Đến Lai Châu phải ăn Lam nhọ – đỉnh cao nghệ thuật “ướp và nướng”
Lam nhọ được xem là món ăn độc đáo có một không hai, đặc sản không thể không nhắc đến của đồng bào Thái ở Lai Châu.
Thế giới ẩm thực phong phú của cộng đồng các dân tộc ở Tây Bắc có đủ những món ăn từ truyền thống đến hiện đại, từ dân dã đến tinh tế đều mang hương vị núi rừng rất đặc trưng.
Dân tộc Thái là những người ưa chuộng vị đậm đà của món nướng nên thịt trâu, thịt bò, thịt gà hay cá nướng đều được tẩm ướp rất công phu. Những gia vị như tiêu rừng ( mắc khén), hạt dổi, ớt, tỏi, gừng… được nướng chín, tỏa mùi thơm rồi mới đem ướp cùng các loại thịt.
Lam nhọ – đặc sản của đồng bào Thái ở Lai Châu
Đa phần món ăn của người Thái được chế biến từ nguyên liệu tự nhiên, hạn chế dầu mỡ và chú trọng tới việc gia giảm điều độ vị chua – cay – đắng – mặn, giúp người ăn không có cảm giác ngán ngấy khi ăn nhiều món nướng, hun khói… Lam nhọ là một món ăn như thế.
Lam nhọ – Món ăn gieo thương nhớ
Chỉ riêng tên gọi “Lam nhọ” cũng đủ gợi lên nét đặc trưng và cách chế biến của món ăn này. Lam nghĩa là nướng, nhọ tức là nhừ – theo tiếng của đồng bào Thái, Lam nhọ nghĩa là “nướng (đến chín) nhừ”.
Cũng như nhiều món ăn khác, cách làm Lam nhọ không hề khó nhưng lại đòi hỏi sự chế biến vô cùng tỉ mỉ vì người ta phải nướng đi nướng lại nhiều lần.
Video đang HOT
Lam nhọ nướng qua 3 lửa để thịt chín nhừ
Trước tiên, người ta sẽ chọn những miếng thịt trâu hoặc thịt bò tươi ngon nhất (để nguyên cả tảng). Thay vì rửa bằng nước lạnh, người Thái dùng khăn sạch thấm khô máu để tránh vi khuẩn xâm nhập và giữ cho miếng thịt được thơm ngon.
Rồi họ đem miếng thịt đã làm sạch nướng trên than hồng. Khi thịt chín, dùng dao sắc thái ngang thớ thật mỏng rồi trộn đều với các gia vị đặc trưng của vùng cao như gừng, tỏi, ớt, mắc khén…, có thể thêm một vài loại rau củ như quả cà rừng hay trái bí non.
Lam nhọ mang đậm dấu ấn miền sơn cước
Nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng công đoạn ướp gia vị lại khá cầu kỳ và tốn thời gian. Phải là người có tay nghề “chuẩn đầu bếp” mới có thể tạo ra món đặc sản Lam nhọ “ngon khó cưỡng” này.
Sau thời gian tẩm ướp, thấm gia vị, thịt và rau củ sẽ được cho vào ống tre, tiếp tục nướng để các nguyên liệu mới thêm cùng chín đều. Ở lần nướng thứ hai này, đợi khi các thớ thịt bắt đầu săn lại, người ta sẽ lấy thịt ra, dùng đũa dằm tơi rồi bỏ lại vào ống tre, nướng lần cuối cùng cho món Lam nhọ được chín nhừ.
Lam nhọ được chế biến vô cùng tỉ mỉ, công phu
Qua ba lần nướng, cộng thêm nguyên liệu được trộn kỹ và dặm đều, món ăn có sự kết dính rất đặc biệt. Lam nhọ mềm nhừ, vị thơm ngon, mang đậm dấu ấn miền sơn cước.
Xắn miếng Lam nhọ “đưa cay” cùng chén rượu ngô trong tiết trời se lạnh, những người bạn tâm giao, tri kỉ có dịp ôn lại kỉ niệm xưa hoặc hàn huyên dăm ba chuyện đời thường, để thấy bộn bề cuộc sống bỗng chốc nhẹ tênh…
Cá bống vùi gio Lai Châu thơm ngon nức mũi
Cá bống vùi gio Lai Châu được xem là món ăn thường thấy của người Lai Châu và trở thành món ngon xếp vào hàng đặc sản. Món cá bống được chế biến đơn giản nhưng hương vị đặc trưng khó món cá nướng nào sánh bằng.
Người dân nơi đây ưa cái hương vị đậm đà của các món nướng như: Pa pỉnh tộp, rêu nướng và không thể không kể đến món cá bống vùi gio.
Món cá bống vùi gio Lai Châu:
Cá bống nơi đây thường được bắt ở các con sông, con suối, con cá bống nào to lắm mới bằng ngón tay trỏ của người lớn.
Để có được món cá bống vùi gio ngon và đẹp mắt phải trải qua khá nhiều bước tiến hành kì công, đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm của người chế biến.
Nguyên liệu làm món cá bống vùi gio Lai Châu:
Điều đó được thể hiện khi chọn nguyên liệu để chế biến như: Cá bống phải chọn con đều nhau, các loại gia vị sả, ớt, gừng, hạt tiêu, mắc khén ... lá húng, và lá hom húng phải được băm nhỏ, lá dong phải là lá bánh tẻ, khổ to vừa không bị rách và rửa sạch để khô.
Cách làm món cá bống vùi gio Lai Châu:
Cá bống được sơ chế sạch sẽ và tẩm ướp với các gia vị đã được chuẩn bị sẵn.
Sau khi ướp được chừng 15- 30 phút, chúng ta sẽ khéo léo gói gọn trong lá dong và được vùi vào trong gio nóng, khoảng 30 phút lại lật lại 1 lần, cứ như thế vài lần cá sẽ chín.
Thưởng thức món cá bống vùi gio:
Khi thưởng thức món ăn ta sẽ nhận thấy mùi thơm đặc biệt của các gia vị núi rừng được pha trộn 1 cách hoàn hảo, vị ngậy mà không béo cuả cá, và mùi thơm nhè nhẹ của lá dong nướng.
Món này vừa có thể là món nhắm rượu, vừa có thể là món ăn cùng cơm nóng hoặc xôi.
Nếu bạn có dịp đến với bản Vàng Pheo - Phong Thổ - Lai Châu thì bạn đừng quên thưởng thức món đặc sản dân dã và bình dị này của người dân đồng bào Thái Trắng nhé!
Pa pỉnh tộp món cá nướng lạ tai của người Thái Pa pỉnh tộp là món ăn truyền thống của người Thái, được làm từ cá suối và các loại gia vị, nướng trên than hồng.Pa pỉnh tộp, hay pla pỉnh tộp, theo tiếng Thái có nghĩa là "cá nướng nguyên con" Là tên gọi món cá nướng của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc và người Thái Đen ở tỉnh Loei...