Đen đủi như lấy chồng… chưa lớn
Không biết cô có vô lý không nhưng cô mong thà chồng hư hỏng, đàn đúm bạn bè, rượu chè… cô còn thấy vui hơn…
Quyên và Khôi kết hôn được một năm, mỗi lần Khôi giận vợ, anh lại chạy sang phòng mẹ để than phiền. Những lúc thế, mẹ chồng lại ngọt nhạt trách Quyên: “Con chăm chồng chứ chăm ai mà phải tính toán. Mẹ lo cho nó từ bé đến lúc lấy con không bao giờ để nó phải thiếu thốn. Mà mẹ cũng phải đi làm, cũng phải lo đủ thứ chuyện trên đời”.
Nghe mẹ chồng nói thế, Quyên tức sôi máu, chỉ muốn cãi lại. Nhưng nghĩ chẳng giải quyết được vấn đề gì nên Quyên lại thôi. Cô tự nhủ: “Ờ thì cứ coi như nuôi một thằng con trai cũng được”.
Nhà Khôi không giàu lắm nhưng anh là con một. Hồi Khôi đưa Quyên về nhà ra mắt, cô đã suýt chết sặc trong bữa cơm khi thấy mẹ chồng ngồi gắp thức ăn đưa lên miệng cho Khôi.
Rồi trong bữa ăn, Khôi làm rớt hạt cơm, mẹ anh cũng chăm chăm nhặt để vào mâm. Bà cứ ngồi trực để gắp miếng ngon và ý từng li từng tý “canh” cho Khôi ăn đủ 3 bát cơm thì mới thỏa mãn ra mặt.
Một người ở tuổi 30 như Khôi mà vẫn không hơn một đứa trẻ bám váy mẹ làm Quyên thấy kinh hãi (Ảnh minh họa).
Lúc lấy nhau về, Quyên tâm sự với Khôi, tỏ ý là anh giờ đã có vợ, người lớn rồi thì đừng để mẹ chăm chút quá, phải biết tự lo cho mình. Khôi xua đi, bảo mẹ thích làm thế để thể hiện sự quan tâm. Quyên nghĩ qua loa: “Thôi thì mẹ nào chả nghĩ con trai là nhất”. Hơn nữa mẹ Khôi cũng chẳng có ai khác để chăm lo ngoài cậu quý tử của bà.
Quyên cứ nghĩ người đàn ông khi đã có vợ sẽ tự biết mà trưởng thành hơn. Nhưng từ ngày cưới nhau, Quyên nghiễm nhiên đóng vai trò… vú em cho Khôi.
Khôi đi làm về, vứt giầy, vứt tất, Quyên phải đi sau dọn ngay. Anh nằm vật ra, sai Quyên lấy nước. Có hôm anh cắm mặt vào chơi game, bảo Quyên lấy hoa quả cho anh ta ăn, Quyên bận việc, mang chậm một chút mà anh trút cả đĩa hoa xuống đất và bỏ cả cơm làm mẹ chồng cô khóc lóc và trách cô suốt.
Video đang HOT
Một lần Khôi đi công tác, Quyên mải làm báo cáo tháng không chuẩn bị đồ đạc cho chồng, anh dỗi chạy sang phòng mẹ như một đứa trẻ con. Anh ngủ luôn bên đó cùng mẹ và nói rằng Quyên không làm tròn bổn phận làm vợ với anh.
Quyên không thể hiểu nổi chồng mình thế nào nữa. Anh “mỏng manh” đến đáng sợ. Nhiều lúc trước mọi người Quyên thấy xấu hổ vô cùng. Anh cư xử cứ như cô luôn sẵn sàng… bắt nạt anh.
Hồi chưa lấy nhau, Quyên thấy Khôi không đàn đúm bạn bè, đi làm về nhà đúng giờ như một học sinh tiểu học. Ai cũng bảo Quyên lấy Khôi sẽ sướng vì đó là mẫu đàn ông lý tưởng, sẽ không làm mệt óc phụ nữ.
Cô cũng mừng thầm và tự hào về người yêu khi ấy. Cô đã hi vọng một cuộc sống vợ chồng đầy hạnh phúc với một ông chồng không bỏ bê vợ con.
Quyên tâm sự với mẹ đẻ về việc của Khôi thì cũng được bà khuyên bảo là nên chịu đựng. Mẹ Quyên nói với cô: “Thiếu gì đàn ông hư hỏng. Chồng con chỉ mắc cái bệnh… chưa lớn chứ trai gái, rượu chè, cờ bạc thì con còn khổ nữa. Thôi coi như cái số con thế, liệu mà ăn ở cho êm cửa êm nhà là được”.
