Đến lúc cần cho phép công an được “nổ súng trực tiếp”?
Công an được “nổ súng trực tiếp”, một đề xuất đã được đề cập trong dự thảo Nghị định về xử lý hành vi chống người thi hành công vụ (THCV), đang được dư luận rất quan tâm…
Công an được “nổ súng trực tiếp”, một đề xuất đã được đề cập trong dự thảo Nghị định về xử lý hành vi chống người thi hành công vụ (THCV), đang được dư luận rất quan tâm, bởi lo ngại về sự lạm dụng quyền lực khi thực hiện một quy định được xem là “mạnh tay” nhất từ trước tới nay đối với hành vi cản trở công vụ.
Tuy nhiên, theo Bộ Công an, trong 10 năm (2002 – 2012), cả nước xảy ra hơn 8.500 vụ chống người thi hành công vụ, trong đó trên 90% số vụ là chống lại lực lượng Công an và chủ yếu trong các lĩnh vực: an toàn giao thông, đất đai, giải phóng mặt bằng… Do vậy, việc ban hành quy định này theo Bộ này là “yêu cầu cấp thiết”.
Ai đảm bảo mọi trường hợp “nổ súng trực tiếp” của người THCV là đúng luật?.
Nguyên nhân chống đối
Bộ Công an cho biết, tình trạng chống người THCV thời gian qua diễn biến khá phức tạp, với tính chất, mức độ nguy hiểm ngày một cao, ở hầu khắp các địa phương, trên nhiều lĩnh vực nhất là trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông, quản lý đất đai, thu hồi giải phóng mặt bằng, bảo vệ rừng, giải quyết khiếu nại tố cáo…, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự và tính mạng của người THCV.
Video đang HOT
Như đã nói ở trên, ba lĩnh vực được đề cập và xác định thường hay phát sinh các vụ việc chống đối lại người THCV là: trật tự an toàn giao thông, đất đai và giải phóng mặt bằng. Ở đây, trước khi bàn đến việc áp dụng quy định nêu trên, thiết nghĩ cần đặt câu hỏi lý do vì sao trong thời gian qua, số vụ chống đối người thi hành công vụ lại có chiều hướng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất và mức độ?.
“Chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo.
Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay; không nổ súng vào đối tượng khi biết rõ người đó là phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công…”, Điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Cụ thể, trong lĩnh vực quản lý đất đai, mấy năm gần đây liên tục xảy ra tình trạng khiếu nại đông người, vượt cấp phức tạp, thậm chí không ít trường hợp xảy ra va chạm, chống lại lực lượng chức năng.
Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, song rõ nhất và từng được các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai cũng như một số cơ quan Nội chính thừa nhận là do Luật Đất đai còn bất cập, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong một số trường hợp chưa phù hợp với thực tế, thiệt thòi cho người bị thu hồi đất.
Bên cạnh đó còn do công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý Nhà nước ở một số địa phương còn nhiều yếu kém dẫn tới bức xúc và phát sinh hành động tiêu cực, phạm pháp…
Nêu ra những nguyên nhân này không phải để bênh che cho hành vi vi phạm pháp luật song đó là một thực tế cần phải thừa nhận, và nó chính là nguyên nhân sâu xa, khách quan dẫn đến hành vi phạm tội.
Riêng đối với lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chúng ta dễ dàng nhận thấy ngày một nhiều vụ Cảnh sát giao thông bị chống đối, tấn công, uy hiếp đến tính mạng như lao thẳng xe vào người, bị hất tung lên nắp ca-pô chạy hàng cây số trên đường hoặc đánh trọng thương… làm dư luận vô cùng phẫn nộ.
Những hành vi này cần được xử lý nghiêm bởi rõ ràng pháp luật đã bị một số đối tượng khinh nhờn, thách thức; trong những trường hợp như vậy việc bảo vệ người THCV tức là bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải không có những hợp hành vi chống người THCV bắt nguồn từ những hành vi tiêu cực của lực lượng chức năng như Cảnh sát giao thông đòi mãi lộ, hách dịch hoặc hành xử thái quá, thiếu chuyên nghiệp…, gây bức xúc dẫn đến hành vi “phản kháng” quá mức dẫn đến hành vi phạm tội.
