Đến Hàn Quốc, ghé thăm làng dân gian Yangdong vào Thu
Làng dân gian Yangdong thuộc thành phố Gyeongju, cố đô của Hàn Quốc. Ngôi làng cổ này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Làng dân gian Yangdong là một phần của làng dân gian Hahoe. Cả hai đều được xây dựng từ thời Joseon, đến nay, nhiều tòa nhà vẫn còn nguyên vẹn; một số tòa nhà đã được xây dựng lại bằng vật liệu hiện đại. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Yangdong đã thu hút nhiều du khách ghé thăm sau khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Cách bố trí của Yangdong cho thấy ảnh hưởng từ lối tư duy Nho giáo và tầm quan trọng của hệ thống thị tộc ở Hàn Quốc thời bấy giờ. Những ngôi nhà gỗ mái ngói dành cho người có địa vị cao và những ngôi nhà bằng đất, lợp tranh dành cho những người có địa vị thấp. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Ngôi làng nằm ở sườn đồi. Tuy nhiên, một số tòa nhà của những người cao quý hoặc giàu có thì được xây cao hơn trên đồi. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Có khoảng 149 ngôi nhà ở làng dân gian Yangdong và người dân địa phương vẫn sống tại đây. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Video đang HOT
Trong khoảng sân rộng là những chum, vại sành to ủ tương đậu, ngâm kim chi… khiến du khách gợi nhớ các phim cổ trang Hàn Quốc đã từng xem. Vào Thu, những cây hồng sai quả cũng thu hút nhiều du khách đến check-in. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Để đến làng Yangdong, du khách có thể đi tàu điện trên tuyến Metro vàng của Busan, đi đến tận ga cuối là Nopo, sau đó mua vé xe bus số 27 để vượt 71km đến Gyeongju, thuộc tỉnh Gyeongju. Tại ga Gyeongju, du khách phải thêm một chặng xe buýt số 205 để đến được Yangdong, rồi đi bộ gần 2 km từ bến mới vào được trong làng. Tất cả hết khoảng hai tiếng rưỡi và 8.350 won một người (150.000 đồng). Vé tham quan là 4.000 won (72.000 đồng) cho người lớn và 2.000 won cho học sinh, sinh viên. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Du lịch Cố đô Huế vào mùa Thu cùng những trải nghiệm mới lạ
Mang trong mình nét đẹp trầm mặc và bình dị, mùa nào Cố đô Huế cũng đẹp và khiến du khách say mê nhưng khi Huế vào Thu với tiết trời dịu nhẹ lại rất thích hợp cho những trải nghiệm mới lạ.
Bình minh trên Đầm Chuồn. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Nếu có lỡ say mê với Huế, bạn sẽ thấy Huế mùa nào cũng đẹp bởi lẽ mỗi mùa quanh năm, Huế đều mang trong mình nét đẹp trầm mặc và bình dị, một nét đẹp mà ai cũng mong muốn đến đây một lần.
Tuy nhiên, khi Huế vào Thu với tiết trời dịu nhẹ lại rất thích hợp cho những trải nghiệm mới lạ.
Đến Đầm Chuồn tìm hiểu cuộc sống của ngư dân
Đầm Chuồn thuộc huyện Phú Vang, có diện tích hơn 100ha, cách trung tâm Huế gần 15km về phía Đông và là một phần trong đầm phá Tam Giang với bầu không khí trong lành, thanh bình.
Tuy nhiên từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch được coi là thời điểm đẹp nhất để đến nơi đây. Đầm Chuồn để lại ấn tượng trong lòng du khách bởi vẻ đẹp trữ tình và trong trẻo.
Thuyền của người dân về bến sau một đêm đánh bắt thủy sản trên Đầm Chuồn. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Đến với Đầm Chuồn, du khách có cơ hội khám phá vẻ đẹp hoang sơ của làng Chuồn; ngắm bình minh và hoàng hôn đẹp mê hoặc ở đầm Chuồn; tham gia Lễ hội làng Chuồn truyền thống xứ Huế; tìm hiểu cuộc sống của ngư dân ở đầm Chuồn Huế; thưởng thức hải sản tươi ngon.
Du lịch tâm linh
Cố đô Huế mang trong mình vẻ đẹp cổ kính với nhiều điểm tham quan đáng đến thăm và một số điểm du lịch tâm linh tại Huế dưới đây bạn nên đến một lần trong đời.
Đại Nội Huế là công trình kiến trúc chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử Việt Nam qua những chạm khắc công phu, kỳ công nhất. Nơi đậy là điểm đến được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào kỳ họp thứ 17.
Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã không chỉ mang vẻ đẹp ban sơ của sông núi mà còn là nơi chạm khoác lên vẻ đẹp của kiến trúc cổ, nhưng lại độc đáo khiến cho bất kỳ ai đến đây đều phải choáng ngợp.
