Đền Koh Ker của Campuchia được ghi danh di sản văn hóa thế giới
Ngày 17/9, quần thể đền Koh Ker thuộc tỉnh Preah Vihear của Campuchia đã được Uỷ ban Di sản thế giới Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức ghi danh là di sản văn hóa thế giới, trong kỳ họp diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, sau khi Chính phủ Hoàng gia Campuchia nộp đơn đăng ký từ tháng 1/2021.
Koh Ker hay Chok Gargyar là một quần thể đền thờ có từ thế kỷ X. Ảnh: phnompenhpost.com
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Koh Ker hay Chok Gargyar là một quần thể đền thờ có từ thế kỷ X và là cố đô của Đế quốc Khmer xưa, nằm trên địa bàn tỉnh Preah Vihear thuộc miền Bắc Campuchia hiện nay. Quần thể ngôi đền nằm giữa khu rừng rậm rạp có tổng cộng 169 di tích khảo cổ, bao gồm 76 ngôi đền, cùng các công trình dân dụng, ao hồ, đê và đường cổ, nằm ở trung tâm giữa 3 di sản văn hóa thế giới khác của Campuchia là Preah Vihear, Angkor Wat và Sambor Prei Kuk.
Với đền Koh Ker vừa được ghi danh, đến nay Campuchia có 13 di sản thế giới bao gồm 4 di sản văn hóa thế giới, 6 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và 3 di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới.
Video đang HOT
Ngoài các di sản thế giới đã được vinh danh, Campuchia cũng đang chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO một số di sản văn hóa khác như Bún nước lèo, Lễ hội đua thuyền, Khu bảo tồn loài cá nược (cá heo nước ngọt sông Mekong) trên địa bàn hai tỉnh Kratie và Stung Treng và Khu di sản thiên nhiên Phnom Tbeng.
Trong thông điệp gửi tới toàn thể người dân Campuchia trong ngày 17/9, Thủ tướng Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi lời chúc mừng thành tựu to lớn này, thể hiện uy tín quốc gia trên trường quốc tế; đồng thời cảm ơn tất cả các bên liên quan, đặc biệt là Bộ Văn hóa và Nghệ thuật vì những nỗ lực không mệt mỏi trong việc đưa đền Koh Ker trở thành di sản văn hóa thế giới thành hiện thực.
Quốc vương Campuchia ban Sắc lệnh bổ nhiệm Chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ VII
Ngày 22/8, Quốc vương Norodom Sihamoni đã ban sắc lệnh bổ nhiệm thành phần Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ VII do Tiến sĩ Hun Manet, 46 tuổi, làm Thủ tướng.
Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Manet phát biểu tại kỳ họp thứ I Quốc hội khóa VII ở Phnom Penh, ngày 22/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Sắc lệnh trên được công bố ngay sau khi thành phần Chính phủ Campuchia nhiệm kỳ mới của Tiến sĩ Hun Manet vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm với 123/125 ý kiến biểu quyết ủng hộ tại kỳ họp thứ I Quốc hội khóa VII vào sáng cùng ngày.
Theo Sắc lệnh mới ban hành, Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ VII gồm Thủ tướng Hun Manet, 10 phó thủ tướng, 21 bộ trưởng cao cấp và 30 bộ trưởng đứng đầu các bộ, ngành, lĩnh vực của đất nước. Trong 10 phó thủ tướng nhiệm kỳ mới có một nhân sự trong chính phủ nhiệm kỳ trước là ông Oun Poanmonirot, 56 tuổi, được giữ tại nhiệm.
Theo đó, ông Oun Poanmonirot tiếp tục đảm nhận cương vị Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính. Còn lại là các nhân sự được đề bạt cương vị phó thủ tướng kiêm nhiệm các bộ, ngành, lĩnh vực trọng yếu của đất nước. Trong đó, ông Sok Chenda Saophea, Bộ trưởng bên cạnh Thủ tướng kiêm Tổng thư ký Hội đồng Phát triển Campuchia trong Chính phủ nhiệm kỳ VI được đề bạt giữ cương vị Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia trong chính phủ nhiệm kỳ VII.
Ở tuổi 65, ông Saophea là chính khách giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đối ngoại và thu hút đầu tư. Do đó, giới phân tích nhận định việc lựa chọn nhân sự này cho thấy khả năng chính phủ nhiệm kỳ mới ở Campuchia sẽ điều hướng chính sách đối ngoại theo hướng chú trọng ngoại giao kinh tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.
Quốc Vương Campuchia Norodom Sihamoni phát biểu tại lễ khai mạc kỳ họp thứ I Quốc hội khóa VII ở Phnom Penh, ngày 21/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Một điểm đáng lưu ý khác đó là trong 30 bộ trưởng trong chính phủ nhiệm kỳ mới chỉ có 3 nhân sự trên 60 tuổi, 7 nhân sự trên 50 tuổi, 2/3 số nhân sự còn lại đều dưới 50 tuổi. Trong số này, chưa đến 1/3 là bộ trưởng trong chính phủ nhiệm kỳ trước được giữ tại nhiệm trong chính phủ nhiệm kỳ mới. Tiêu biểu có hai nữ bộ trưởng là bà Phoeung Sakona (62 tuổi, Bộ trưởng Bộ Văn hoá và Nghệ thuật) và Ing Kanthaphavi (61 tuổi, Bộ trưởng Bộ Công tác Phụ nữ) tiếp tục tại nhiệm.
Theo giới phân tích, thành phần nội các trên cho thấy các thành viên Chính phủ Campuchia nhiệm kỳ VII bao gồm nhiều gương mặt mới thuộc thế hệ lãnh đạo trẻ với hơn 50% có học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ; đồng thời đảm bảo yêu cầu trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo kế cận, kết hợp kinh nghiệm của thế hệ cũ với một số vị trí được cân nhắc giữ tại nhiệm, trong định hướng xây dựng đội ngũ bộ trưởng mới có tuổi đời bình quân xấp xỉ60.
Cùng với nội dung bổ nhiệm Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ VII dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Hun Manet, Điều 1 Sắc lệnh Hoàng gia Campuchia cũng ân chuẩn kết thúc nhiệm kỳ của Chính phủ Hoàng gia do Samdech Techo Hun Sen đứng đầu.
Theo lịch trình dự kiến, chiều tối 22/8, thành phần Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ VII sẽ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc vương Norodom Sihamoni tại cung điện Hoàng gia ở thủ đô Phnom Penh.
Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 23/8.
Thủ tướng Campuchia kêu gọi hướng dẫn người dân bỏ phiếu đúng cách Trong bối cảnh các chính đảng ở Campuchia đang tiến hành chiến dịch vận động tranh cử, hướng tới cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII diễn ra vào ngày 23/7 tới, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen kêu gọi giới chức lãnh đạo đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cũng như các chính đảng khác tham gia cuộc...