo có hành động khác lạ sau khi ghi bàn, câu chuyện đằng sau khiến tất cả xúc động

Sao thể thao

12:47:22 02/10/2024
Ronaldo cùng các đồng đội tại Al Nassr bước vào trận đấu với đối thủ Al Rayyan trong khuôn khổ vòng bảng của Cúp C1 châu Á. Màn so tài này, CR7 ghi dấu ấn với bàn thắng đẹp mắt ở phút 76,

4 khu vườn ban công xuất sắc với diện tích nhỏ nhất chỉ 2,4m2 sẽ khiến bạn "mê mẩn"

Sáng tạo

12:46:42 02/10/2024
Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn 4 khu vườn ban công khép kín, hy vọng nó có thể truyền cảm hứng cho các bạn.

Vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh: Kỷ luật 3 học sinh, phụ huynh nhận lỗi

Netizen

12:43:28 02/10/2024
Liên quan đến vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh, trường THCS Nguyễn Du (thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) đã ban hành quyết định kỷ luật.

"Bé Xuân Nghi" tuổ.i 30: Mặc gợi cảm, diện mạo thay đổi sau nhiều năm

Phong cách sao

12:39:30 02/10/2024
Trái ngược với hình ảnh sao nhí dễ thương trước đây, Xuân Nghi có sự trưởng thành về diện mạo lẫn phong cách thời trang khi bước sang tuổ.i 30.

Mắc sai lầm chí mạng, siêu bom tấn nhận bão rating ngay sau khi lên Steam, game thủ tranh cãi kịch liệt

Mọt game

12:32:45 02/10/2024
Thông tin God of War: Ragnarok xuất hiện trên PC đã khiến không ít game thủ cảm thấy mừng rỡ. Cũng đơn giản thôi vì trong năm 2022, thời điểm mà God of War

Phối giày và túi xách thế nào để trông sang chảnh, sành điệu?

Thời trang

12:31:19 02/10/2024
Sự ăn ý về màu sắc, kiểu dáng của giày và túi xách mang lại điểm nhấn nổi bật cho phong cách thường ngày, giúp diện mạo phụ nữ trở nên hoàn thiện và thu hút ánh nhìn.

Xóa đường dây buôn bán m.a tú.y, thu giữ 1 khẩu sún.g và 4 viên đạn

Pháp luật

12:21:56 02/10/2024
Trước đó, 2 đơn vị phối hợp phát hiện nhóm đối tượng có biểu hiện mua bán trái phép chất ma tuý do Nguyễn Văn Kỳ (SN 1983, quê Hà Tĩnh) cầm đầu nên đã tiến hành theo dõi.

Tử vi 12 con giáp tháng 10/2024: Dần lạc quan thuận lợi, Thân sung túc thịnh vượng

Trắc nghiệm

11:19:55 02/10/2024
Tham khảo chi tiết tử vi 12 con giáp tháng 10/2024 các tuổ.i: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về vận trình sự nghiệp, tình yêu, tài lộc, sức khỏe.

Cách những bữa tiệc trắng của Sean "Diddy" Combs trở thành huyền thoại ở Hollywood

Sao âu mỹ

11:09:30 02/10/2024
Những bữa tiệc trắng của Sean Diddy Combs được tổ chức từ năm 1998 đến 2009. Diddy được biết đến là trụ cột của làng nhạc Mỹ trong suốt những năm 2000.

Vụ sập sân khấu Hoa hậu tại TP.HCM: Đơn vị thi công lên tiếng xin lỗi, hé lộ nguyên nhân ta.i nạ.n

Sao việt

11:06:00 02/10/2024
Ngày 1/10, ban tổ chức Miss Cosmo thông báo vòng bán kết cuộc thi được thay bằng sự kiện Jury Session (vòng thẩm định/đánh giá của ban giám khảo), sẽ diễn ra vào ngày 3/10

'Độc đạo' tập 15: Ông trùm Hưng 'khẹc' lộ diện

Phim việt

10:40:55 02/10/2024
Trong Độc đạo tập 15 lên sóng tối nay, 2/10, Quân già (Vĩnh Xương) nghĩ lại việc mình bị á.m sá.t trượt và đoán ngay đó là người của Hưng khẹc (NSƯT Chí Trung).