Đến Hòn Phụ Tử cảm nhận tình cảm thiêng liêng của gia đình
Đến nơi này, du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn những cảnh tượng nước non biển cả hùng vĩ, đặc biệt là cảm nhận được sự thiêng liêng của tình cha con qua những câu chuyện kể được truyền miệng về hòn Phụ Tử.
Từ lâu, Hòn Phụ Tử được xem là một biểu tượng quan trọng của du lịch Hà Tiên nói riêng và du lịch Kiên Giang nói chung.
Người xưa tương truyền rằng, trước kia tại vùng biển này có một con thuồng luồng to lớn rất hung dữ, nó chuyên quấy phá và làm đắm thuyền bè qua lại để ăn thịt ngư dân.
Bấy giờ, có hai cha con cũng làm nghề chài lưới, sống bên sườn núi Hải Sơn. Khi đó người cha quyết tâm nhất quyết phải tiêu diệt con quái thú này để trừ hại, bảo vệ dân làng. Sau nhiều lần giao chiến không thành, biết sức mình có đánh cũng không thể đánh lại nó, người cha đã quyết định tẩm độc vào người làm mồi cho thuồng luồng.
Thấy miếng mồi ngon nằm ngay bên bờ biển, ác thú lao tới ăn thịt cha và trúng độc rồi sau đó lăn ra chết. Sau đó, người con đi tìm cha nhưng chỉ tìm thấy được một phần cái xác cha nổi lên trôi dạt vào bờ biển, liền chạy đến ôm lấy khóc lóc thảm thương. Nào ngờ chất độc trên người người cha ngấm vào khiến người con cũng chết theo.
Vài ngày sau đó trời nổi giông bão liên miên kéo dài mãi không dứt, nơi hai cha con chết sau đó mọc lên hai hòn đá cao lớn, một to, một nhỏ sừng sững nằm giữa biển như hai cha con đang canh giữ biển khơi, bảo vệ dân làng chài. Người ta tôn kính và đặt tên cho đó là Hòn Phụ Tử.
Trước đây, Hòn Phụ Tử được du khách đi tour du lịch Kiên Giang xem là một trong những biểu tượng cho cảnh đẹp Kiên Giang, và hòn Phụ Tử đã được công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1989.
Video đang HOT
Tiếc thay, sự cố thiên nhiên ngoài mong muốn xảy ra vào năm 2006 đã khiến cho Hòn Phụ Tử bị gãy xuống biển mất hòn Phụ nặng khoảng 1.000 tấn. Khu du lịch Hòn Phụ Tử ngày nay chỉ còn hòn Tử đứng chơi vơi giữa biển cả.
Bên cạnh địa điểm du lịch là Hòn Phụ Tử thì nơi đây cũng còn có rất nhiều địa điểm tham quan du lịch khác cũng rất thu hút khách du lịch.
Bãi Dương
Cùng nằm trong khu du lịch Hòn Phụ Tử, bờ biển Bãi Dương có bờ biển chạy dài khoảng 2km rợp bóng cây dương, sóng dịu êm xô bờ vào cát thoai thoải, điểm tô cho những tàu thuyền neo đậu yên bình tại nơi đây.
Dưới ánh nắng rực rỡ của mặt trời, Bãi Dương hình vòng cung dường như đang ôm trọn lấy biển, để lộ những dải cát vàng mịn màng bên làn nước biển xanh lơ đặc trưng của nơi đây và hàng cây rì rào theo gió.
Bãi Dương nằm trong một vùng biển nông và những cơn sóng tại nơi đây rất nhỏ, bãi tắm cũng được che chắn và trải ra thật thoáng đãng, lý tưởng để được đắm mình trong làn nước biển mát mẻ, hay thả bước dạo chơi trên bờ cát, đến khám phá những những điều thú vị tại ghềnh đá to lớn, ẩn chứa bên trong đó là các hang động mà bạn có thể len lỏi trong lòng những hang ra tới tận ngoài biển.
Chùa Hang
Chùa Hang hay còn có tên gọi khác là chùa Hải Sơn là một ngôi “Phật động” nổi tiếng của Hà Tiên và du lịch Kiên Giang, nằm dưới chân núi An Hải Sơn, nằm sâu 40m trong hang đá tự nhiên, cửa chính của chùa nằm quay mặt vào đất liền, cửa sau lại thông ra biển.
