Đến Kon Tum thưởng thức xôi măng cá
Nếu Tây Bắc nổi tiếng với món xôi nhiều màu sắc làm từ các loại lá tự nhiên thì ở Kon Tum có món xôi măng cá độc đáo. Đúng như tên gọi của nó, món ăn chỉ bao gồm xôi nếp dẻo, măng và cá nục kho.
Đến TP Kon Tum, tìm xôi măng cá để ăn sáng sẽ được người dân hướng dẫn đến số 59 Lê Lợi. Quán ăn rất đơn sơ, chỉ gồm vài chiếc ghế nhựa nhỏ, một tủ kính đựng các nguyên liệu và nồi xôi, nồi cháo to bên cạnh. Theo người dân địa phương, quán bán từ năm 1978, đến nay đã hơn 40 năm nhưng món ăn vẫn ngon như ngày đầu.
Chị chủ quán cho biết để làm nên món xôi măng cá thơm ngon, ngay từ khâu chọn nguyên liệu phải hết sức kỹ lưỡng. Xôi được nấu từ loại nếp tròn dẻo, ngâm với nước có pha nghệ qua một đêm rồi mới đem đi nấu để có màu vàng đẹp mắt. Măng kho ăn kèm xôi phải là loại măng le rừng nhỏ chỉ có ở vùng Tây Nguyên. Riêng cá nục, để tươi ngon, quán luôn đặt mua riêng từ một người quen ở Bình Định.
Xôi deo dẻo, những sợi măng dai cùng cá kho đậm vị, tất cả nguyên liệu của núi rừng và biển hòa trộn vào nhau vừa thơm vừa bùi rất tuyệt. Nếu thích ăn cay thì bạn đừng quên xin thêm quả ớt kho cho thêm đậm đà.
Để thưởng thức món này, thực khách phải đến từ rất sớm bởi quán chỉ mở bán từ 5 giờ đến 8 giờ. Vào những ngày khách đông, chỉ tầm 7 giờ 30 phút thì quán đã bán hết hàng. Ngoài xôi măng cá, quán còn bán cháo đậu ăn kèm măng, cá.
Nếu mua mang đi, xôi măng cá sẽ được gói trong lớp lá chuối đã rửa và lau chùi sạch sẽ, vừa bảo vệ môi trường vừa tạo cảm giác ngon miệng. Đặc biệt, tùy vào sức ăn và nhu cầu của mỗi người mà bạn có thể mua xôi măng cá hay cháo măng cá với nhiều mức giá khác nhau, chỉ từ 5.000 – 15.000 đồng.
Video đang HOT
Kon Tum - vùng đất đại ngàn với những đặc sản độc đáo
Kon Tum không chỉ là vùng đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hóa các dân tộc thiểu số đặc sắc mà còn là nơi có những món ăn vô cùng hấp dẫn, độc đáo.
1. Bún đỏ
Bún đỏ cao nguyên là một trong những món ăn ngon tại Kon Tum mà bạn không nên bỏ lỡ. Khác với những món bún như bún bò, bún chả cá, hay bún mắm,... bún đỏ cao nguyên đơn giản hơn từ cách chế biến đến cách thưởng thức.
Nguyên liệu chính của món bún đỏ cao nguyên chính là cua đồng, một ít chả viên cùng trứng cút luộc. Tuy là món đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm nên một tô bún đỏ cao nguyên hấp dẫn từ màu sắc cho đến mùi vị.
Bún đỏ cao nguyên ấn tượng ngay từ đầu với màu hơi đỏ của hạt điều, rồi màu đỏ au bắt mắt của từng miếng cà chua, đặt cạnh màu xanh tươi non của đĩa rau sống, hay màu nâu của chả cá, của riêu cua, màu trắng của trứng cút luộc. Tất cả hòa hợp làm nên một tô bún ngon từ ánh mắt!
Nếu nhìn qua nhiều người sẽ lầm tưởng món bún đỏ cao nguyên là bún riêu, hay canh bún được bày bán ở nhiều phố thị. Nhưng điểm khác của bún đỏ cao nguyên chính là ăn kèm với rau cần đước, với giá cùng mỡ hành, mỡ tóp, và trứng cút luộc.