Quyên dở khóc dở cười. Không biết cô có vô lý không nhưng cô mong thà chồng hư hỏng, đàn đúm bạn bè, rượu chè… cô còn thấy vui hơn.
Có lần còn oái oăm đến nỗi, Khôi từ người có lỗi mà “lật lọng” hờn dỗi, trách cứ vợ ngay giữa chốn đông người.
Chẳng là hôm ấy đám cưới em gái Quyên. Biết chồng chẳng “đủ lớn” để nghĩ đến việc phải về ngoại từ sớm giúp bố mẹ và các em tiếp khách nên cô dặn dò Khôi từ mấy tháng trước rồi.
Đến ngày cưới, Quyên tiện đường từ cơ quan về nhà mẹ luôn, còn Khôi đi một mình từ nhà đến vì anh không phải làm thứ 7.
Đến nơi, thấy chồng mặc quần soóc, áo phông, Quyên lôi ngay chồng ra một góc căn vặn: “Đám cưới mà sao anh ăn mặc thế này?”. “Sao anh biết được, em dặn anh đến thì cứ đến, sao không sắp sẵn quần áo cho anh?” – Khôi nhăn mặt.
Đến nước này thì Quyên cáu quá: “Anh bao nhiêu tuổi rồi, đến đám cưới chứ có phải đến nhà mẹ chơi đâu mà cái đấy cũng không biết?”.
Quyên vừa dứt lời, Khôi đùng đùng bỏ ra về, đi qua cả dãy bàn ghế dài mặt xị ra, vừa đi vừa quăng quật đúng kiểu người dỗi thành ra ai cũng phải nhìn. Cô được phen ngượng chín mặt giữa đông đủ họ hàng.
Một đứa trẻ đòi hỏi thì đó là quyền của nó. Người lớn sẽ dạy để nó trưởng thành. Nhưng một người ở tuổi 30 như Khôi mà vẫn không hơn một đứa trẻ bám váy mẹ làm Quyên thấy kinh hãi.
Theo afamily
Những bà vợ quyết tâm "dìm" chồng
Bức xúc vì chồng hiền lành, lù đù quá đã đành. Đằng này có cả trường hợp chồng xảo quyệt quá nên vợ vẫn quyết tâm "dìm hàng" không thương tiếc.
Dìm" chồng để mua vui
Ngồi trong quán cà phê với mấy cô bạn vàng, Oanh vừa hí hoáy cắn hạt hướng dương vừa thao thao bất tuyệt, hỉ hả kể về chiến tích "dìm hàng" chồng của mình: "Hôm qua, trước mặt họ hàng và thằng em rể, tao &'bôi nhọ' cho, lão tức điên lên mà không làm được gì. Hầm hầm bỏ đi đâu cả đêm không về...".
Thi thoảng trong câu chuyện của mình, Oanh còn phá lên cười đắc thắng vì đã khiến chồng "không thể ngẩng mặt lên được với thiên hạ".
Mấy cô bạn của Oanh nghe kể chuyện thì cứ mắt tròn, mắt dẹt lên nhìn. Lúc lúc, họ chỉ thốt lên được một câu: "Thế á?". Thấy bạn kiểu nửa tin, nửa ngờ, Oanh còn thách thức: "Không tin thì chúng mày thử gọi điện gọi cho lão hỏi về tao đi. Có khi lão bảo tao... chết rồi ấy chứ... ha ha...". Tràng cười của Oanh kéo dài mãi không dứt.
Oanh vốn là cô gái sinh ra trong một gia đình giàu có. Là mẫu phụ nữ xinh đẹp, có cá tính, lối ăn mặc lúc nào cũng thời thượng, lại có nhiều chàng theo đuổi nên: "Cái thói sỗ sàng của bà chị ấy nhiều phen khiến cho cánh mày râu tím mặt từ khi còn chưa lấy chồng ấy" - một người bạn của Oanh bật mí.
Cá tính, phong cách là thế nhưng khi lấy chồng, Oanh không chọn những anh chàng đẹp trai, dẻo mỏ, giàu có ngang tầm mà lại chọn một chàng công chức hiền lành, ngoại hình bình thường, tiền kiếm được cũng chỉ đủ chi tiêu.
