Đến hồ của gió ăn “cá gió” chiên giòn
Đến Đa Tôn một ngày bất kỳ, hồ đều cống hiến một vẻ đẹp đặc biệt để thỏa tình người chiêm ngưỡng.
Bạn cũng đừng quên thưởng thức món cá chép chiên giòn, hay “cá gió” chiên giòn ở hồ Đa Tôn – hồ của gió.
Thật sự trong tất cả các sách về sinh vật từ cổ đại cho đến hiện tại, không có loài cá nào mang tên “cá gió”. Đó là cái tên phóng tác do nhóm “ngũ tinh”- tinh là tinh nghịch, chúng tôi đặt cho món “cá chép chiên giòn” ở hồ Đa Tôn, thuộc xã Thanh Sơn của huyện Tân Phú, Đồng Nai.
Một món ăn không cầu kỳ phức tạp, cách ăn cũng rất “khẩn hoang”, dùng bằng tay, nhưng hương vị cứ như gói những thấu cảm về sự cân bằng luật âm – dương, rộng mở càn khôn vũ trụ ngũ hành kim- mộc-thủy- hỏa- thổ, và về thị giác thì như một tác phẩm sắp đặt Installation của nghệ thuật ẩm thực dân dã.
Khởi thủy, trong nhóm “ngũ tinh” chúng tôi có một “tinh tú” quê ở Phương Lâm, Tân Phú, Đồng Nai, một miền đất cổ bán sơn địa đầy huyền thoại. Qua những lần kể về quê, về ngôi nhà nhỏ đầy hoa lá cỏ của mình nằm ven quốc lộ 20, gần sát bên hai ngọn núi cuối cùng của dãy Trường Sơn kiêu hùng, về những khoảnh khắc giao mùa nhiều cung bậc ảo mị như thơ, như nhạc, như tranh rất độc đáo, rất lạ kỳ của bốn mùa xuân – hạ – thu – đông…
Và một ngày đầu hạ, chúng tôi không thể dừng cái mong muốn đến nơi này, chạm vào, khám phá, thưởng thức và tan chảy với những cảm xúc hào hứng, phấn khích, hòa vào bầu trời và mặt đất, hòa vào nắng và gió, vào hoa lá cỏ cây cùng hồ nước được bao quanh bởi núi đồi bình nguyên…
Hồ Đa Tôn
Hồ Đa Tôn có lẽ là một cái tên còn khá xa lạ so với hồ Dầu Tiếng, hồ thủy điện Trị An, trong bản đồ du lịch của các hãng lữ hành Việt Nam và quốc tế, nhưng đã trở thành quen thuộc trong vòng mấy năm trở lại đây với “cư dân” trẻ làng “phượt”, là một điểm check-in sơn thủy hữu tình không thể bỏ qua khi nhắc đến Đồng Nai.
Nguyên thủy hồ là một con suối nằm trong thung lũng, bao quanh là đồi núi, rồi sau được cải tạo thành hồ chứa nước với diện tích mặt nước gần 300ha, và nơi sâu nhất tới 20m, với dung tích hơn 20 triệu m3.
Có thể hồ nằm khá hẻo lánh, ở một vùng đất còn nhiều hoang sơ nguyên thủy, có thể vì chưa có nhiều dự án khai thác du lịch nơi này, nên hồ vẫn còn e ấp chưa phô diễn nét đẹp độc lạ được ví như “viên ngọc bích” của mình… Nhưng khi đến đây, hồ đã thật sự chinh phục chúng tôi. Từ trên căn nhà gỗ nằm lưng chừng đỉnh đồi, phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh.
Một cảnh quan lộng lẫy trong ánh nắng chiếu một góc vuông đầy ma mị quyến rũ, trong không gian bao la mênh mông của mặt nước xanh biếc màu lục diệp, lăn tăn gợn sóng in dáng cây dáng núi đồi trập trùng lung linh, phản chiếu mây trời y hệt từng cụm bông trắng bồng bềnh êm đềm trôi.
Và gió, hình như là chủ nhân của vùng hồ này. Gió thênh thang phóng khoáng băng ngang hồ không va vấp vướng víu. Gió vun vút đuổi nhau trên những ngọn sao – dầu cổ thụ, cho ngọn cây càng kiêu hãnh vươn cao in vào mây trời đỉnh núi. Gió ào ào tràn vào những khu vườn sầu riêng, điều, măng cụt, chôm chôm, bơ…, như muốn mang hương thơm hoa trái tung thả trong trời đất.
