‘Đến lúc nhà đầu tư F0 nhận ra chứng khoán không dễ như tưởng tượng’
Chuyên gia Phan Dũng Khánh cho rằng nhà đầu tư F0 cần cơ cấu lại danh mục ngay và trau dồi thêm kiến thức khi thị trường chứng khoán đang chuyển sang xu hướng xấu hơn.
Chứng khoán trong nước giảm mạnh hai phiên liên tiếp trong ngày 26-27/1 và mất mốc 1.100 điểm. Với việc VN-Index rớt xuống 1.097 điểm, thị trường chứng khoán đang ở mức thấp nhất trong một tháng qua và toàn bộ thành quả của những phiên tăng điểm từ đầu năm 2021 bị xóa sạch.
Theo ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư của Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng Việt Nam (MBKE), khi thị trường ngày càng tăng, giá nhiều cổ phiếu cao hơn nhiều so với trước đây, dòng tiền đổ vào chứng khoán càng phải lớn hơn để kéo giá tiếp tục tăng.
Trong khi đó, cần lưu ý nhà đầu tư nước ngoài năm 2020 đã bán ròng mạnh nhất trong lịch sử và xu hướng bán nhiều hơn mua của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp diễn.
Do đó, để cân bằng lượng rút ròng của khối ngoại, thị trường cần đến dòng tiền mua vào của nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là hàng trăm nghìn nhà đầu tư cá nhân mới (F0) tham gia chứng khoán trong năm 2020.
“Tuy nhiên, lượng tiền của nhà đầu tư F0 cũng có giới hạn. Nhà đầu tư F0 có thể vay ký quỹ (margin) nhưng lượng margin được cung cấp vẫn phải trong quy định. Lượng tiền mặt và cả margin của nhà đầu tư F0 là không đủ và cần thêm dòng tiền khác để tiếp tục kéo thị trường tăng”, ông Khánh chia sẻ quan điểm với Zing.
Do đó, chuyên gia tài chính này cho rằng việc thị trường điều chỉnh mạnh 2 phiên gần đây là kết quả của cả một quá trình dài khi mặt bằng giá đã tăng quá cao.
“Nhà đầu tư F0 hiện nay đang rất chủ quan. Có những người đầu tư một tháng có thể lời 100% và cho rằng kiếm tiền từ chứng khoán quá dễ. Đến lúc nhà đầu tư F0 nhận ra thị trường chứng khoán không dễ dàng như họ tưởng tượng”, ông Khánh nói.
VN-Index lao dốc 2 phiên gần đây, mất mốc 1.100 điểm. Ảnh: Tradingview.
Ông nhấn mạnh không thể chỉ sau 1-2 ngày, một người mới tham gia chứng khoán có thể hiểu được thị trường như các nhà đầu tư Fn nhiều kinh nghiệm. Ông Khánh cho rằng phiên giảm kỷ lục trong 20 năm của thị trường chứng khoán ngày 19/1 là sự cảnh báo với nhà đầu tư F0 và hai phiên gần đây tiếp tục lặp lại điều này.
Chuyên gia này phân tích thêm các nhà đầu tư F0 thường có tâm lý yếu trên thị trường. Nếu chứng khoán tiếp tục giảm, nhiều nhà đầu tư F0 chưa có kinh nghiệm sẽ lo lắng.
Họ có thể chưa bán ra và gồng giữ cổ phiếu nhưng khi vi phạm tỷ lệ ký quỹ tối thiểu, công ty chứng khoán sẽ bán giải chấp để thu lại tiền. Việc này sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường và nhóm chịu tác động chủ yếu nhất chính là các nhà đầu tư cá nhân sử dụng đòn bẩy vay margin.
Sau hai phiên giảm mạnh, ông Khánh cho rằng xu hướng thị trường đang trở nên tiêu cực khi vùng hỗ trợ 1.120-1.130 điểm lần đầu tiên bị xuyên thủng. Khi mất ngưỡng hỗ trợ đầu tiên mang tính ngắn hạn, thị trường có thể chuyển sang xu hướng xấu hơn. Và nếu để mất ngưỡng hỗ trợ trung, dài hạn, rủi ro sẽ càng lớn hơn.
Thêm vào đó, ông Khánh nhận định các chính sách vĩ mô cũng sẽ hướng dòng tiền chảy vào nền kinh tế một cách thực chất, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thay vì đổ vào thị trường chứng khoán để đầu cơ, nay mua mai bán.
