Đến Hội An cần ghé tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng nào?
Hội An luôn hấp dẫn khách du lịch bởi vẻ đẹp truyền thống, cổ kính và tinh tế, những công trình kiến trúc độc đáo những món ăn mang đậm văn hóa và bản sắc truyền thống.
Mà nơi đây còn rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn khác nữa. Hãy cùng khám phá những địa điểm nổi tiếng khi du lịch Hội An nhé!
Đến Hội An cần ghé tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng nào?
Những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hội An
Những ngày đầu đến du lịch Hội An thì du khách nên dành thời gian tham quan khám phá khu Phố Cổ Hội An, trong khu phố cổ có nhiều điểm du lịch nổi tiếng mang đậm chất văn hóa truyền thống, như các hội quán hay các xưởng chế tác mỹ nghệ. Dưới đây là danh sách các điểm du lịch hấp dẫn trong khu Phố Cổ.
Nhà Cổ Tần Ký
Vị trí nằm trên phố Nguyễn Thái Học. Dù đã trải qua gần 200 năm nhưng nhà cổ vẫn còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc cổ xưa. Nhà được xây dựng bởi những vật liệu truyền thống là bằng gỗ đá và gạch lát, vừa mang một nét riêng, mộc mạc vừa thể hiện sự giao lưu khi kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Nhà cổ Tấn Ký với nội thất chia thành nhiều gian, mỗi gian lại có những chức năng khác nhau. Mặt tiền phía trước dùng để trưng bày các sản phẩm, phía sau nhà cổ là nơi giao lưu hàng hóa vì thông với bến sông. Đây là điểm đến hấp dẫn trong khi đi tour du lịch Hội An mà du khách nên tới.
Các hội quán
Nếu du khách là người muốn tìm hiểu về tập quán,văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa. Thì những hội quán ở Hội An là một trong những nơi đáng để tham quan nhất trong các địa điểm du lịch phố Hội. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc chạm khắc với những hoa văn, đường nét vô cùng tinh xảo của nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa.
Giá trị nghệ thuật của Hội quán nằm ở chỗ cách trang trí theo các truyền thuyết dân gian, màu sắc rất nổi bật vì sử dụng hầu như là các gam màu nóng như màu đỏ, cam, vàng,…đan xen lẫn vào những hoạt tiết có gam màu lạnh để tạo sự dịu nhẹ, hài hòa. Ngoài ra, ở hội quán còn có một số tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ rất đẹp, thể hiện sự tài hoa, khéo léo của nghệ nhân xa xưa.
Nơi đây là điểm giao thương, trao đổi các loại hàng hóa nhưng đến nay vẫn còn giữ nguyên được nét hoang sơ, giản dị vốn có. Đây là dịp du khách đi du lịch Hội An có thể được hòa mình tìm hiểu đời sống của người dân phố Hội với cảnh mua bán tấp nập của người xưa, nhìn thấy cụ bà ngồi trên sạp hàng, tay không ngớt quạt hàng để xua đi cái nắng của mùa hè. Đặc biệt, du khách có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng đất này hay mua những món quà lưu niệm cho chuyến du lịch của mình.
Video đang HOT
Nơi đây đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn mà du khách luôn muốn dừng chân trong hành trình đến với vùng đất này. Chùa Cầu là một trong những di tích của Hội An, đã bao lần chứng kiến Hội An thay đổi theo lịch sử và cũng đồng thời là nơi giao thoa của văn hóa Việt – Nhật – Hoa. Được bắt qua sông Hoài thơ mộng , được làm từ gỗ, trên mái được lợp bởi ngói âm dương; hai đầu cầu đều có thú ngồi chầu, một bên là khỉ, một bên là chó. Nơi đây cũng chính là biểu tượng của Hội An cổ kính, xinh đẹp.
