Đến hẹn trao vàng, phải chăng bầu Đức đã sai còn bầu Hiển thì đúng?
Nhiều Gala QBV gần đây, quân Hà Nội FC đều chiếm ưu thế và đoạt giải trong khi các ngôi sao của HAGL cứ vắng vẻ dần.
CÁCH LÀM CỦA BẦU ĐỨC CHƯA HỢP LÝ NHƯ BẦU HIỂN NHƯNG CŨNG CÓ ƯU ĐIỂM KHÁC
Hà Nội FC và HAGL đang là 2 đầu tàu xuất sắc nhất về đào tạo trẻ ở bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên trong vài năm qua, Hà Nội FC cho thấy sự vượt trội hơn CLB Phố Núi. Phải chăng cách làm của bầu Hiển là hợp lý hơn so với bầu Đức? Chuyên gia Lê Thụy Hải đưa ra quan điểm về vấn đề này.
“Phải thừa nhận các cầu thủ trẻ ở Hà Nội FC nhanh chóng vượt lên hơn so với HAGL. Vì HAGL là cùng một lứa đá với nhau thì không đủ khả năng vực nhau dậy. Ngoại binh thì lại rất ít và kém. Hà Nội thì họ xen 3 – 5 cầu thủ trẻ thôi, thay ra thay vào còn đa số là cầu thủ lớn, ngoại binh rất hay. Vì thế cầu thủ trẻ của họ có điều kiện phát triển hơn.
CLB Hà Nội cũng có thành tích cao hơn, HAGL thì cứ xấp xỉ xuống hạng thì ai bầu QBV. Chưa kể Hà Nội có thành tích thì được đá nhiều giải cúp châu Á, cơ hội cọ xát cho các cầu thủ trẻ cũng nhiều hơn”.
Bầu Hiển thành công rực rỡ với lứa cầu thủ trẻ Quang Hải, Văn Hậu, Duy Mạnh, Đình Trọng…
Tuy nhiên, cách làm của bầu Đức, tức đôn đồng loạt các cầu thủ trẻ lên chơi V.League cũng có mặt tốt khác, đấy là sẽ có nhiều vị trí cho các tài năng cọ xát hơn so với mô hình của Hà Nội FC. Vì vậy, có thể HAGL không đưa được nhiều cầu thủ trẻ vươn đến đỉnh cao như Hà Nội FC nhưng không thể phủ nhận công lao của bầu Đức.
“Nhóm cầu thủ tốt nhất của HAGL bây giờ cũng chưa phải thật sự hay. Ví dụ Công Phượng giờ cũng lớn rồi phải không. Chúng ta phải nhìn nhận thực tế nếu ở HAGL thì cầu thủ ấy vẫn chưa thể dẫn dắt phần còn lại.
Còn ở Hà Nội, họ có nhiều cầu thủ đủ sức dẫn dắt toàn đội, dẫn dắt lớp đàn em. Ví dụ Văn Quyết, Hùng Dũng… vài cầu thủ trẻ khác thì cũng lớn mạnh rồi. Ngoại binh của Hà Nội rất tốt còn HAGL chẳng có gì.
Tất nhiên, giờ bảo HAGL làm giống Hà Nội thì cũng khó vì họ không có đủ cầu thủ, không có đủ nòng cốt để làm chỗ dựa cho các em trẻ. Đa số là các cầu thủ trẻ sàn sàn giống nhau. Bây giờ bảo vung tiền ra mua người cũng không dễ đâu. Bây giờ các CLB đều mạnh cả, mình bỏ tiền ra thì đội khác cũng sẵn sàng bỏ tiền ra.
Khó nói bầu Đức sai trong cách làm trẻ nhưng rõ ràng chưa hợp lý bằng Hà Nội FC. Dù vậy, cách làm của bầu Đức cũng có dụng ý và mặt tốt riêng.
Nhưng cái hướng đầu tư của anh Đức cũng có mục đích riêng. Anh ấy muốn đào tạo cầu thủ trẻ cho quốc gia, U22, U23… để rồi có cái SEA Games. Ý định của anh ấy như thế.