Về Kon Tum du khách có thể tìm bún đỏ cao nguyên ở một nhà hàng sang hoặc một chiếc xe đẩy, một đôi quang gánh. Và lúc nào những nơi có bún đỏ cao nguyên cũng tấp nập người vào ra thưởng thức. Họ thường tìm đến những quán bún đỏ cao nguyên những buổi chiều trời se se lạnh, vừa xì xụp húp, vừa đón nhận cái không khí ở nơi cao nguyên này.
2. Heo Măng Đen quay
Giống heo Măng Đen (heo rẫy) của dân tộc bản địa. Heo được nuôi bằng thức ăn tự nhiên của núi rừng nên thịt săn chắc, thơm ngọt và rất bổ dưỡng. Con to nhất lúc trưởng thành cũng chưa đầy 20kg. Heo được làm sạch lông, mô lấy nội tạng; sau đó tẩm ướp gia vị là các loại nguyên liệu từ núi rừng Măng Đen như ủ nén, ngò gai, gốc mùi, sả, ớt. Heo quay nguyên con bằng lửa than cho đến khi căng da vàng giòn rộm, tỏa mùi thơm phưng phức.
3. Dế chiên Kon Tum
Có dịp nếu đến Kon Tum bạn đừng quên thưởng thức món đặc sản dế chiên để cảm nhận vị thơm, bùi, đậm đà mà không ngấy. Món ăn từ dế khá xa lạ với người đồng bằng, thế nhưng, với đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum, các món ăn chế biến từ dế đã trở nên quen thuộc, rất được ưa thích. Có rất nhiều loại dế như dế cơm, dế than, dế lửa nhưng để chế biến món ăn thì chỉ có dế cơm thì mới ngon được.
Để có một đĩa dế chiên vàng thơm cần trải qua nhiều công đoạn chế biến. Đầu tiên dế bắt về được rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho vào chảo dầu đang sôi chiên lên. Bằng cách đó các bộ phận như đầu, chân... của dế trở nên giòn tan, còn phần thân dế lại không mất đi vị béo ngậy vốn có. Tiếp đó, để món dế có thêm hương vị, người ta nêm gia vị, bỏ thêm trái ớt, lá chanh, sả thái nhỏ vào rang chung. Khi cho các gia vị vào phải rang thật nhanh để lá chanh không bị mất đi màu xanh.
4. Xôi măng
Chỉ là món xôi nấu từ gạo nếp quen thuộc, kết hợp khéo léo với măng rừng nhưng đã trở thành món điểm tâm sáng thân thuộc với mỗi người dân tại Kon Tum.
Cách làm xôi măng khá đơn giản và chẳng mấy cầu kỳ. Măng tươi sau khi được đào trên rừng về lột bỏ vỏ ngoài, rửa sạch và thái miếng vừa ăn. Qua công đoạn sơ chế để làm mất mùi ngái, măng được đem xào qua với gia vị để trở nên đậm đà. Gạo nếp chọn loại ngon đem ngâm trong nước muối loãng có pha thêm bột nghệ để lên màu khoảng 8 tiếng thì mang ra đồ chín.
Mang nét đặc trưng riêng trong vẻ quyến rũ của màu sắc với đôi chút vàng tươi của măng rừng, đặt trên bát xôi nếp màu nghệ, xôi măng hấp dẫn người qua lại bằng cả mùi thơm đặc biệt, khiến biết bao người đều nán lại chỉ để mua cho được gói xôi kịp giờ đi làm. Vô tình món ngon ấy trở thành thứ để níu chân người một lần qua phố núi Tây Nguyên.
Mẹo làm món vịt nấu xáo măng không hôi, ăn với bún ngon đúng điệu Vịt nấu xáo măng chua chua, thanh mát ăn kèm với bún vừa dễ làm, vừa ngon phù hợp với gia đình bạn cho những ngày trời nắng nóng Nguyên liệu làm món vịt xáo măng Vịt: 1 con khoảng 1.2kg Măng tươi: 500g Hánh lá Rau mùi tàu, Ngò rí Tỏi, Hành khô, Gừng, ớt Bún ăn kèm Gia vị: Muối, nước...