Theo như lời than thở của Oanh với bạn bè, sở dĩ Oanh chọn chồng như vậy vì để bù trừ cho nhau. Với cô, một người ngang thì phải lấy người kia đù đù mới yên nhà được. Nhưng cưới chưa được một năm thì Oanh đã thấy chán. Chán vì chồng an phận thủ thường quá, không có chính kiến.
"Nói là đồ hèn thì cũng không quá. Chưa bao giờ lão ấy biết bênh vợ hoặc tự bênh vực cho bản thân mình trước những lời xỉa xói của thiên hạ. Ai nói gì cũng cười trừ, cũng vâng dạ. Đấy, có lần một thằng oắt con lao xe máy vào tao, nó sai lè lè mà lão lại vội vàng khúm núm chạy lại dựng xe rồi phủi quần áo cho nó &'Anh thay mặt vợ xin lỗi em'. Còn vợ ngã sóng soài trên đường thì mặc kệ. Thế ai mà chịu được" - Oanh tiếp tục kể lể.
Câu chuyện "dìm hàng" của Oanh cứ nối từ chuyện nọ, sang chuyện kia: "Người gì mà lù đù như chuột chù phải khói. Hôm qua, nhà nội có giỗ, anh em họ hàng đến cũng đông. Đường đường chính chính thì chỉ trỏ cho đám em út nó làm, đằng này lão cứ xông vào như cu li, để bọn em út nó sai rồi cợt nhả. Tao bực quá, lúc vừa dọn mâm lên, lão vừa ngồi vào bàn với các ông, tao nói kháy &'xuống mâm kia ngồi với các chị mới đúng chứ'. Rồi tao lôi ra một lố những cái hợp để dúi lão khiến cả nhà cười khùng khục, còn lão thì đỏ lừ mặt. Ức không chịu nổi, đã lóp ngóp tao dìm luôn cho chết hắn".
Qua những câu chuyện của Oanh, mấy cô bạn cứ thế sâu chuỗi lại rồi gật gù: "Ừ thế thì chán thật, bất mãn thật, đáng dìm thật" để xoa dịu tràng xả giận của Oanh. Kết thúc buổi gặp gỡ, buôn chuyện, Oanh còn phán một câu xanh rờn: "Giờ cái thú của tao là dìm lão ấy cho vui. Nhìn cái bộ dạng của lão ấy những lúc đó tao thấy thích thú kì lạ".
Chồng "đù" quá thì phải "dìm" để dạy cho khôn
Đó là cách mà Hằng (28 tuổi, nhân viên kinh doanh) làm để "cải tạo, giáo dục lại chồng cho nên người". Không biết cải tạo được bao nhiêu, chồng tiến bộ lên chừng nào nhưng suốt ngày hàng xóm chỉ oang oang nghe mỗi tiếng Hằng quát tháo, chỉ trích chồng trong nhà, còn nửa kia thì cứ im như thóc. Theo như lời Hằng thì Hưng - chồng cô "Đúng là thuộc hạng râu quặp. Không được cái sự gì. Đến vợ còn không dám cãi một câu thì làm nên trò trống gì nữa".
Hằng ngồi tựa đầu vào ghế phân trần: "Em có muốn thế đâu. Nhưng thời buổi kinh tế thị trường mà chồng em suốt ngày chỉ điệp khúc &'của cải là thứ ngoài thân, tiền bạc không quan trọng', suốt ngày lão lang thang xách máy ảnh đi chụp vớ vẩn rồi mơ đến giải nọ giải kia. Chụp ảnh mà đến trẻ con nhìn vào nó còn cười như nắc nẻ thì giải gì. Điên nhất là nói lão cứ im như thóc. Vợ chỉ cho làm cách nọ, làm cách kia thì chỉ xoa đầu gãi tai".
Câu chuyện "dìm hàng" của Oanh cứ nối từ chuyện nọ, sang chuyện kia (Ảnh minh họa).
Muốn chồng khôn hơn, biết tính toán để giúp vợ, đỡ con, Hằng quyết chí "bêu" chồng không thương tiếc. Từ chuyện xấu nhỏ như cái kim đến chuyện nhỏ hơn nữa của chồng, Hằng đều phóng đại lên rồi kể từ đầu ngõ đến cuối phố. Cô cũng không ngại mang chồng đi so sánh với anh nọ, ông kia để chồng có thể "mở mắt". Bởi vậy mới hiểu tại sao người ngoài mà từ chuyện Hưng mặc quần trong màu gì, chân thối đến cỡ nào, ăn nhai nhóp nhép ra sao... đều nắm rõ như sống cùng nhà.