HAGL có thể chưa phải tốt nhất về đào tạo trẻ, nhưng ngoài Hà Nội FC ra thì cũng đâu còn nơi nào hơn họ. Họ có thể coi là nơi đầu tiên đi theo con đường chuyên nghiệp hóa đào tạo trẻ. Họ đào tạo một cầu thủ tương đối toàn diện về mọi mặt: Chuyên môn, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, ngoại ngữ… Tất nhiên, cái hướng đi chưa chắc đã đúng vì mục đích ban đầu là đào tạo cầu thủ để bán, chứ không phải để vô địch.
Video đang HOT
Để vô địch thì nó phải theo kiểu khác. Mà ngày xưa anh Đức cũng vô địch liền 2 mùa rồi. Trước đấy HAGL thường lắm nhưng có anh Đức vào thì nó khác. Anh ấy bỏ cách chơi cạnh tranh vô địch đi để làm một điều mới. Điều mới để giúp ĐTVN phải đi lên. Vì thế ta không thể phủ nhận công lao của bầu Đức.
Còn anh Hiển may mắn, có điều kiện xung quanh tốt. Nhiều cầu thủ anh ấy lấy từ xung quanh Hà Nội chứ không phải của đội anh ấy đào tạo từ đầu. Cộng với đội Hà Nội FC của anh ấy đang mạnh mẽ. Anh ấy cấy dần cầu thủ trẻ vào, lại thêm ngoại binh tốt để các em học tập. Ta phải nói thật như thế. Đấy cũng là một điều may mắn” – ông Hải tiếp.
MUỐN KHÔNG KÌM CHÂN TUẤN ANH, VĂN TOÀN, BẦU ĐỨC CẦN ĐỂ HỌ RA ĐI GIỐNG CÔNG PHƯỢNG
Hiện HAGL đã cho mượn Công Phượng đến TP.HCM và đây được xem là quyết định đúng đắn, sẽ giúp ích nhiều cho sự phát triển của ngôi sao xứ Nghệ. Ông Lê Thụy Hải cho rằng bầu Đức cũng nên làm thế với các ngôi sao khác như Văn Toàn, Tuấn Anh, trong bối cảnh vẫn chưa thể xuất ngoại thành công.
“Theo tôi thì các em tốt của HAGL, nếu có điều kiện vẫn nên chuyển sang một CLB trong nước khác, mới phát huy được hết khả năng. Nếu các em ở lại HAGL thì không có chỗ dựa, không có ai để học hỏi thêm, không có khả năng để phát huy. Các em di chuyển được thì là tốt, thay đổi môi trường để từ đó tiến bộ, phát huy lên.
Chứ nếu chúng ta cứ ở mãi một môi trường thì cũng xói mòn đi. Như các học viện ở nơi khác, các em cũng được cho mượn đến nhiều nơi rồi sau đó lại quay về. Ajax, các CLB Hà Lan đều vậy hoặc tốt rồi thì bán ra nước ngoài… HAGL nếu có cầu thủ xuất sắc cũng nên bán đi thôi (không nhất thiết phải là bán ra nước ngoài – PV)”.
Nếu Tuấn Anh, Văn Toàn có thể đến một CLB mạnh ở V.League như Công Phượng tới Tp.HCM thì sẽ kích phát được hết khả năng.
Về vấn đề HAGL vẫn duy trì đường lối cũ, tức tạo cơ hội tối đa cho các tài năng trẻ, ông Lê Thụy Hải gợi ý lối đi.
“HAGL nếu có thể đảm bảo không xuống hạng thì nên chơi như hiện tại, tức là vẫn dùng toàn bộ cầu thủ trẻ, dù có bán đi các ngôi sao sáng nhất như Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn… Nhưng HAGL cần phải có một HLV tốt. Họ có thể ngấp nghé nhưng không thể để bị xuống hạng.