Xưởng thủ công mỹ nghệ
Xưởng thủ công mỹ nghệ
Đây là nơi quy tụ những làng nghề truyền thống của Việt Nam được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác vẫn giữ lại được những tinh hoa văn hóa thông qua các tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ như dệt chiếu, sơn mài, gốm,lòng đèn,… Đến với làng thủ công du khách đi tour Hội An không những được tận mắt chứng kiến cách người ta tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo, quy trình sản xuất mà còn được trực tiếp bắt tay vào làm những công đoạn đơn giản để tạo nên từng sản phẩm của chính mình. Chính vì vậy bạn đừng bỏ lỡ địa điểm du lịch Hội An nhé!
Các làng nghề truyền thống
Có thể nói các làng nghề truyền thống ở Hội An là một bộ phận rất quan trọng không thể tách rời trong kho tàng di sản văn hóa Hội An và trong đó phải kể đến:
Làng gốm Thanh Hà: Năm cach phô cô Hôi An khoang 2km. Tại làng gốm còn có công viên Đất Nung trưng bay rât nhiêu đô gôm cô nghệ thuật va quy hiêm lên đến hang trăm năm tuôi, khu mô hình đất nung, nhà trưng bày, trại sáng tác…, trở thành một điểm nhấn của làng gốm Thanh Hà, thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan và chiêm ngưỡng..
Làng mộc Kim Bồng: Một làng nghề truyền thống nổi tiếng khác của Hội An mà bạn cũng đừng quên ghé thăm chính là làng mộc Kim Bồng. Sản phẩm mộc đã bao đời vang danh ,bằng chứng cho sự tài năng và điêu luyện của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng đó những Bát phẩm, Cửu phẩm mà triều đình Huế đã ban tước. Tại đây, du khách có thể tìm mua cho mình những bức tượng gỗ, hoàng phi, ghế ngồi hay những món đồ chơi nhỏ độc đáo mà chẳng nơi nào có được.
Làng rau Trà Quế: Nếu du khách muốn được trải nghiệm một không gian thanh bình, được ngắm nhìn những vườn rau xanh mướt thì làng rau Trà Quế sẽ là một địa điểm rất thích hợp với bạn. Nổi tiếng với những sản phẩm rau sạch, xanh, được trồng trên đất màu mỡ, với kỹ thuật nghiêm ngặt theo phương pháp hữu cơ nên có hương vị giòn ngọt đây cũng chính là lý do tạo nên những món ăn thơm ngon đặc sắc của Hội An. Ngoài ra, du khách sẽ được trải nghiệm cuốc đất, trồng rau, bón phân, làm nông dân thực sự để hiểu biết thêm về cuộc sống giản dị gần gũi và có thêm nhiều kỷ niệm kỉ niệm khó quên.
Bên trong nhà cổ hơn 240 tuổi ở Hội An
Xây dựng từ năm 1780, ngôi nhà Phùng Hưng được bảo tồn nguyên trạng, trở thành điểm đến thu hút du khách.
Nhà cổ Phùng Hưng có địa chỉ tại số 4 đường Nguyễn Thị Minh Khai nằm trong phố cổ, gần Chùa Cầu. Nhà được một thương nhân người Việt xây vào năm 1780, trong thời kỳ hưng thịnh của đô thị cảng Hội An. Ông đặt tên cho ngôi nhà là Phùng Hưng - cũng là tên hiệu buôn, có nghĩa là "hưng thịnh" với mong muốn gia đình làm ăn phát đạt.
Xưa kia đây là tiệm buôn bán các mặt hàng lâm thổ sản như quế, tiêu, muối cùng các mặt hàng lụa tơ tằm, đồ sứ, thủy tinh... Chủ nhân hiện tại là con cháu đời thứ 8, đang sống và bảo tồn nhà cổ.
Kiến trúc của ngôi nhà chịu ảnh hưởng của 3 nền văn hóa Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Vật liệu xây dựng chủ đạo là gỗ làm khung - sàn kết cấu, tường hồi xây gạch, mái lợp ngói âm dương. Nhiều cột, dầm, xà gỗ được chạm trổ công phu.
Mặt tiền ngôi nhà được chia làm 3 gian, lối đi chính ở gian giữa, 2 gian bên là cửa bán hàng. Phía trên cửa chính có 2 mắt cửa hay còn gọi là môn thần, một dấu ấn kiến trúc ở Hội An. Mắt cửa vừa là vật trang trí, vừa mang yếu tố tâm linh, được coi là vật canh giữ cho ngôi nhà, tránh điều xấu xâm phạm.
