Đến Hàn Quốc đừng quên ghé thăm ngôi chùa cổ Buseoksa
Buseoksa là ngôi chùa cổ độc đáo tọa lạc trên ngọn núi thuộc thành phố Yeongju của tỉnh Gyeongsang Bắc, Hàn Quốc, nơi thu hút đông đảo khách du lịch.
Chùa Buseoksa tọa lạc trên một ngọn núi ở thành phố Yeongju, tỉnh Gyeongsang Bắc, Hàn Quốc là một ngôi chùa đẹp và cổ kính. Ảnh: Xinhua
Đây là một trong 7 ngôi chùa cổ trên núi của Hàn Quốc được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2018. Ảnh: Xinhua
Đặc trưng kiến trúc của ngôi chùa mang đậm nét văn hóa truyền thống Hàn Quốc và minh chứng cho lịch sử phát triển của Phật giáo ở nước này. Ảnh: Xinhua
Video đang HOT
Chùa Buseoksa thu hút đông đảo du khách ghé thăm, vãn cảnh. Ảnh: Xinhua
Ngôi chùa hòa mình với khung cảnh thiên nhiên nhờ vào sự tinh tế trong thiết kế và mỹ quan. Ảnh: Xinhua
Du khách tham quan tại chùa Buseoksa. Ảnh: Xinhua
Về Vĩnh Lộc thăm ngôi chùa cổ Tường Vân
Chùa Tường Vân (còn gọi là chùa Giáng) được xây dựng từ thế kỷ XIV- thời nhà Trần, tọa lạc dưới chân núi Đún (Đốn Sơn) thuộc khu phố III, thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc).
Với cảnh quan thiên nhiên đẹp, kiến trúc độc đáo thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham quan, vãn cảnh, thắp hương cầu an, cầu phúc.
Một góc chùa Tường Vân, khu III, thị trấn Vĩnh Lộc.
Theo truyền thuyết, dưới triều Vua Trần Duệ tông, giặc Chiêm Thành đem quân cướp phá, quấy nhiễu cuộc sống Nhân dân, triều đình đã phái quân đi đánh nhưng đều thất bại. Trước tình hình này nhà vua đã thân chinh đem quân đi dẹp giặc. Trên đường đi qua địa phận núi Đún, thấy phong cảnh sơn thủy hữu tình, bốn bên có núi, sông bao bọc nhà vua cho quân lính dựng trại. Đêm hôm đó, nhà vua nằm mơ thấy có một đám mây vàng tựa như dải lụa cứ ẩn hiện trông rất kỳ lạ. Ông cho rằng đây là điềm lành nên lập đàn tế trời đất. Để nhớ ơn trời, phật đã báo điềm lành, mang sức mạnh tâm linh giúp đánh tan quân giặc, Vua Trần Duệ tông cho người xây dựng chùa và đặt tên là Tường Vân. Đến thời Hồ Quý Ly, chùa Tường Vân trở thành Quốc tự. Hiện chùa Tường Vân thuộc quần thể Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ...
Chùa Tường Vân được xây dựng ở vị trí khá đặc biệt, tựa lưng vào núi, hướng mặt ra sông Mã, bố cục hài hòa với cảnh quan thiên nhiên thoáng đãng. Thuở sơ khai, chùa được xây dựng 4 gian, trải qua thời gian, chùa nhiều lần được trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét cổ kính, kiến trúc ban đầu. Cổng chùa được xây dựng gồm hai tầng mái với chiều cao 13,7m, hai cầu thang được xây dựng vững chắc. Tầng hai có 5 cửa cuốn vòm, cửa giữa cao 3,7m với 8 vòm cuốn cong, tổng cộng có 14 đòn đao theo thứ tự từ thấp lên cao làm tăng vẻ bề thế cho ngôi chùa.
Phía sau lưng chừng Đốn Sơn là nhà mẫu, đây là khu chính của chùa. Nhà phật điện được trùng tu năm Bảo Đại thứ 14, kết cấu kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, bao gồm tiền điện 5 gian, thượng điện 2 gian. Nhà tiền điện có 13 pho tượng được tạc bằng gỗ, sơn son, thếp vàng. Tượng được bố trí thành 6 lớp theo trật tự từ ngoài vào trong, từ thấp lên cao. Hàng tượng dưới cùng chính giữa là tượng Thích Ca sơ sinh, bao quanh có 9 rồng uốn khúc chạm đầu vào nhau, phun nước thơm tắm cho đức Phật...
Với vị thế đẹp, kiến trúc hoa văn trang trí độc đáo, cùng với sự linh thiêng, chùa Tường Vân không chỉ là điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài tỉnh, điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân xứ Thanh.
Trao đổi với chúng tôi ông Cao Văn Bình, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Vĩnh Lộc, cho biết: Năm 2009 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng chùa Tường Vân là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Trong thời gian qua, công tác quản lý và bảo vệ Di tích lịch sử quốc gia chùa Tường Vân luôn được huyện Vĩnh Lộc quan tâm góp phần đáp ứng các hoạt động tâm linh của Nhân dân, tạo điểm đến độc đáo, phục vụ khách du lịch trong, ngoài tỉnh. Trong thời gian tới, huyện Vĩnh Lộc tiếp tục quan tâm bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị Di tích quốc gia chùa Tường Vân; kết nối chùa với các điểm di tích liên quan đến phật giáo như chùa Linh Ứng, chùa Báo Ân, chùa Hoa Long, chùa Du Anh... tạo thành chuỗi du lịch tâm linh, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Lộc.
Ngôi chùa cầu duyên cổ nhất Việt Nam vắng bóng khách ngày lễ tình nhân Chùa Duyên Ninh là ngôi chùa cổ và nổi tiếng nhất Việt Nam - nơi đây từng tác thành cho nhiều bạn trẻ nên duyên vợ chồng. Ngày lễ tình nhân 14/2 năm nay, ngôi chùa vắng khách đến lạ thường. Chùa Duyên Ninh hay còn gọi là chùa Thủ ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây thuộc...