‘Đen là đẹp’ và nghệ sĩ truyền cảm hứng cho ‘Nữ ca sĩ giàu nhất thế giới’ Rihanna
Với cuộc triển lãm ảnh dành riêng cho Kwame Brathwaite được tổ chức ở Los Angeles, một tài liệu chuyên khảo mới tôn vinh những bức ảnh của ông, và ca sĩ Rihanna nói rằng ông là nguồn cảm hứng cho bộ sưu tập thời trang Fenty của cô.
Chúng ta hãy cùng khám phá nhiếp ảnh gia biểu tượng người tiên phong trong phong trào “Đen là đẹp”.
Theo Kwame Brathwaite, người ta nhắc đến ông như là “người lưu giữ hình ảnh”. Một số người ít khiêm tốn hơn ông có thể tự cho mình là người gìn giữ văn hóa. Từ cuối những năm 1950 và trong suốt những năm 1960, nhiếp ảnh gia người Mỹ đã sử dụng những hình ảnh ấn tượng của ông – trong một bức ảnh, vợ ông, Sikolo, đội đồ đội đầu đính hạt do Carolee Prince thiết kế; trong một bức ảnh khác, bà mặc áo đầm hoa với mái tóc tạo kiểu xù to châu Phi – nhằm lật ngược những tiêu chuẩn vẻ đẹp chủ đạo đã loại trừ phụ nữ da màu, truyền bá khẩu hiệu “Đen là đẹp” trong thời điểm đó.
Sikolo Brathwaite, vợ nhiếp ảnh gia Kwame Brathwaite tại khu dân cư Harlem, thành phố New York, năm 1968
Brathwaite là nhà đồng sáng lập African Jazz – Art Society and Studios – một tập thể gồm các nghệ sĩ, nhà soạn kịch, nhà thiết kế và vũ công – và là người ủng hộ nhiệt tình cho Grandassa Models – một nhóm những nhà hoạt động thời trang nữ trẻ tuổi thành lập vào thập niên 60 ở thành phố New York nhằm thể hiện vẻ đẹp châu Phi một cách tự nhiên nhất. Nhóm thiết kế, sản xuất và làm người mẫu cho quần áo của chính họ rất thành công và xuất hiện trong vô số những hình ảnh của Brathwaite.
Các người mẫu Grandassa tại phòng trưng bày nghệ thuật Merton Simpson, thành phố New York, năm 1967
Ngày nay, sức ảnh hưởng của Brathwaite có thể được cảm nhận trong âm nhạc (những tấm ảnh của các huyền thoại như ca sĩ Bob Marley và nghệ sĩ Miles David là một số hình ảnh trong số những hình ảnh biểu tượng nhất), chính trị (xem tư liệu có ảnh hưởng sâu xa của ông trong lễ nhậm chức của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela) và thời trang – vào cuối tháng 5, những tấm ảnh của ông được công bố cùng với những tấm ảnh chính thức về bộ sưu tập thời trang capsule (bộ sưu tập gồm những món đồ cơ bản, dễ phối với nhau và không lỗi thời) đầu tiên của Rihanna dành cho dòng hàng Fenty trực thuộc Tập đoàn hàng xa xỉ LVMH.
Video đang HOT
Người mẫu Priscilla Bardonille tại khu dân cư Harlem, thành phố New York, năm 1962
Vào tháng 4, Đen là đẹp, một cuộc triển lãm lớn về nghệ thuật nhiếp ảnh của Brathwaite, đã mở cửa tại Trung tâm văn hóa Skirball, Los Angeles (kéo dài đến ngày 1.9.2019) kèm theo tài liệu chuyên khảo đầu tiên dành cho tác phẩm của ông (được Quỹ Aperture xuất bản vào tháng 5). “Nhiệm vụ của tôi là ghi lại khả năng sáng tạo trong cộng đồng người châu Phi di cư”, Brathwaite, giờ đây 81 tuổi, viết trong lời nói đầu. “Không chỉ trong những người nghệ sĩ, nhạc sĩ, vận động viên, vũ công, người mẫu và nhà thiết kế da đen, mà còn trong tất cả chúng ta. Công việc của tôi là nắm bắt từng khoảnh khắc của sự sáng tạo này theo hình thức chân thật nhất”.
Carolee Prince đeo trang sức do cô thiết kế tại khu dân cư Harlem, thành phố New York, năm 1964
Rihanna trong bộ sưu tập mới nhất của mình
Mê Linh
Theo motthegioi.vn
Tuần lễ Cách mạng Thời Trang lần đầu tổ chức triển lãm quy mô lớn nhất tại Hà Nội
Cách Mạng Thời Trang (Fashion Evolution), một trong những tổ chức ủng hộ thời trang bền vững có quy mô toàn cầu, lần đầu tiên giới thiệu triển lãm: "Ai may cho ta mặc?" đến giới mộ điệu Việt Nam.
Ai may cho ta mặc? là buổi triển lãm thời trang miễn phí thuộc khuôn khổ tuần lễ Cách Mạng Thời Trang với mục đích nâng cao nhận thức về chi phí nhân lực và những tác động của ngành công nghiệp thời trang, đồng thời kêu gọi hành động giúp đỡ từ phía tất cả mọi người. Triển lãm sẽ giới thiệu, tôn vinh và hỗ trợ các nhà thiết kế, các nhà sản xuất và các thương hiệu thời trang bền vững tại địa phương.