Số liệu đã thuyết phục?
Trong Dự thảo Tờ trình về Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người THCV, Bộ Công an dẫn một số số liệu làm căn cứ khẳng định sự cần thiết của việc ban hành Nghị định này, trong đó có đề xuất lực lượng THCV được phép “nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm”.
Thông tin từ bộ này cho biết: “Báo cáo của các bộ ngành cho thấy từ năm 2002 đến tháng 6-2012, trên cả nước xảy ra 8.513 vụ với trên 13.706 đối tượng vi phạm, trong đó, số vụ việc xử lý hình sự là 6.882 với 11.131 đối tượng; số vụ việc xử lý hành chính là 1.594 với 2.811 đối tượng. Trong đó trên 90% số vụ chống người thi hành công vụ là chống lại lực lượng Công an…”.
Xung quanh việc này, một số ý kiến đặt vấn đề: Bộ Công an có trầm trọng hóa vấn đề bằng số liệu thống kê trong 10 năm qua?. Trong khi trong dự thảo lại thiếu số liệu, căn cứ cho thấy diễn biến của hành vi chống người thi hành công vụ gia tăng hàng năm cụ thể bao nhiêu, và có tới mức báo động?.
Nên chăng cơ quan xây dựng Dự thảo cần thống kê thêm một số dữ liệu khác như có bao nhiêu vụ lực lượng THCV nói chung, lực lượng Công an nói riêng bị chống đối và mức độ thiệt hại ra sao, thì sẽ thuyết phục hơn về mặt căn cứ.
Khi đã có đầy đủ cơ sở về mặt pháp lý và thực tế thì sẽ xác định chính xác những tổn thất và mức độ nghiêm trọng do hành vi này gây ra để từ đó tính tới việc tăng thêm những biện pháp tự vệ hợp lý cho những người THCV.
Theo Dantri
Tội chống người thi hành công vụ - mức hình phạt còn nhẹ
Có lẽ chưa khi nào tình trạng chống người thi hành công vụ lại đáng báo động như hiện nay, khi mà các đối tượng có thể sử dụng vũ lực để chống lại người đang thi hành công vụ ở mọi lúc, mọi nơi, gây tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng của người thực thi nhiệm vụ.
Hành vi chống người thi hành công vụ của các đối tượng ngày càng hung hãn hơn (ảnh minh họa)
Bản án thích đáng cho hành vi hung hãn
Mới đây, ngày 6-3, TAND tỉnh Quảng Bình đã xét xử vụ án chống người thi hành công vụ đặc biệt nghiêm trọng, gây hậu quả chết người. Sự việc xảy ra vào sáng 18-5-2012, tổ tuần tra CAX Mai Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình gồm 6 người, sử dụng thuyền gắn máy đi tuần trên sông Kiến Giang qua khu vực bến Cồn Soi, xã Mai Thủy thì phát hiện 2 chiếc thuyền khai thác cát trái phép đang neo đậu. Lúc này trên thuyền có Nguyễn Văn Ninh, Đỗ Văn Đạt, Trần Đăng Hiệu và Đỗ Công Tuần, trú huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Phát hiện thuyền của CAX, Ninh đã hô hoán và cùng các thuyền đang khai thác cát khác nhổ neo tháo chạy. Do chân vịt thuyền của Tiến bị quấn dây neo vướng vào thuyền của CAX nên Tiến gọi Ninh cùng những đối tượng khác quay lại dùng sào, xẻng và đá đánh lực lượng tuần tra. Hậu quả, anh Lê Văn Bình, anh Dương Minh Thược, tổ viên tổ an ninh thôn Mai Thượng, xã Mai Thuỷ tử vong. Anh Mai Văn lợi - Phó CAX Mai Thuỷ và 1 thành viên trong tổ an ninh bị thương.
