Đến Đồng Tháp nhớ thưởng rượu sen hồng, nhắm khô cá lóc, chuột đồng quay lu
Rượu sen hồng, khô cá lóc Đồng Tháp Mười, chuột đồng quay lu và cá lóc nướng cuốn lá sen non được Tổ chức kỷ lục Việt Nam (Hội kỷ lục gia Việt Nam) công nhận thuộc Top 100 món ăn đặc sản và Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (năm 2021 – 2022).
Rượu sen hồng
Sen hồng được xem là biểu tượng của tỉnh Đồng Tháp. Các dịch vụ ngắm cảnh đồng sen hay thưởng thức các món đặc sản từ sen đã góp phần tạo chuỗi giá trị kinh tế cao tại vùng đất này.
Một trong những đặc sản nổi bật từ sen là rượu sen hồng, vừa được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận thuộc Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (năm 2021 – 2022).
Để làm ra những ly rượu sen thơm ngon, các nguyên liệu đều được chọn lựa và chế biến kỹ càng. Tim sen, củ sen, hạt sen… đều phải được phơi khô qua vài nắng. Sau đó, đem hạt sen xay thành bột để làm men bột rồi đem ủ cùng với tim sen, củ sen, hạt sen theo một công thức bí truyền. Thời gian ủ ít nhất phải trong vòng 6 tháng.
Sau đó, ủ với nhụy sen vào để tăng hương vị. Đặc biệt, phải thu hoạch nhụy sen từ sáng sớm tinh mơ, lúc những giọt sương vẫn còn đọng lại và chưa bị tác động của ánh nắng mặt trời.
Khi nhấm nháp vài ngụm người ta như bị vấn vương bởi men say đặc trưng rất riêng của vùng đất này. Đồng thời, việc ướp cùng nhụy sen sẽ giúp người uống cảm nhận hương sen thoang thoảng khi thưởng rượu.
Cá lóc nướng cuốn lá sen non
Cá lóc nướng trui là món ăn dân dã đặc trưng của vùng sông nước Tây Nam Bộ. Tại Đồng Tháp, người dân nơi đây đã kết hợp với lá sen non để tạo ra món ăn đặc sản: cá lóc nướng cuốn lá sen non.
Sau khi làm sạch cá, người chế biến sẽ dùng một cây sả tươi luồn thẳng từ miệng cá xuống dưới thân rồi đem nướng. Do đó, vừa khử tanh, vừa mang lại hương thơm hấp dẫn khi nướng. Nướng cho đến khi cá có màu vàng đẹp mắt, da cá săn lại và tỏa mùi thơm nức là đã mồi ngon đã sẵn sàng.
Video đang HOT
Khi thưởng thức, bên cạnh lá sen non, không thể thiếu các loại thức ăn kèm như bún, thịt ba rọi xắt lát mỏng, tôm sú lột vỏ. Cùng với đó là chén nước mắm me chua chua ngọt ngọt được pha sẵn vừa ăn.
Khi ăn, lấy miếng lá sen non, bỏ vào miếng cá lóc cùng đồ ăn kèm rồi đem cuốn lại và chấm vào chén mắm. Cắn một miếng cuốn, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt cá, bùi của da cá nướng, chát nhẹ của lá sen non cùng thoang thoảng mùi hương sen. Trải nghiệm này khiến thực khách khó thể cưỡng lại.
Chuột đồng quay lu
Để đem đi quay lu phải là những chú chuột của mùa lúa tháng 9, tháng 10 đã ăn no lúa chín, béo múp. Sau khi làm sạch, chuột sẽ được tẩm ướp gia vị khoảng 15 phút rồi cho vào lu để quay. Sau khi chín, chuột sẽ chín vàng thơm, ngon và cực kì hấp dẫn.
Việc nướng cũng yêu cầu sự khéo léo khi phải vừa quay vừa trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị. Để sao cho lớp da bên ngoài giòn, vàng óng, không bị khô quá mà bên trong thịt vẫn chín mềm.
Ăn kèm chuột nướng là chén muối tiêu chanh cùng với các loại rau như rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo… Xé một miếng thịt chuột quay lu giòn rụm chấm vào chén muối tiêu chanh. Nhai từ từ trong miệng để cảm nhận độ giòn của thịt chuột, độ béo của mỡ chuột tươm ra, độ ngọt dai của từng thớ thịt, quyện chút nồng của rau răm, chút chát của chuối xanh.
Khô cá lóc Đồng Tháp Mười
Dù khá phổ biến tại miền Tây, khô cá lóc Đồng Tháp Mười lại mang một hương vị rất riêng. Để làm ra những con khô cá lóc ngon, ngọt và thịt dai nhất, nguyên liệu phải là cá lóc còn sống, tươi ngon.
Để làm khô, cá sẽ được đánh vảy, bỏ nội tạng, đầu mang và vây rồi đem đi rửa sạch và để ráo. Người làm sẽ dùng kéo xẻ dọc mình cá loại bỏ xương sống, cắt mình cá thành 4 đường dọc để cá thấm gia vị đều, nhanh khô và khô đều.