Vị HLV tốt ấy phải có thể đẩy các cầu thủ trung bình lên khá, khá lên giỏi. Anh không thay đổi cách làm nhưng phải thay đổi phương pháp huấn luyện. Tại sao các CLB nước ngoài hay thay đổi HLV thế? Phải nhìn vào để xem lý do.
HAGL nhiều năm qua bị đặt mục tiêu cao một phần vì các phát ngôn của bầu Đức. Anh ấy nói đội có thể top 3 hay vô địch vì chưa đánh giá hết CLB của mình. HAGL nếu như không có một số cầu thủ lớn hay ngoại binh hay thì đừng bao giờ mơ top 4, top 5. Nhưng khi đó thì mục tiêu của anh ấy lại phải thay đổi, lại phải giảm bớt chỗ của các cầu thủ trẻ. Còn muốn giữ nhiều vị trí cho cầu thủ trẻ thì khó vươn lên vị trí cao”.
CÔNG PHƯỢNG, TUẤN ANH, VĂN TOÀN CÓ TỐ CHẤT ĐOẠT QBV VIỆT NAM
Nếu cứ ở lại HAGL và CLB phố Núi đi theo con đường hiện tại, quá khó để Tuấn Anh hay Văn Toàn vươn lên đỉnh cao vinh quang cá nhân, là danh hiệu QBV Việt Nam. Nhưng bên cạnh câu chuyện tập thể, liệu những cầu thủ này có thật sự mang tố chất đủ để đoạt QBV hay không? Ông Hải nhận định:
“Các cầu thủ HAGL như Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn có rất nhiều tố chất để đoạt QBV Việt Nam. Nhưng với điều kiện anh phải ở CLB mạnh. Bản thân anh phải quán triệt được tinh thần cố gắng để đoạt QBV. Nếu anh không có tham vọng, không có ý thức vươn lên bằng trí tuệ, bằng tham vọng, bằng khả năng của mình thì chẳng bao giờ được QBV cả”.
Thành tích cá nhân tốt nhất của một cầu thủ thuộc Học viện HAGL đến nay là QBB 2016 mang tên Xuân Trường.
XUÂN TRƯỜNG CẦN THAY ĐỔI NGAY NẾU KHÔNG SẼ MUỘN
Cuối cùng, ông Hải dành thời gian nói về Xuân Trường, một ngôi sao lớn của HAGL nhưng dần mờ nhạt thời gian qua, chủ yếu vì tốc độ xử lý bóng chậm.
“Xuân Trường phải vượt qua chính mình. Nếu em đã đi nước ngoài thì phải hiểu tốc độ xử lý bóng rất quan trọng. Cầu thủ nước ngoài không phải là hay vượt trội ta đâu. Nhưng họ xử lý bóng rất nhanh.
Nhanh không phải là chuyền một chạm. Anh phải xử lý theo tình huống của đội mình, nhanh cùng nhanh, chậm cùng chậm. Xuân Trường thì thường là toàn đội nhanh nhưng cậu ấy bị chậm lại. Đó là cái Trường phải cố gắng chứ về kĩ thuật cậu ấy không kém. Quan sát cũng tinh tế nhưng do quan sát chậm nên xử lý đi theo quan sát, tư duy thì lại cũng chậm.
Xuân Trường cần xử lý bóng nhanh hơn.
Ngày xưa tôi đá bóng, anh Lê Thế Thọ còn nói tôi phải tự lẩm bẩm “nhanh lên, nhanh lên, nhanh lên…”. Tự mình làm cho mình có áp lực để nhanh lên. Muốn thay đổi thì trong các chi tiết nhỏ nhất ở từng buổi tập, Trường đều phải cố gắng thay đổi, nhanh hơn.
Đấy là thói quen của Trường từ bé, không tự thay đổi thì không ai thay đổi được. Giờ Trường vẫn còn thời gian, nhưng 1 – 2 năm nữa mà vẫn không cải thiện thì sẽ thành muộn. Xuân Trường cứ chơi thế này thì các CLB khác họ không lấy về chuyên môn đâu. Mình rất yêu em ấy nhưng thấy như thế chứ không phải ghét bỏ gì”.