Nhận định hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, trực tiếp xâm phạm đến tính mạng, bất chấp hậu quả và sức khỏe của người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến TTXH, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Ninh 20 năm tù, Đỗ Văn Đạt 19 năm tù, Đỗ Công Tuần, Nguyễn Văn Quyến, Đỗ Văn Quân 17 năm tù, Trần Đăng Hiệu 13 năm tù về tội "Giết người", bị cáo Hà Viết Tiến 3 năm tù về tội "Chống đối người thi hành công vụ". Ngoài ra, 7 đối tượng này buộc phải bồi thường cho gia đình những người bị hại tổng số tiền 275 triệu đồng, mỗi đối tượng 44,1 triệu đồng. Đây thực sự là bản án đích đáng cho những đối tượng có hành vi coi thường pháp luật.
Luật sư Nguyễn Thị Thu - Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhận xét, đối với những hành vi chống người thi hành công vụ bộc phát nhất thời, chỉ có thể xử lý theo khoản 1, điều 257 - Bộ luật Hình sự, hình phạt cao nhất là 3 năm tù. Nguyên nhân khiến các vụ chống người thi hành công vụ trong thời gian gần đây gia tăng là do mức xử lý đối với hành vi này còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Đặc biệt, mức phạt 4 triệu đồng cho hành vi chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực giao thông lâu nay đã khiến người vi phạm trở nên "nhờn thuốc". Do vậy, việc Bộ Công an ban hành dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ là rất cần thiết. Bởi, thực tế cho thấy tình trạng chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ. Việc xây dựng những chế tài xử lý mạnh hơn được quy định trong dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ chính là "liều thuốc" dành cho những đối tượng coi thường pháp luật, tính mạng của người khác.
Tăng nặng mức xử lý
Cách đây chưa lâu, trong khi đang làm nhiệm vụ, CSGT Nguyễn Hồng Sơn - CAH Từ Liêm đã bị lái xe taxi Nguyễn Văn Chưởng hất lên nắp capo rồi tăng ga để xe ô tô chạy hơn 30km. Chiếc xe taxi trên chỉ dừng lại khi có sự tham gia truy bắt "như trong phim hành động" của lực lượng chức năng cùng người đi đường. Tuy chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng rõ rằng hành vi của đối tượng này không nằm ngoài mục đích đe doạ tính mạng của người thi hành công vụ. Song, theo quy định của pháp luật hiện hành thì mức xử lý vẫn còn khá nhẹ. Trong khi đó, hành vi chống người thi hành công vụ của nhiều đối tượng có thể đẩy người thi hành công vụ vào tình thế nguy hiểm, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng lại được xử lý ở mức độ "như không". Chỉ đến khi hành vi chống người thi hành công vụ, gây hậu quả chết người thì mới xử lý theo tội danh giết người khiến các đối tượng không "sợ" luật.
Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Giám đốc Công ty Luật S&B cho biết, một số phiên tòa xét xử, mức hình phạt mà Tòa tuyên án đối với các bị cáo với tội danh chống người thi hành công vụ còn nhẹ so với hành vi vi phạm, trong đó không ít bị cáo chỉ bị xử án treo. Do vậy, để hạn chế tội phạm chống người thi hành công vụ, bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục cho người dân, cơ quan chức năng cần "luật hóa" các quy định bằng các điều luật, tăng áp dụng mức hình phạt nặng hơn đối với các đối tượng vi phạm, từ đó mới đủ sức răn đe, giáo dục chung trong xã hội.
Theo ANTD
CA được nổ súng: Chặt chẽ vẫn lạm quyền "Mỗi viên đạn được bắn ra khỏi nòng không chỉ có trách nhiệm giải trình mà còn gắn với lương tâm. Nếu người thực thi công vụ cố tình vi phạm thì quy định có chặt chẽ đến mấy cũng vẫn xảy ra lạm quyền". Thiếu tướng Trần Văn Vệ (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTXH Bộ Công...