Đến gành Yến ngắm đá trải dài bất tận, cảnh đẹp như một bức tranh
Gần đảo Lý Sơn, tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi còn một điểm ít được biết đến, vẫn mang vẻ đẹp nguyên thủy là gành Yến.
Một góc gành Yến – Ảnh: T.MAI
Tại gành Yến, đá trải dài bất tận, đi tới đâu cũng thấy đá. Phía bên chân sóng là rừng dương rì rào. Khung cảnh đẹp như một bức tranh thủy mặc.
Nơi săn ảnh
Theo người dân Bình Hải, gành Yến lúc nào cũng có gió tạo thành tiếng hú. Có lẽ nhờ thứ âm thanh đó khiến chim yến đến đây làm tổ rất nhiều. Mùa xuân, chúng kéo về bay rợp cả một góc trời.
Một ngày của gành Yến là những cung bậc cảm xúc khác nhau của thiên nhiên. Sáng, gió biển thổi mạnh, sóng đập vào đá tạo thành những cột sóng cao vút.
Trưa, sóng dịu dần. Khi Mặt trời khuất dần sau rừng dương là lúc sóng lui, bãi đá lộ dần ra. Thời điểm này cũng là lúc ngư dân đánh bắt cá.
Gành Yến không mang vẻ đẹp của cát vàng trải dài, mà mạnh mẽ bởi những khối đá đen xếp chồng lên nhau. Ở đây có nhiều khung cảnh rất khác nhau.
Phía nam gành Yến có những lũy đá dựng đứng cao chừng 30m, kéo dài cả trăm mét. Ở phía bắc đá trải dài như một tấm thảm khổng lồ. Nhưng giữa gành Yến lại dành phần cho đá và cát hòa quyện.
Dù gành Yến lâu nay trở thành nơi săn ảnh của những tay máy chuyên nghiệp, nhưng vẫn ít du khách biết đến thắng cảnh này dù chỉ cách quốc lộ 1 chừng 20km. Cũng nhờ vậy mà đến nay gành Yến vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ.
Ngắm Lý Sơn và san hô
Gành Yến có một đặc điểm giống Lý Sơn, đó là được hình thành bởi quá trình núi lửa phun trào. Đứng từ gành Yến có thể thấy rõ đảo Lý Sơn. Vào buổi sáng, khung cảnh bình minh ở gành Yến rất đẹp. Ánh Mặt trời xa xa được chắn ngang bởi đảo Lý Sơn. Ngư dân Đặng Bình quả quyết: “Không có vị trí nào trong đất liền nhìn thấy rõ Lý Sơn như ở đây”.
Tại gành Yến cũng có những rạn san hô lớn. Không cần lặn, chỉ cần đeo kính và hụp đầu xuống nước sẽ thấy san hô nối nhau và những chú cá nhỏ tung tăng bơi lội. Lên bờ, phía sau rừng dương là ruộng bậc thang trồng hành tỏi, xanh mượt.
Tay máy Đặng Quang Bình chia sẻ: “Với người chơi ảnh và chụp ảnh đám cưới thì đây là thiên đường. Chỉ ruộng tỏi ở đây cũng đủ hút khách rồi”.
Đến gành Yến, du khách có thể kết hợp tìm hiểu về địa đạo Thanh Thủy, tham quan Bảo tàng Chiến thắng Vạn Tường ghi dấu ấn một thời hào hùng…
Video đang HOT
TS Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi cho biết, sở này đang phối hợp với huyện Bình Sơn hoàn thành hồ sơ để bổ sung vùng trầm tích này vào trong tổng thể công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn và các vùng lân cận.
Huyền thoại mùa thu ở Hunza - miền Bắc Pakistan
Nếu chỉ cần một câu nói ngắn gọn mô tả về mùa thu ở Hunza Valley thì đó chính là: Thiên đường nằm ở miền Bắc Pakistan.
Khung cảnh đẹp như một bức tranh ở thung lũng Nagar
Tôi bắt đầu hành trình tới thiên đường vào một ngày cuối tháng 10. Xe ô tô băng qua những thị trấn nhỏ xinh đẹp bình yên, thung lũng vàng ruộm dọc theo dòng sông Indus, qua những triền núi khô cằn mà cây vẫn không ngừng lớn lên khiến tôi cứ phải trầm trồ suốt chặng đường.