Lớp ngoài cùng của ngôi nhà trước đây là nơi bán hàng, hiện nay làm nơi tiếp khách. Cách bài trí và đồ đạc nội thất vẫn được giữ nguyên.
Từ gian ngoài vào gian trong đi qua một cửa giữa. Trên cửa có treo bức hoành phi với 4 chữ "Thế Đức Lưu Quang", nghĩa là đức hạnh của tổ tiên lưu truyền tỏa sáng. Hai bên cửa có những cặp câu đối cổ.
Gian bên trong là phòng khách. Điều đặc biệt đây là một khoảng thông tầng cao tới mái. Khoảng thông tầng này làm thoáng rộng không gian và thu sáng vào ngôi nhà. Tầng 2 có những lan can bao quanh. Toàn bộ ngôi nhà có 80 cột gỗ lim.
Bộ mái trên khoảng thông tầng có kiến trúc mái Tứ hải xòe ra 4 phía. Lớp mái này cao hơn các lớp mái kế cận để tạo khoảng trống cho thông thoáng. Đây là dấu ấn kiến trúc Nhật Bản.
Gian trong cùng là nơi ở của người nhà. Tại đây có cầu thang gỗ đi lên tầng 2.
Gian ngoài ở tầng 2 là nơi thờ cúng và sinh hoạt của gia đình. Ở đây có bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu - vị thần trong tín ngưỡng của người Trung Hoa. Hệ thống kết cấu mái ở không gian này và gian phía sau, cùng với hệ thống khung, sườn, sàn gỗ mang kiến trúc thuần Việt.
Ở đây có một ô cửa vuông trên mặt sàn, gọi là cửa sập. Cửa này có tác dụng thông với không gian buôn bán ở tầng dưới, dùng để chuyển hàng lên gác khi có lũ lụt. Đây cũng là một chi tiết kiến trúc mang tính bản địa.
Cửa mở ra hiên được làm theo lối thượng song hạ bản (tức là phía trên chấn song, phía dưới làm gỗ kín) đem đến sự kín đáo mà vẫn thông thoáng, phù hợp với khí hậu địa phương.
Hiên phía trước ở tầng 2 là một dấu ấn kiến trúc Trung Hoa với cấu tạo trần vỏ cua (hệ thống trần gỗ uốn cong). Trên những khung đỡ mai có chạm hình cá chép. Hình tượng cá chép trong văn hóa Trung Hoa là biểu tượng của sự may mắn, đối với Việt Nam là sự thịnh vượng, và với người Nhật Bản lại mang tới quyền lực.
Trong nhà cổ Phùng Hưng còn lưu giữ được nhiều đồ cổ, đồ gốm sứ có niên đại hàng trăm năm.
Nhà cổ Phùng Hưng được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia ngày 29/6/1993. Cho đến nay, ngôi nhà vẫn giữ được gần như nguyên vẹn các đường nét kiến trúc, nội ngoại thất. Đây cũng là di tích về nghệ thuật kiến trúc và lối sống của tầng lớp thương nhân Hội An xưa, đồng thời là minh chứng cho giao thoa văn hóa ở Hội An.
Du khách có thể mua vé tham quan phố cổ Hội An giá 80.000 đồng/ người, được chọn 3 trong số 21 công trình là nhà cổ, bảo tàng, hội quán. Tuy nhiên, du khách đi Hội An trước 31/3 sẽ được ưu đãi giảm 50% giá vé tham quan khu phố cổ.
Dạo phố cổ Hội An vắng vẻ mùng 1 Tết Sáng mùng 1 Tết (12-2), phố cổ Hội An lặng thinh như thể ai cũng "kiêng kỵ" xông đất, đạp đường đầu năm. Tuy vậy, mỗi góc phố, đoạn đường lại toát lên vẻ đẹp của sự tĩnh lặng trong nắng xuân. Đâu đó vẫn bắt gặp một người thoáng qua bên phố, họ đi lại rất khẽ như muốn để cho phố...