Sau đó, đem cá đi ướp cùng với muối, tiêu hạt đập dập, ớt tươi xay, thêm một chút sả đập nhỏ và chút nghệ cho cá bớt mùi tanh. Để khoảng 2 – 3 tiếng cho gia vị ngấm vào cá thì đem đi phơi.
Phơi là công đoạn khó và đòi hỏi nhiều tỉ mỉ, công phu. Phải canh theo từng cơn nắng để trở bề cho khô cá đạt đủ độ “chín” tới. Nếu để “chín” quá thì sẽ mất ngon, còn chưa đủ “chín” thì dễ bị hôi thối.
Có vô vàn cách chế biến khô cá lóc ngon miệng. Có thể kể đến như gỏi xoài khô cá lóc, khô cá lóc gỏi sầu đâu, khô cá lóc chiên, khô cá lóc nướng, khô cá lóc hấp, canh chua khô cá lóc, khô cá lóc nhúng mẻ, khô cá lóc kho thịt ba chỉ, … Và đương nhiên, món nào cũng ngon miệng và khiến thực khách khó có thể chê được.
Gỏi cá Phan Thiết được công nhận top món ăn Việt Nam là gỏi cá gì?
Ở Bình Thuận có rất nhiều món gỏi chế biến từ cá khô, cá tươi và món gỏi cá nào cũng xứng đáng được công nhận là món ngon.
Gỏi cá Phan Thiết và lẩu cá bớp của tỉnh Bình Thuận vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) và Hội Kỷ lục gia Việt Nam có quyết định công nhận nằm trong top món ăn đặc sản Việt Nam 2021-2022.
Cá mai, loại cá làm gỏi rất ngon. Ảnh: PHƯƠNG NAM
Đây là quyết định công nhận top món ăn đặc sản và 100 đặc sản quà tặng nổi bật của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam trong Hành trình tìm kiếm, quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam (lần thứ V năm 2021-2022).
Ngoài hai món ăn trên, cá bống ăn liền và nước mắm Cá Đen của tỉnh Bình Thuận cũng được chọn vào top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam.
Nước mắm cá đen, một trong hai đặc sản quà tặng của Bình Thuận được công nhận. Ảnh PHƯƠNG NAM
Việc hai món ăn của Bình Thuận lọt top món ăn đặc sản Việt Nam đã làm rất nhiều người dân ở tỉnh này vui mừng.
Tuy nhiên, không ít người vẫn băn khoăn bởi gỏi cá Phan Thiết nói riêng, gỏi cá Bình Thuận nói chung rất đa dạng, nhiều chủng loại trong khi quyết định công nhận của Hội Kỷ lục gia Việt Nam chỉ nói chung chung.
Cụ thể tại Phan Thiết, bên cạnh các loại gỏi cá tươi như gỏi cá mai, cá đục, cá suốt, cá dỗi... đi kèm nhiều nguyên liệu như xoài, hành tây, ớt, rau, chanh... bắt mắt thì dân Bình Thuận còn dùng cá khô như cá trích, cá ét... chế biến món gỏi không thua kém gì.
Gỏi khô cá trích. Ảnh: PHƯƠNG NAM
Một trong những "linh hồn" để nâng niu món gỏi cá đó chính là nước chấm và mỗi nơi có cách chế biến, bí quyết riêng.
Có nơi làm gỏi cá tươi, dùng phần đầu, xương đã cắt bỏ nấu nước để pha chế nước chấm. Có nơi xay thịt, đậu phộng, hành, tỏi, củ riềng tạo nên hỗn hợp sền sệt. Tất nhiên tất cả các loại nước chấm đều không thể thiếu nước mắm ngon và ớt.
Không cầu kỳ như cách chế biến gỏi cá vừa nêu, ngư dân Bình Thuận lại có cách làm đơn giản hơn, chỉ cần tái chanh cá trộn với nước mắm ớt và nguyên liệu duy nhất chỉ là hành lá thật nhiều cắt cọng dài.
Ngư dân thì thích ăn cá tươi rói hơn nên chưa chắc cách chế biến nào ngon hơn.
Gỏi cá đục. Ảnh PHƯƠNG NAM
Trước đây các món gỏi cá ở Phan Thiết, Bình Thuận đều chế biến hơi ngọt. Tuy nhiên từ khi ngành du lịch phát triển mạnh, nhờ góp ý của thực khách nhiều miền, món gỏi cá Phan Thiết giờ đã đậm đà, ăn "vinh dự cái miệng" hơn và là món ăn không thể thiếu của du khách khi đến du lịch ở vùng biển này.
Mặc dù Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) và Hội Kỷ lục gia Việt Nam chỉ công nhận món gỏi cá Phan Thiết chung chung nhưng tất cả món gỏi làm từ cá tươi hay cá khô đều xứng đáng được được vinh danh.
10 đặc sản Việt Nam được đề xuất kỷ lục châu Á Tổ chức kỷ lục Việt Nam (Vietkings) cho biết vừa hoàn tất hồ sơ và gửi đến Tổ chức kỷ lục châu Á đề nghị xác lập kỷ lục châu Á 10 món ăn đặc sản, đặc sản thiên nhiên và đặc sản quà tặng của Việt Nam. Những món ăn đặc sản, đặc sản thiên nhiên và đặc sản quà tặng được...