Tấm thảm mùa thu được dệt nên bởi rất nhiều màu sắc, lá vàng chen đỏ lẫn xanh rực rỡ dưới nắng, cây cao xen bụi thấp. Trước mặt sau lưng sừng sững những rặng núi tuyết. Thật không khác gì một bức tranh!
Trong những ngày ở Hunza, tôi đã đi bộ những ngôi làng nhỏ xinh xắn, băng qua những con suối, len lỏi qua những ngõ nhỏ, đi qua vườn mơ vườn táo đỏ rực, thảm lá dầy dưới đất, những bụi berry dại mọc đỏ rực 2 bên đường.
Những người phụ nữ hiếu khách với nụ cười luôn nở trên môi
Người dân ở Hunza rất hiếu khách và thân thiện. Họ mời tôi vào nhà, pha ly trà nóng hổi, hái cho tôi một túi đầy táo để mang theo ăn dọc đường.
Tới đây vào mùa thu, tôi được thưởng thức rất nhiều loại trái cây tươi ngon, ngọt lịm như táo, lê, hồng, quýt, nho. Nơi đây cũng là thiên đường cho những loại quả khô như óc chó, hạnh nhân, mơ hay nho khô từ mùa trước với giá khá rẻ, khoảng 1000rupiee (tương đương với hơn 200.000 đồng/kg). Rau củ quả cũng được bán rất nhiều tại các chợ với giá rất rẻ.
Đặc biệt ở Hunza, bạn sẽ không thấy bất cứ người phụ nữ nào ở chợ. Toàn bộ các công việc buôn bán đều do đàn ông phụ trách.
Ẩm thực của Pakistan có đôi nét tương đồng với Ấn Độ khi đồ ăn khá nhiều cari và gia vị. Người dân Hunza hay ăn bánh nan - bánh làm từ bột mì cán mỏng và nướng trên chảo, thường ăn với các loại súp, cary. Đa số các món ăn đều được chế biến từ thịt bò, cừu và gà.
Trà sữa Chai là thức uống gần giống như trà đá của Việt Nam, xuất hiện trong tất cả các bữa ăn, quán bánh nan, quán trà ven đường...
Những ngày ở Hunza của tôi trôi qua rất nhanh. Sáng dậy, vén rèm ra là thấy cả một khung trời mùa thu vàng ruộm trước mắt.
Ngắm nhìn các em học sinh tíu tít đi học hay ngồi làm bài kiểm tra dưới nắng, nhìn những phụ nữ đi làm ngoài đồng, phơi quần áo trong nhà, tôi đều cảm nhận được sự bình yên, giản dị nơi đây. Đứng giữa đất nước trong suy nghĩ của rất nhiều người là nguy hiểm, khủng bố thì tôi lại thấy bình an, nhẹ nhõm hơn bao giờ hết.
Pakistan được biết đến là nơi đầy rẫy những nguy hiểm, chiến tranh, bạo động. Nhưng chỉ vùng phía nam và phía tây (giáp Iran hoặc Afghanishtan) mới thiếu an toàn. Còn phần phía bắc, chạy dọc theo Karakoram Highway và đặc biệt khu vực thung lũng Hunza rất an toàn với du khách.
Thung lũng Hunza thuộc Gilgit-Baltistan nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Pakistan, là nơi hội tụ của của ba dãy núi cao nổi tiếng thế giới: Karakolam, Hindu Kush và Himalaya.
Con đường tràn đầy sắc thu ở Hunza
Poplar là loại cây thường thấy ở Hunza
Bà cụ với nụ cười dễ mến ở làng Gulkhin
Hoàng hôn ở thị trấn Karimabad
Ở Hunza, bất cứ góc nhỏ nào cũng giống một bức tranh
Pháo đài Baltis dưới ánh nắng chiều vàng rực
Sắc màu của mùa thu
Những em bé gái đáng yêu
Một tiết kiểm tra ngoài trời của các em bé tại làng Gulmit
Trong một quán trà ở gần Chilas
Một quán ăn địa phương ở Chilas
Ngắm hoa tam giác mạch nở sớm ở Suôi Thầu Thời điểm này, tại thôn Suôi Thầu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, hoa tam giác mạch đang chớm nở, thu hút du khách tìm đến khám phá. Mỗi mùa, Suôi Thầu đều mang một vẻ đẹp riêng, nhưng cuối Hạ đầu Thu là thời điểm được nhiều du khách ghé thăm hơn cả. Ảnh: Thảo Nguyên Suôi Thầu - Xín Mần -...