“Các nhà đầu tư F0 nên cơ cấu lại danh mục ngay từ bây giờ, trau dồi thêm kiến thức, đừng nghĩ thị trường chứng khoán rất dễ nuốt có thể mua đâu thắng đó”, ông kết luận.
12 cách sử dụng thẻ tín dụng thông minh không phải ai cũng biết
Không thể phủ nhận những tiện ích mà thẻ tín dụng đem đến cho người tiêu dùng nhưng sử dụng không cẩn thận thì nó sẽ gây cho bạn những bất lợi. Do đó, để bảo vệ tài chính cá nhân, đừng bỏ qua 12 cách sử dụng thẻ tín dụng dưới đây.
1. Hạn mức thẻ không quá 50% thu nhập
Thẻ tín dụng không còn xa lạ với nhiều người. Và cũng không thể phủ nhận những tiện ích mà chúng đem lại.
Tuy nhiên, vẫn còn không ít những cá nhân vẫn còn mơ hồ về bản chất của loại thẻ này. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính cá nhân.
Sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên nhưng bạn có hiểu nợ xấu là gì và làm thế nào để bản thân không rơi vào nhóm nợ xấu?
Chuyên gia tài chính khuyên rằng, chỉ nên đăng ký hạn mức thẻ tối đa bằng 50% thu nhập hàng tháng.
Để đảm bảo khả năng thanh toán nợ, đều đặn hàng tháng. Đồng thời, là giải pháp để tránh nợ tháng này dồn tháng sau.
Video đang HOT
Chẳng hạn, thu nhập trung bình một tháng của bạn là 20 triệu đồng. Chỉ nên mở thẻ tín dụng với hạn mức tối đa là 10 triệu đồng/ tháng.
2. Hiểu biết đầy đủ về các điều khoản sử dụng thẻ
Hầu hết mọi người đều bỏ qua những thông tin về các điều khoản sử dụng thẻ tín dụng. Hay những quy định khi vay tiêu dùng từ ngân hàng.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình chi tiêu, không nên bỏ qua những vi phạm trong khi sử dụng thẻ tín dụng. Tránh không để "mắc bẫy tiêu dùng".
Do đó, trước khi quyết định sử dụng thẻ tín dụng. Hãy tìm hiểu kỹ càng những thông tin liên quan từ phía ngân hàng để đảm bảo không bị "mất tiền oan".
Những thông tin cần tìm hiểu kỹ càng mà bạn không nên bỏ qua:
Điều kiện mở thẻ tín dụng cá nhân Các loại phí bắt buộc khi sử dụng thẻ tín dụng Thời hạn thanh toán nợ Điều khoản thanh toán nợ trễ hạn Chương trình tích điểm, ưu đãi
Việc nắm bắt những thông tin này giúp bạn đưa ra quyết định dựa trên tình hình tài chính thực tế của bản thân.
Nếu mức thu nhập không quá cao. Nên cân nhắc việc đăng ký mở thẻ tín dụng. Bởi ngoài khoản nợ cần thanh toán hàng tháng, còn những khoản phí bắt buộc khác.
Khi thu nhập ở mức trung bình khá, nên xem xét khả năng quản lý tài chính bản thân. Bởi, việc chi tiêu qua thẻ tín dụng sẽ khiến bạn khó kiểm soát hơn khi sử dụng tiền mặt.
Đã có rất nhiều trường hợp không kiểm soát chi tiêu. Dẫn đến tình trạng bội chi, mất cân đối thu - chi, lâm vào tình trạng nợ nần do không đủ khả năng thanh toán nợ này.
3. Không sử dụng nhiều thẻ tín dụng
Sử dụng càng nhiều thẻ tín dụng càng khiến bạn mất kiểm soát chi tiêu. Hay hạn mức chi tiêu cao hơn nhiều hơn thu nhập. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc thanh toán nợ hàng tháng.
Ngoài ra, thời hạn trả nợ khá dài, thông thường từ 30 - 45 ngày. Dẫn đến tình trạng khó kiểm soát chi tiêu.
Khi mở càng nhiều thẻ tín dụng, càng nhiều khoản nợ. Một cá nhân với mức thu nhập trung bình, trung bình khá chỉ nên mở 1 thẻ tín dụng. Đảm bảo khả năng thanh toán nợ, cân đối tài chính.
4. Thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng hạn
Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều có hạn mức tín dụng từ 30 - 45 ngày. Do đó, bạn nên có kế hoạch chuẩn bị tài chính để thanh toán khoản nợ đúng hạn.
Trong trường hợp không thể trả 1 lần, có thể thanh toán mức tối thiểu theo quy định. Tùy từng ngân hàng mà có quy định khác nhau.
Tốt hơn hết, nên thanh toán nợ đầy đủ theo thời hạn. Không nên để nợ tháng này dồn lên nợ tháng sau. Khi đó, con số bạn phải trả ngân hàng sẽ tăng lên đáng kể.
Giả sử, hạn mức tín dụng là 15 triệu đồng/tháng. Bạn cần thanh toán khoản nợ này chậm nhất vào ngày 5/11/2020.
Nhưng tài chính của bạn không đảm bảo, bạn có thể thanh toán 5% cho hạn mức tối thiểu. Có nghĩa rằng, bạn cần thanh toán 750.000 đồng. Số nợ còn lại là 14.250 triệu đồng sẽ được thanh toán vào thời hạn sau.
Khi đó, vào tháng 12/2020 bạn cần phải thanh toán nhiều hơn 14.250 triệu đồng.
Như vậy, có thể rằng con số nợ sẽ tăng lên gấp bội vào những tháng tiếp theo nếu bạn không thanh toán dứt điểm từng tháng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và tình hình tài chính của bạn.
Hãy là người thông minh khi sử dụng thẻ tín dụng, thanh toán nợ đầy đủ đúng hạn. Không nên để nợ tháng này dồn tháng sau.
5. Tránh rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
Một trong những sai lầm mà nhiều người mắc phải đó chính là rút tiền mặt từ loại thẻ này như những loại thẻ khác.
Bản chất của thẻ tín dụng là vay tiền ngân hàng để chi tiêu cá nhân. Chi trả cho những nhu cầu mà không cần sử dụng tiền mặt.
Tuyệt đối không dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt. Bởi, khi rút tiền mặt ngân hàng sẽ tính phí với khoản tiền mà bạn đã rút.
Mức phí này khá cao, thường rơi vào khoảng 4% tại thời điểm rút.
6. Không để lộ thông tin thẻ
Nhiều chủ thẻ tín dụng vẫn chưa ý thức được việc phải bảo vệ thông tin trên thẻ. Cũng như không lường trước những nguy hiểm khi để lộ thông tin.
Thẻ tín dụng là loại thẻ dùng để thanh toán những nhu cầu cá nhân. Do đó tính bảo mật không cao như những loại thẻ khác.
Nếu bạn sơ suất để lộ thông tin trên thẻ, kẻ gian có thể lợi dụng và sử dụng thẻ để chi tiêu như chủ thẻ.
Khi thanh toán tại các cửa hàng, siêu thị... chỉ đưa thẻ cho nhân viên khi cần thanh toán và nhận thẻ ngay sau khi đã thanh toán.
Đồng thời, quan sát kỹ quá trình nhân viên thanh toán. Để đảm bảo không có cơ hội cho kẻ gian.
7. Bảo mật thông tin trên thẻ
Hãy đảm bảo thông tin cá nhân được bảo mật, dán kín số thẻ phía sau thẻ.
Lựa chọn các website uy tín khi sử dụng thẻ mua hàng online. Cần xem xét khả năng bảo mật và thanh toán của website có thực sự an toàn hay không.
Trong trường hợp bị mất thẻ, cần báo ngay với ngân hàng nơi phát hành thẻ để khóa tài khoản. Và đăng ký cấp lại thẻ.
8. Kiểm tra hóa đơn kỹ càng
Khi sử dụng thẻ tín dụng thanh toán ở bất cứ đâu. Hãy kiểm tra kỹ hóa đơn với số lượng sản phẩm, giá tiền, chiết khấu để đảm bảo số tiền bị trừ trong thẻ là chính xác.
Nhiều người dùng thường không có thói quen kiểm tra hóa đơn sau khi thanh toán. Điều này có thể khiến bạn mất một khoản tiền mà bạn không hay biết.
Do đó, hãy tạo thói quen kiểm tra kỹ hóa đơn trước khi ra khỏi quầy thanh toán. Đảm bảo chắc chắn số tiền thanh toán trên hóa đơn và trong thẻ tín dụng là chính xác.