"Hôm nào không gặp cô ấy thì thôi, chứ đã gặp rồi thì cô ấy lôi hàng đống lỗi của chồng ra tố, nào là chuyện ngoáy mũi, hai ngày không thèm rửa chân, có bệnh hôi nách rồi chuyện không kiếm nổi tiền lo ăn sáng cho bản thân, không thể là ông nọ, ông kia... Cả ngày cô ấy cứ ra rả chỉ trích chồng không cần để ý đến việc chồng có cảm giác thế nào. Đàn ông đôi khi cười trừ không phải bởi họ ngu ngốc mà chẳng qua họ nhường nhịn, không muốn nói, họ cũng có cái bí của họ. Cô ấy mà cứ thế rồi hôn nhân sẽ không ổn tí nào" - một người hàng xóm sống cạnh nhà Hằng nói.
Rùng mình vì lối sống của chồng nên... "dìm"
Khác với hai trường hợp "dìm hàng" chồng vì lý do chồng lù đù, hiền lành, không có chí tiến thủ ở trên, Giang (Phương Mai, Hà Nội) quyết tâm "vùi dập" chồng một cách không thương tiếc bởi chồng... quá mưu mô.
Vợ chồng Giang cũng thường xuyên xô xát nên hàng xóm trong khu tập thể nơi hai người sống hàng ngày vẫn truyền tai nhau những "bản tin bêu xấu" chồng của Giang.
Câu chuyện "vùi dập" chồng của Giang dần dần hé lộ khi cô cho biết: "Trước đây, khi yêu và mới lấy anh ấy, tôi vẫn tưởng chồng mình là anh chàng không chỉ có vẻ ngoài đẹp trai, khéo léo, là một chính nhân quân tử. Thế nhưng tôi dần vỡ mộng khi chứng kiến anh ấy dở trò xấu để đạt được thành công trong công việc. Anh ấy không ngại giấu mặt vu khống cho đồng nghiệp để giành được chức tước, khiến người ta mất việc, mất danh dự rồi còn vờ ra tay nghĩa hiệp cứu giúp. Ngay cả đến bạn bè rồi anh em ruột anh ấy cũng so đo, tìm cánh chiếm cái nọ, tước cái kia".
Chị Giang còn kể thêm, chưa bao giờ chồng thấy áy náy về những việc mình làm mà ngược lại, anh cho đó là điều hiển nhiên. Cũng có phần ức chế vì anh thường xuyên bóng gió chuyện chị lấy tiền của anh, mang về cho nhà ngoại cho nên chị dần chuyển từ im lặng sang đối đầu với anh.
Chị sẵn sàng lên tiếng phủ nhận những lời khen ngợi, tung hô anh từ bạn bè, hàng xóm, người thân trong nhà. Chị thản nhiên vạch tội chồng là "ngụy quân tử", giỏi đóng kịch khiến mọi người "mắt tròn, mắt dẹt" không tin vào tai mình.
"Dẫu biết rằng vợ chồng thì nên đóng cửa bảo nhau nhưng đóng cửa và bảo mãi rồi anh ấy không hề tiếp thu mà còn ngoan cố. Trước đây ai cũng bảo tôi hạnh phúc, có chồng tốt, chồng biết kiếm tiền, tâm lý này nọ nhưng đó chỉ là cái vỏ bọc. Anh ấy không tốt như người ta tưởng, không bao giờ biết hối cải trước tội lỗi mà mình gây ra, sống ích kỉ, sẵn sàng chà đạp người khác, đánh vợ không nương tay...
Cãi nhau nhiều rồi, hàng xóm, bạn bè cũng chứng kiến nhiều rồi. Tôi thấy rùng mình, lo sợ khi đối diện với anh ấy nên tôi quyết làm tung mọi chuyện. Hôn nhân của chúng tôi đang trượt dốc" - chị Giang buồn rầu nói về cuộc hôn nhân và người chồng của mình.
Theo Afamily
Phát ngốt vì chồng thể hiện tình yêu với vợ thái quá Chị tâm sự: "Có chồng yêu kể cũng thích nhưng giá như chồng mình yêu trong chừng mực thì tốt hơn bao nhiêu. Chỉ mong chồng yêu ít hơn cũng được". Chỉ mong chồng yêu ít hơn! Ngày quen Lâm, Tú (Bắc Ninh) lâng lâng hạnh phúc khi biết chắc mình là người phụ nữ may mắn khi yêu được anh. Không chỉ...