Tương truyền lại rằng, công chúa Ngọc Tuyền – em gái của chúa Nguyễn Ánh đã mất ngay tại hang động này. Về sau, để tưởng nhớ người em gái, Nguyễn Ánh đã cho dựng chùa ngay trong hang để thờ phụng. Từ đó chùa cũng mang tên là Chùa Hang.
Trước sân Chùa Hang có đặt một pho tượng Phật Di Lặc nặng tới 22 tấn bằng đá Non Nước, được đưa về chùa từ Đà Nẵng. Vào bên trong lòng động Chùa Hang là những khối thạch nhũ với nhiều hình dạng khác nhau, khi gõ vào nhè nhẹ sẽ có tiếng kêu như tiếng chuông chùa nên được gọi là đà chuông.
Đến Hà Tiên du lịch trong chuyến du lịch Kiên Giang thì chắc hẳn hòn Phụ Tử là nơi mà du khách không thể bỏ qua. Bên cạnh việc tham quan du lịch thì nơi đất chất chứa rất nhiều tình cảm về gia đình, về tình phụ tử chứa đựng nhiều giá trị nhân văn.
Tết Hoa của dân tộc Cống ở Lả Chà
Trong hai ngày 23 - 24/11, đồng bào dân tộc Cống tại bản Lả Chà, xã Pa Tần (huyện Nậm Pồ) tổ chức đón Tết Hoa.
Tết Hoa mào gà hay còn gọi là Tết Hoa, theo tiếng của đồng bào dân tộc Cống là Mền Loóng Phạt Ái là trong 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Điện Biên. Năm nay, Tết Hoa rơi vào đúng dịp kỷ niệm 15 năm Ngày di sản Văn hoá Việt Nam.
Tết Hoa của dân tộc Cống ở Lả Chà là một nét văn hóa, khẳng định quá trình hình thành, tồn tại và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có tục thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng đa thần. Tết Hoa không chỉ để tạ ơn các thần linh, tổ tiên đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sức khỏe, may mắn cho mọi người mà còn là dịp để cầu mùa, cầu phúc, cầu lộc, cầu an đầu năm mới. ây cũng chính là dịp để gửi gắm những ước nguyện về một cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc thông qua những lời khấn của thầy mo thay mặt cho các gia đình trong bản.
Phụ nữ dân tộc Cống hái hoa mào gà. Ảnh: Văn Thành Chương
Tết Hoa của dân tộc Cống gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ tổ chức tại nhà thầy cúng hoặc trưởng dòng họ sau đó mỗi gia đình sẽ về làm lễ tại bàn thờ tổ tiên của gia đình mình. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian mang nhiều nét đặc sắc...
Trong những ngày Tết, cả bản tưng bừng trong không khí lễ hội, họ nắm tay nhau trong điệu xòe đoàn kết và cùng hát những làn điệu dân ca truyền thống rồi nhảy múa, hát ca và ném những hạt giống thóc, ngô ra khắp không gian xung quanh với mong ước bản làng bước sang một năm mới vạn vật sẽ sinh sôi, nảy nở.
Thầy mo đang làm lễ cho người cháu đích tôn bên cạnh bát gạo "cúng hồn". Ảnh: Văn Thành Chương
Từ sáng sớm, mỗi gia đình đều cử người đi hái hoa mào gà. Người được cử đi hái phải là phụ nữ, họ chọn lấy những bông hoa mào gà đẹp nhất đem về làm lễ cúng và trang trí nhà cửa.
Người dân sẽ chọn lợn và gà để làm vật cúng. Lợn và gà trước khi làm lễ cúng được mang đến nhà thầy mo để "làm lý" báo cáo thần linh và tổ tiên. Để "cúng hồn" cho những người trong gia đình, người Cống đặt gạo và trứng vào trong một chiếc bát có cắm nến. Một chiếc bát kiểu này cũng được đặt vào chõ đồ xôi và được thầy mo đọc một bài khấn với ý nghĩa cầu mong sự ấm no, hạnh phúc. Thầy mo cũng sẽ "cúng hồn" cho người cháu đích tôn, người được cho rằng sẽ kế tục việc thờ cúng sau này.
Triều Tiên qua con mắt một hướng dẫn viên Matt Kulesza đến Triều Tiên rất nhiều nhưng vẫn có lúc anh ngạc nhiên và thích thú như khi vừa say vừa hát theo hàng trăm người địa phương. Matt Kulesza, 34 tuổi, là một hướng dẫn viên du lịch người Australia - Ba Lan, làm việc cho công ty tour Young Pioneer có trụ sở tại Trung Quốc từ năm 2016 tới...