Nếu năm nay Hùng Dũng đoạt QBV Việt Nam thì sẽ xứng đáng hơn Quang Hải năm 2018?
“Thực ra mà nói, QBV ở Việt Nam tôi chẳng thấy nó chính xác gì cả, chẳng có tiêu chí gì cả. QBV là gì? Cầu thủ đấy ở CLB phải thế nào chứ. Chúng ta không dám so sánh với thế giới nhưng tiêu chí phải giống nhau.
Cầu thủ phải xuất sắc, phải là người có khả năng dẫn dắt, quyết định cho cả một đội bóng trên sân. Nhưng ở Việt Nam thì nhiều khi không phải thế. Ví dụ năm ngoái, Quang Hải chẳng qua là được vài trận trong giải quốc tế, chứ đâu phải cả mùa giải ở CLB đâu. Có thể cậu ấy rất là hay nhưng một phần do báo chí ca ngợi hoặc do tiêu chí bầu nó không rõ ràng.
Hùng Dũng năm nay nếu đoạt QBV thì hợp lý hơn Quang Hải mùa trước. Ở Hà Nội FC, bạn ấy cũng rất xuất sắc, tất nhiên chưa thể so với đội trưởng Văn Quyết. Điều quan trọng nhất, SEA Games vừa rồi mà không có bạn ấy thì cực kì khó khăn.
SEA Games đấy là cái mà lần đầu tiên chúng ta đoạt HCV môn bóng đá nam. Trên ĐTQG, Hùng Dũng cũng là một trong những cầu thủ hay. Vì thế Dũng rất xứng đáng đoạt QBV 2019″ – HLV Lê Thụy Hải nêu quan điểm.
Bầu Hiển và quy trình biến bóng đá thành tiền
Từng bị xem là ông chủ của nhiều đội bóng, nhưng bầu Hiển đang thành công với một quy trình khác biệt ở V-League.
Các cầu thủ Hà Nội tung hô bầu Hiển sau khi đội bóng thủ đô hạ SLNA 2-0 lên ngôi vô địch V-League 2018 sớm năm vòng đấu. Ảnh: Lâm Thỏa.
Ông bầu đất Hà thành được biết đến lần đầu tiên trong giới bóng đá đỉnh cao Việt Nam, khi nhận chuyển giao theo hình thức tài trợ từ Đà Nẵng năm 2008. Đội bóng sông Hàn, về lý thuyết, có lẽ chẳng bao giờ thuộc quyền sở hữu của bầu Hiển. Nhưng giấc mộng bóng đá của ông bắt đầu trước đó vài năm, từ việc tiếp nhận nhiều cầu thủ của một đội bóng nghiệp dư để bắt đầu thi đấu từ giải hạng Ba năm 2006. Khởi đầu thế nào, thì con đường sau đó thế ấy. Tròn 15 năm làm bóng đá của bầu Hiển vừa được đánh dấu bằng việc chuyển giao cho Phú Thọ đội U21 vừa vô địch quốc gia.
Những đội bóng có "dây mơ, rễ má" đến bầu Hiển có thể được điểm danh theo lộ trình như sau: Đầu tiên là Hà Nội được xây dựng từ gốc, rồi Đà Nẵng nhận chuyển giao từ địa phương. Đến năm 2011, thông qua các công ty con và những hợp đồng "tài trợ ẩn danh", bầu Hiển được cho là chủ thực sự của Quảng Nam. Năm 2016, khi đội hạng nhất Hà Nội thăng hạng, ông đổi tên thành Sài Gòn FC, và chuyển "hộ khẩu" vào TP HCM. Đến 2019, đội trẻ Hà Nội được chuyển giao cho Hà Tĩnh để trở thành Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vừa thăng hạng V-League. Như vậy, Phú Thọ là đội bóng thứ sáu có liên quan dễ thấy đến bầu Hiển. Nhưng theo nhiều tin đồn, ông còn vươn tầm ảnh hưởng đến cả Quảng Ninh, Cần Thơ và SLNA, tùy từng giai đoạn cụ thể.