Toàn cảnh chùa Thiên Mụ. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm ở đồi Hà Khê, bên bờ bắc sông Hương. Chùa được xây dựng vào năm 1601, được coi là ngôi chùa cổ nhất ở Huế. Ngôi chùa với lối kiến trúc đẹp và cổ xưa, được bao quanh bởi những dãy tường đá xây thành hai vòng chắc chắn, hiện là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Lăng tẩm Huế được biết đến là nơi an nghỉ của 7 vị vua nhà Nguyễn tại Huế. Vì vậy, đây có thể là điểm đến mang giá trị vô cùng to lớn. Ngoài ra mỗi lăng của mỗi vị vua khác nhau đều mang một vẻ đẹp kiến trúc vô cùng độc đáo, riêng biệt không lẫn vào đâu được.
Núi Ngự hay còn Núi Ngự, Hòn Mô hay Bằng Sơn (núi Bằng), ngọn núi này từng được chúa Nguyễn chọn làm án chắn bảo vệ phủ đệ vào năm 1687, do đó nó lấy cái tên Ngự Bình, các đời vua Nguyễn cũng dùng núi làm án. Mang trong mình vẻ đẹp nên thơ, bình lặng, hữu tình nên núi Ngự Bình luôn trở thành điểm tham quan của nhiều du khách khi đến du lịch Huế.
Chùa Diệu Đế từ lâu đã được biết đến là địa điểm mang giá trị lịch sử sâu sắc, nơi đây trước kia được coi phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi. Nằm bên dòng sông Hộ Thành, Chùa Diệu Đế là điểm đến lý tưởng để các du khách được đắm chìm trong không gian xanh mướt, hoang sơ của sông hồ.
Tái hiện biểu diễn quyền của đội cấm binh trong buổi Lễ tế Giao tại Đàn Nam Giao. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Đàn Nam Giao là công trình kiến trúc mang đậm giá trị vô hình của xứ Huế được UNESCO công nhận vào năm 1993 cùng với Đại Nội Huế, khi đến nơi đây các du khách sẽ có cơ hội đến gần hơn với các dấu mốc lịch sử của Kinh Thành Huế nói riêng và đất nước ta nói chung.
Điện Hòn Chén là chốn linh thiêng có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân xứ Huế. Đây cũng là ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian một cách hài hòa, đặc sắc.
Suối khoáng nóng thiên nhiên
Huế là một trong những điểm đến đậm chất thơ, ghi dấu lịch sử bởi có nhiều cung điện, lăng tẩm, chùa chiền. Song, theo chia sẻ của nhiều du khách, bên cạnh tham quan các quần thể di tích, ngâm tắm khoáng nóng (onsen) tại Huế cũng là một trong những trải nghiệm không nên bỏ qua.
Onsen - kiểu tắm suối khoáng nóng truyền thống của Nhật Bản, là một trong những liệu pháp chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên. Theo quan niệm của người Nhật, khoảnh khắc khi toàn bộ cơ thể chìm trong làn khoáng nóng giữa không gian tĩnh lặng giúp bạn chợt nhận ra ý nghĩa của sự tồn tại. Khi ngâm tắm onsen là lúc toàn bộ cơ thể được thư giãn, giúp bạn nhận ra điều quý nhất của con người là sức khỏe.
Nếu bạn có sở thích ngâm mình trong dòng nước khoáng thiên nhiên, có thể chọn mạch nước khoáng Mỹ An hay Thanh Tân.
Một bể tắm khoáng. (Ảnh minh họa. PV/Vietnam )
Khu suối nước nóng Thanh Tân có nhiệt độ lên đến 68 độ C đó. Nguồn suối khoáng tại đây được lấy trực tiếp trong lòng đất nên rất giàu những khoáng chất có lợi cho làn da cũng như sức khỏe. Ngâm mình trong dòng khoáng nóng sẽ giúp cung cấp dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể nhằm tăng cường sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần góp phần hỗ trợ làm trẻ hóa cơ thể.
Khu suối nước khoáng Mỹ An có nhiệt độ lên đến 52 độ C với nhiều khoáng chất đặt trưng là lượng lưu huỳnh. Khi được ngâm mình dưới dòng suối này bạn sẽ cảm thấy rất thỏa mái. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm đẹp da, phục hồi chức năng, tăng cường sức khỏe. Không những thế mà nó còn giúp chữa các bệnh như đau lưng, tăng huyết áp, viêm cơ, dây thần kinh tọa./.
Cát Cát (Sa Pa) - Ngôi làng cổ đẹp nhất xứ Tây Bắc Bản Cát Cát là ngôi làng cổ thu hút khách du lịch mỗi khi đến Sa Pa, bởi nét đẹp yên bình mà độc đáo giữa núi rừng Tây Bắc. Vẻ đẹp đơn sơ mộc mạc, thấp thoáng từng nếp nhà và cả con người bản Cát Cát sẽ khiến bạn không thể nào quên. "Thiên đường mây của Sa Pa" Sa Pa...