Gió tinh nghịch luồn lách ngang dọc những cụm hoa sao nháy, sim tím ven đồi, cho lao xao quấn rối chúng vào nhau trong trò chơi giao duyên. Gió mơn man lả lơi ve vuốt những vạt cỏ mềm ngang mép nước, những đám bông lau trắng ven chân đồi, những chùm hoa dại dọc sườn núi, như một đắm đuối yêu thương…
Video đang HOT
Có lẽ thế, chúng tôi đã đặt tên cho món đặc sản nơi này là “cá gió”.
Theo người địa phương cho biết, hồ Đa Tôn có trên 20 loài cá nước ngọt, là nguồn lợi thủy sản mang lại nhiều lợi nhuận cho cư dân vùng này. Có một số giống cá “nguyên thủy”, nhưng khá hiếm gặp, phần lớn là cá được thả nuôi tự nhiên như cá trôi, trắm, mè, chép… Đặc biệt là cá chép của hồ Đa Tôn, đã trở thành đặc sản “danh bất hư truyền” của vùng này, với hai món phổ thông: Cá chép chiên giòn và cháo cá chép.
Sau một cuộc thám sát ngó nghiêng vòng quanh hồ, chúng tôi dừng lại một quán ăn nằm sát cạnh hồ, dưới những tán lá cây cổ thụ rợp mát. Và chắc chắn món ưu tiên số một là “đặc sản” vùng hồ: Cá chép chiên giòn cuốn bánh tráng, món “cá gió” của chúng tôi.
Cá chép hồ Đa Tôn – hồ của gió, mình thuôn tròn, bụng nhỏ, thân cứng, ăn những rong rêu và phù du hồ, lại được quẫy mình trong nước thanh sạch không bị các tạp chất ô nhiễm, nên trở thành loài cá “sạch”, thịt chắc, thơm, ngọt.
Cá chép chiên giòn hồ Đa Tôn
Cá sau khi được chiên giòn bày trên đĩa gốm, nhìn đã bắt mắt bởi màu vàng nâu, nhất là những chiếc vảy cong lên ánh màu vàng đồng, cái đầu còn nguyên vẹn vàng ruộm há chút miệng như mời mọc khêu gợi. Nhìn con cá cảm giác một tác phẩm điêu khắc sống động hấp dẫn, lại thêm mùi thơm ngầy ngậy đang kín đáo tỏa ra, kích thích vị giác đến râm ran cả châu thân.
Rồi là đĩa rau vị ăn kèm xanh ngắt, non tơ, có nồng thơm, có chua dịu, có chát ngọt, có đắng bùi, với nhiều loại lá rừng không tên (mà nghe nói toàn có tính dược thảo bồi bổ tì vị mát gan lợi can chi), chỉ nhận biết vài thứ như đọt đinh lăng, đọt sung, đọt xoài…, kèm theo dưa leo, thơm, giá… Chén nước mắm chua ngọt là điểm xuyết cho một sắp đặt bày biện xinh xắn với màu đỏ của ớt chen màu vàng nhạt của tỏi, để bên cạnh xấp bánh tráng trắng đục.
Người bạn mang nickname “Cá” trong nhóm “ngũ tinh” chúng tôi, có lẽ cầm lòng không đậu, sau khi rút điện thoại chụp vài shot hình để “nuôi” facebook, đã nhón nhén bẻ một chiếc vây… U là trời, không thể giấu được tiếng nhai giòn rụm phát ra, đầy kích động… Thế là, không cần mời mọc, các ngón tay xinh của “ngũ tinh” cứ thế “tấn công” đồng loạt vào những cái vây, cái đuôi… Rồm rộp, rau ráu, những âm thanh thật sự mang cảm xúc mạnh.
Và tiếp theo, không đợi thêm phút nào, cuộc “tổng lực” đợt hai, chúng tôi đồng loạt “thao tác” rất bài bản từng công đoạn của món “cá gió” chiên giòn cuốn bánh tráng. Từ lá bánh gạo mỏng tang dẻo mềm, lót lên vài chiếc lá rau, thêm lát dưa leo, miếng thơm, chút cọng giá… rồi một dẻ thịt cá trắng ngần, cuộn tròn, chấm vào chén nước mắm… Một “vũ trụ” âm dương hòa hợp, ngũ hành tương sinh nằm trong món “cá gió” chiên giòn, rất khó diễn tả hết vị ngon, vị ngọt, vị béo, vị thơm và cả những vị mà chỉ có thể cảm nhận theo từng vị giác cỉa mỗi người…
Và món cá chép chiên giòn, mà chúng tôi đặt tên “cá gió” thật sự là một món ăn gây ghiền, gây nhớ từ hương vị lẫn màu sắc đến cảm xúc.