Những quan hệ chằng chịt, cả trực tiếp lẫn gián tiếp giữa các đội bóng với nhau, dễ gợi nên sự thao túng của bầu Hiển đến bóng đá Việt Nam, nhất là V-League. Thực tế sân cỏ cho thấy, kể từ năm 2010, các đội bóng được cho là của bầu Hiển đã vô địch V-League tổng cộng bảy lần, trong đó Hà Nội năm lần, Đà Nẵng và Quảng Nam mỗi đội một lần. Trong các chức vô địch ấy, chỉ hai năm vô địch liên tiếp 2018 và 2019 là thể hiện sức mạnh rõ ràng, nhờ dàn tuyển thủ quốc gia có lúc lên tới 10 người. Nhưng các chức vô địch còn lại đều có "dấu ấn" của các mối quan hệ điểm số giữa Hà Nội - Đà Nẵng - Quảng Nam. Đây là lý do mà bầu Đức nói rằng không đội nào có thể vượt qua Hà Nội để vô địch, đơn giản vì "một ông mập mà đánh nhau với năm ông ốm" thì cũng thua.
Nhưng chính vì thế, một câu hỏi được đặt ra: bầu Hiển tiếp tục đầu tư cho bóng đá, tiếp tục chuyển các đội bóng của ông cho nhiều địa phương để làm gì? Với chừng đó mối quan hê, với thực lực đã được khẳng định, Hà Nội dư sức để thống trị V-League thêm nhiều năm nữa, tự thân thiết lập các kỷ lục trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Nếu lấy chức vô địch như lấy đồ trong túi thì liệu có gì thú vị đến mức bầu Hiển phải bất chấp dư luận để biến V-League thành "đồ chơi riêng" như đồn thổi? Bởi chức vô địch V-League xưa nay vẫn chỉ là "thiếu thì thèm, có thì chán", chưa danh giá tới mức khiến các ông chủ đổ tiền đầu tư hòng vô địch càng nhiều càng tốt. Thực tế, những HAGL, Đồng Tâm Long An hay Bình Dương cũng từng... chán vô địch.
Bởi vậy, nói bầu Hiển thao túng V-League có lẽ cần phải có lý do khác. Đó có thể đơn giản là một hình thức kinh doanh bóng đá theo cách tiếp cận riêng của ông bầu từng xây dựng một đội bóng từ điểm thấp nhất.
Năm 2010, khi đã thỏa mãn tham vọng vô địch V-League lần đầu tiên, đích thân bầu Hiển tiến hành thâu tóm các cơ sở đào tạo bóng đá trẻ và gầy dựng hệ thống từ U17 đến U19. Kết quả là từ năm 2011, các đội bóng trẻ của Hà Nội vô địch U19 và U21 quốc gia mỗi giải năm lần, chưa tính ba lần vào chung kết. Nguồn cầu thủ ấy được sàn lọc để lên đội một, nhưng càng lúc càng dư, phải xuống đội trẻ đá giải hạng Nhì, hạng Nhất. Rồi khi số cầu thủ lẫn đội bóng tăng lên, Hà Nội bắt đầu... bán. Sài Gòn FC là thương vụ điển hình.
Khi Bầu Hiển đưa Hà Nội B vào TP HCM, ông vẫn phải liên tục xuất hiện cùng các sự kiện của đội bóng như một nỗ lực để tiếp thị. Có lúc bầu Hiển tưởng là bán được ngay cho TP HCM vốn đang "khát" bóng đá. Nhưng sau vài trục trặc ở thượng tầng, phải mất tới bốn năm, bầu Hiển mới chuyển giao thành công cho ông bầu Nguyễn Cao Trí ở mùa 2020. Khi Hà Nội B vào TP HCM, đấy vẫn chỉ là một đội bóng trẻ, có bổ sung vài cầu thủ đến từ đội lớn theo dạng "biệt phái". Như vậy, xét về đầu tư, bầu Hiển đã bán trọn vẹn một đội bóng với cái giá không hề rẻ, chưa kể còn được "lợi" trong 4 năm Sài Gòn FC đá V-League khi vẫn còn mối quan hệ với Hà Nội.