Ngày nay, chúng ta không hầu như không còn có thể biết ai đã làm ra quần áo ta mặc và chi phí thực sự của chúng là gì. Các chuỗi cung ứng thời trang gây ra những chỗ đứt đoạn, khiến các nhà sản xuất trở nên vô danh. Điều kiện làm việc của công nhân may không được đảm bảo hoặc thậm chí ẩn chứa nhiều rủi ro. Điển hình như vụ sập nhà máy Rana Plaza ở Bangladesh năm 2013, chính thảm kịch này đã truyền cảm hứng cho phong trào Cách mạng Thời Trang (Fashion Evolution).
Tổ chức phi lợi nhuận Fashion Evolution hy vọng việc xây dựng lại những mối liên kết đã bị phá huỷ xuyên suốt chuỗi cung ứng, từ nông dân đến người tiêu dùng, là cách duy nhất để thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp này. Và bước đầu tiên bắt đầu với một câu hỏi đơn giản: Ai may cho ta mặc? và đó cũng là chủ đề cho buổi triển lãm thời trang sắp tới.
Tuần lễ Cách mạng Thời Trang thu hút được sự tham gia từ 100 quốc gia trên thế giới. Ai may cho ta mặc sẽ là buổi triển lãm thời trang có quy mô lớn nhất tại Việt Nam được tổ chức bởi tổ chức này. Sự kiện sẽ trưng bày các tác phẩm và sáng kiến của nhiều nghệ sĩ và nhiếp ảnh gia địa phương, trong đó nhấn mạnh nhu cầu về điều kiện làm việc an toàn và sự tôn trọng dành cho công nhân may mặc trên toàn thế giới (mà 80% trong đó là phụ nữ).
Triển lãm thời trang sẽ diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) từ ngày 22 đến 28/4. Khách đến tham quan sẽ được trải nghiệm loạt ảnh tài liệu, những bộ phim ngắn truyền cảm hứng hướng tới kêu gọi hành động; học nhiều kỹ năng mới thông qua các lớp học trải nghiệm và có được một hình dung cụ thể hơn về tác động của thời trang thông qua các hoạt động tương tác.
"Chúng tôi yêu thời trang, nhưng không hề muốn công nhân bị bóc lột hay hành tinh này phá hủy" - Ellen Downes, Điều phối viên Quốc gia cho chương trình Cách Mạng Thời trang Việt Nam. "Thời trang nhanh và chủ nghĩa tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng và rất nhiều công nhân ngành may mặc, chủ yếu là phụ nữ, vẫn bị trả lương thấp, không được đảm bảo an toàn lao động và thậm chí bị ngược đãi. Thông qua buổi triển lãm này, chúng tôi xin được tôn vinh những người phụ nữ địa phương đang góp sức mình vào công cuộc cách mạng hóa ngành công nghiệp thời trang ở Việt Nam, đồng thời chúng tôi cũng sẽ cung cấp các mẹo và phương tiện để giúp việc mua sắm quần áo của mỗi người trở nên có ý nghĩa hơn".
Bên cạnh đó, mỗi người đều có thể trở thành "nhà cách mạng thời trang" và lan tỏa thông điệp tích cực về thời trang bền vững bằng cách tham gia phong trào #whomademyclothes ("Ai may cho ta mặc?"), với 3 bước đơn giản sau:
1. Selfie với một trong những chiếc mác quần áo mà bạn có, sau đó đăng tải lên Instagram.
2. Gõ "Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới những người đã làm ra quần áo của tôi.
@[tên thương hiệu] #whomademyclothes?" vào phần mô tả.
3. Đánh dấu (thẻ tag) @fashrev_vietnam vào bức hình của bạn.
Về Tổ chức Cách mạng Thời trang
Cách mạng Thời trang (Fashion Revolution) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi Orsola de Castro và Carry Somershiện đang có mặt tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Tầm nhìn của tổ chức hướng tới ngành công nghiệp thời trang chú trọng một cách cân bằng các yếu tố con người, môi trường, lợi nhuận và sự sáng tạo. Cách mạng Thời trang hoạt động quanh năm với mục đích nâng cao nhận thức về ngành công nghiệp thời trang với các vấn đề cấp bách nhất, ủng hộ những thay đổi tích cực và tôn vinh những cá nhân đang trên hành trình từng bước tạo ra một tương lai có đạo đức và bền vững hơn cho ngành thời trang.
Theo elle.vn
Triển lãm thời trang International Fashion Showcase 2019 chính thức khai mạc tại London NTK Tom Trandt của Việt Nam cùng 15 NTK trẻ tài năng từ khắp nơi trên thế giới sẽ có cơ hội thể hiện kỹ thuật và khả năng sáng tạo tại buổi triển lãm thời trang International Fashion Showcase 2019. Buổi triển lãm thời trang International Fashion Showcase (IFS) trưng bày tác phẩm của những NTK trẻ triển vọng trên toàn cầu....