Cuối tuần đi đâu: Hòa mình vào thiên nhiên, cắm trại bên hồ thủy điện Thác Mơ
Trảng cỏ rộng ôm lấy hồ nước xanh ngắt như một tấm gương, xa xa là núi Bà Rá sừng sững...
Cắm trại bên hồ thủy điện Thác Mơ (Bình Phước) là gợi ý thú vị dành cho bạn khi muốn trốn thành phố vào dịp cuối tuần.
Cách trung tâm TPHCM khoảng 150km, hồ thủy điện Thác Mơ thuộc tỉnh Bình Phước, nằm ngay dưới chân núi Bà Rá. Đây là hồ nước nhân tạo, xung quanh có nhiều hòn đảo nhỏ. Hồ cung cấp nước cho hệ thống thủy điện Thác Mơ.
Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Giống như núi Bà Đen dưới chân có hồ Dầu Tiếng thì núi Bà Rá cũng có hồ thủy điện Thác Mơ. Mùa nước thấp, những trảng cỏ rộng lớn hiện ra ôm lấy hồ, trải dài như vô tận.
Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Từ TPHCM, du khách đi theo Quốc lộ 14, sau đó đi thêm 12km nữa là đến được đồng cỏ Hồ thủy điện Thác Mơ.
Cách đây chừng hai năm, con đường từ Quốc lộ 14 dẫn vào hồ khá khó đi, thế nhưng bây giờ đường đã được làm mới rất đẹp, chợ và hàng quán chỉ cách trảng cỏ chưa đầy 500m.
Ban ngày, du khách có thể xin vào vườn sầu riêng chụp ảnh. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Tổng thể khu cắm trại hồ thủy điện Thác Mơ có ba khu vực, chiếm phần lớn nhất là trảng cỏ xanh mướt trải dài, tiếp đó là hàng cây sầu riêng bạt ngàn ôm xung quanh và hồ nước dưới chân núi Bà Rá hùng vĩ.
Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Hồ nước rất rộng và trong xanh như một tấm gương, có nhiều góc dựng trại rất đẹp. Chúng mình đã chọn vị trí đồng cỏ gần hồ để dựng lều.
Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Người dân địa phương ở đây rất nhiệt tình và mến khách, họ mưu sinh bằng những con đò chở khách qua bến đò Phước Long. Chỉ với 20.000 đồng cho một xe máy và hai khách, bạn có thể lên thuyền đi băng qua hồ, ngắm nhìn mặt hồ bao la.
Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Đêm đến, chúng mình mở toang cửa lều, ra ngoài đốt đống lửa nhỏ để nhấm nháp cà phê và ngắm bầu trời tĩnh lặng. Ở đây lúc này chỉ có gió thổi, lửa ấm và những vì sao đêm lấp lánh.
Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Nếu bạn đã chuẩn bị sẵn đồ ăn và thức uống cho chuyển đi thì quá tuyệt, nếu không cũng đừng lo lắng vì chợ dân sinh chỉ cách nơi cắm trại chừng 500m, giá cả rất phải chăng. Nếu đi hai người trong hai ngày, mỗi bạn chỉ cần mang theo chừng 500.000 đồng là thoải mái.
Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Ngoài cắm trại trên đồng cỏ, mọi người có thể kết hợp trekking núi Bà Rá với độ cao hơn 730m. Người dân địa phương nói rằng, có một câu chuyện gắn với ngọn núi 'linh thiêng' này. Thuở xưa, nơi đây có một mạch nước ngầm một ngày nọ bỗng nhiên phun trào như thác gây ngập lụt, ngập cả cây cối và nhà cửa của người dân.
Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Chứng kiến cảnh này, một vị thần đã xuất hiện và dùng một vật úp lại ngăn không cho dòng nước phun trào nữa và vật này biến thành núi Bà Rá bây giờ.
Núi Bà Rá nhìn từ xa. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Các cô chú chạy đò nói rằng, đồng cỏ hồ thủy điện Thác Mơ hầu như không có nhiều khách du lịch vì ít người biết đến. Nơi đây rất phù hợp cho du khách yêu thiên nhiên hoang sơ, 'sống chậm' vào dịp cuối tuần.
Vị trí hồ thủy điện Thác Mơ. Ảnh: Google Maps
Xóm nổi giữa lòng hồ Bản Vẽ Tại bến thượng lưu của hồ thủy điện Bản Vẽ (thuộc xã Yên Na, huyện Tương Dương, Nghệ An) có một xóm nghèo với hơn chục hộ dân sinh sống. Họ mưu sinh trên sông nước trong những ngôi nhà nổi lúp xúp và lênh đênh trên những mạn thuyền tròng trành. Cách đây hơn chục năm, ở nơi núi rừng sâu thẳm...