Tầm cỡ "thị trường" khó tính như TP HCM mà bầu Hiển còn bán được, thì việc chuyển giao cho những nơi chưa có không khí V-League còn đơn giản hơn. Hà Nội chuyển đội trẻ với lứa cầu thủ U19 Việt Nam 2018 cho Hà Tĩnh. Một nhóm khác hình thành nên đội Phú Thọ. Quan sát toàn bộ quá trình này, có thể thấy Hà Nội đang bán cầu thủ ngay từ lúc họ chưa "ra trường". Từ đó hình thành nên một dòng chảy rất rõ nét: Trẻ mà giỏi thì lên đội một Hà Nội. Cựu binh bị mất suất thì chuyển sang các đội khác theo hình thức vừa bán - vừa giúp, theo kiểu Hoàng Vũ Samson sang Quảng Nam. Các đội bóng bán cho địa phương sẽ theo hình thức "bia kèm lạc", bên cạnh cầu thủ còn có HLV và tài trợ chuyên môn. Tóm lại, bầu Hiển đang kinh doanh cầu thủ, kinh doanh đội bóng một cách ngoạn mục, dù bên cạnh đó ông phải chịu điều tiếng về "ông chủ của nhiều đội bóng".
Mô hình này thực ra chẳng phải do bầu Hiển nghĩ ra. Chính những người phê phán bầu Hiển nhiều nhất cũng từng làm như vậy. Ngày HAGL ở đỉnh cao, đội bóng quê hương bầu Đức là Bình Định chẳng khác gì sân sau. Thời đỉnh cao của Gạch Đồng Tâm, bầu Thắng sở hữu đội Sơn Đồng Tâm đá hạng Nhất, Ngói Đồng Tâm đá hạng Nhì. Chính bầu Thắng tiếp nhận đội Ngân hàng Đông Á sau vụ tiêu cực 2005, chuyển thành Sơn Đồng Tâm rồi bán lại trọn gói cho bầu Trường để hình thành nên đội Vissai Ninh Bình sau này. Mô hình này cũng suýt được Bình Dương triển khai, nhưng nửa đường đứt gánh vì khâu đào tạo cầu thủ trẻ không như ý.
Đi sau so với các ông bầu khác, nhưng bầu Hiển thành công trong việc chứng minh bóng đá Việt Nam vẫn có thể làm ra tiền bằng đầu tư cả về con người lẫn khả năng thao túng. Kể từ cái ngày ông đích thân vào tận Cửa Lò để vừa mua, vừa tài trợ cho "lò" VST của anh em nhà Văn Sỹ cuối năm 2009, mô hình "đào tạo - lập đội - thăng hạng - đem bán" đã được bầu Hiển triển khai trọn vẹn. Có thể nói, đó cũng chính là cách mà doanh nhân đất Hà thành học được từ quãng đường làm bóng đá của ông.
Còn chuyện bầu Hiển bán đội bóng nhưng thu lại tiền hay cái gì? Quy trình mua bán, chuyển giao ấy có hợp pháp không? Bầu Hiển có một tay thao túng V-League, khiến giải bóng đá số một Việt Nam trở nên nhàm chán, làm lụi tắt ý muốn đầu tư của các CLB khác hay không? Đấy lại là một vấn đề khác của bóng đá Việt Nam, thuộc về những nhà quản lý.
Vì sao Hà Nội chưa trả lời SC Heerenveen về Đoàn Văn Hậu? Đội bóng của bầu Hiển có vẻ như cho rằng, mình là bên đang nắm quyền chủ động trong thương vụ của Đoàn Văn Hậu với SC Heerenveen. Văn Hậu sẽ được CLB Hà Nội tạo điều kiện cho ở lại SC Heerenveen? Heerenveen và Văn Hậu đang ở thế yếu? Thực tế là so với cách đây 1 năm, CLB Hà Nội...