Ngoài ra, chủ thẻ tín dụng cũng nên kiểm tra sao kê hàng tháng từ ngân hàng một cách cẩn thận.
Cuối mỗi tháng hay trước thời hạn thanh toán nợ. Ngân hàng sẽ gửi cho chủ thẻ bản sao kê, thống kê tất cả những khoản đã chi tiêu trong tháng.
Bạn nên kiểm tra kỹ các thông tin sau: Các khoản chi tiêu, thời điểm thanh toán, địa điểm thanh toán để đảm bảo không xuất hiện những khoản chi "từ trên trời rơi xuống" trong bảng sao kê.
Đã có không ít những trường hợp xuất hiện những khoản chi "không tên" xuất hiện trong bảng sao kê.
Nếu không may xuất hiện những khoản chi này, hãy liên hệ với ngân hàng để giải quyết càng sớm càng tốt.
9. Theo dõi báo cáo tín dụng hàng tháng
Một trong những thói quen mà người dùng thường bỏ qua, đó chính là không theo dõi báo cáo tín dụng.
Khác với sao kê hàng tháng mà ngân hàng gửi cho người dùng. Báo cáo tín dụng được kiểm soát bởi Trung tâm tín dụng quốc gia CIC.
Tại đây sẽ lưu giữ thông tin cá nhân khi đăng ký mở tín dụng. Lịch sử thanh toán nợ từng tháng, điểm tín dụng hay xếp hạng tín dụng.
Báo cáo tín dụng có vai trò quan trọng đối với chủ thẻ. Là cơ sở để ngân hàng hay tổ chức tài chính ra quyết định vay vốn.
Do đó, bạn nên theo dõi báo cáo tín dụng. Nếu điểm tín dụng chưa cao, xếp hạng tín dụng thấp hãy cải thiện tình hình càng sớm càng tốt.
10. Quan tâm điểm tín dụng
Điểm tín dụng chính là yếu tố quan trọng để xếp hạng tín dụng.
Điểm tín dụng được Trung tâm tín dụng quốc gia CIC đánh giá. Căn cứ vào lịch sử tín dụng.
Khi điểm tín dụng càng cao, chủ thẻ càng có uy tín tài chính đối với tổ chức tài chính. Hay quyết định phê duyệt hồ sơ vay vốn dễ dàng và được hưởng mức lãi suất ưu đãi.
Do đó, bạn nên bảo vệ hồ sơ tín dụng của mình "trong sạch". Bằng cách cải thiện điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng.
11. Kiểm tra số dư tín dụng thường xuyên
Thêm một thói quen mà rất nhiều chủ thẻ phớt lờ, đó chính là không kiểm tra số dư tín dụng thường xuyên.
Bạn không nên tin tưởng tuyệt đối vào ngân hàng hay cửa hàng. Bởi tiền là của bạn, bạn cần có trách nhiệm để bảo vệ.
Thực tế đã có không ít những trường hợp trong bản sao kê xuất hiện những khoản chi "không tên".
Do đó, kiểm tra số dư tín dụng thường xuyên đảm bảo theo dõi kịp thời số dư khả dụng. Từ đó, có kế hoạch chi tiêu phù hợp, kịp thời giải quyết những rủi ro.
12. Tận dụng ưu đãi từ thẻ tín dụng
Đây là một trong những lợi thế cho chủ thẻ mà bạn nên tận dụng. Khi hạn mức tín dụng của bạn cao, nhu cầu chi tiêu nhiều thì ngân hàng sẽ có nhiều chương trình ưu đãi dành cho khách hàng để giữ chân khách hàng.
Chẳng hạn, giảm giá 10% khi mua sắm tại thương hiệu thời trang, nhà hàng... Hay các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp tại spa, bệnh viện...
Khi quyết định mở thẻ tại ngân hàng. Hãy tìm hiểu kỹ càng những thông tin này tại các ngân hàng khác nhau để đưa ra quyết định chính xác.
Có nên thu phí cao tốc đầu tư từ ngân sách? Việc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất thu phí đường cao tốc đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách Nhà nước đang tạo ra nhiều phản ứng thuận, ngược khác nhau. Một số chuyên gia tài chính thể hiện sự phản đối, trong khi các giới am tường lĩnh vực giao thông thì cho đây là chủ trương đúng, vấn...