Đèn đỏ rồi mà vẫn ra nhiều huyết trắng, liệu có sao?
Trước và sau khi đến ‘ngày ấy’ là lượng huyết trắng ra rất nhiều, em nên làm gì?
Hỏi:
Em học lớp 7. Em đã có kinh nguyệt rồi. Trước khi đến “ngày ấy” lượng huyết trắng ra nhiều và sau khi hết chu kỳ huyết trắng ra nhiều hơn trước. Em không biết điều này có ảnh hưởng gì không?
Trả lời:
Chào bạn,
Tình trạng của bạn kéo dài lâu chưa? Có bất thường gì khác như ngứa, mùi hôi, màu sắc bất thường không?
Video đang HOT
Khí hư hay còn gọi là huyết trắng, là dịch tiết từ âm đạo và cổ tử cung, bình thường sẽ không có màu, không có mùi, hơi dính giống lòng trắng trứng, số lượng ít, gần như không thấy nếu không chú ý.
Một số trường hợp bình thường có thể ra nhiều khí hư như giữa chu kỳ kinh, ngày mà trứng sắp rụng…
Còn lại khi có bất thường khí hư như ra nhiều, mùi hôi, màu vàng hoặc xanh, trắng đục hay có bọt, kèm theo ngứa… đều là tình trạng viêm nhiễm. Nhưng chỉ dựa vào mùi hôi thì chưa thể nói có bị nhiễm loại vi khuẩn nào, ngoài mùi khí hư thay đổi còn xem màu sắc khí hư, có kèm theo biểu hiện như ngứa vùng kín hay không. Ngoài ra, cũng cần xem vùng tam giác có tổn thương gì không như mụn nước, mụn mủ, mụn cóc…
Trường hợp nhiễm khuẩn hay gặp nhất ở vùng kín là do nhiễm nấm Candia albican. Một số những yếu tố khiến vùng kín dễ nhiễm bệnh như là: thay đổi nội tiết tố, vệ sinh vùng kín không đúng cách và không thường xuyên. Nhưng để biết chính xác nguyên nhân nào bạn cần thăm khám, làm các xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán, điều trị kịp thời và hợp lý.
Với trường hợp của bạn, nếu khí hư chỉ ra nhiều thì nên theo dõi 1-2 chu kỳ kinh tới, nếu có bất thường kèm theo thì nên tới bệnh viện có chuyên khoa phụ sản khám sớm.
Việc chăm sóc hàng ngày cũng khá quan trọng, bạn nên giặt sạch quần chip và phơi nắng to hoặc dùng bản ủi, vệ sinh hàng ngày nhưng không được đưa nước quá “sâu” để rửa, không nên dùng hóa chất để vệ sinh “cô bé”. Nên chăm sóc đúng, mọi tác động xấu đến cô bé không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn ảnh hưởng cả sức khỏe toàn thân, thậm chí khả năng sinh sản.
Chúc bạn sức khỏe.
Theo ione.vnexpress.net
Tại sao trễ kinh dù không phải mang thai?
Chào chuyên mục! Em bị trễ kinh đã hơn 3 tháng, em thử que và đến bệnh viện siêu âm thì không phải mang thai. Hiện em đang rất hoang mang và lo lắng, không biết lý do tại sao trễ kinh dù không phải mang thai?
Mong chuyên mục tư vấn cho em biết nguyên nhân, và em có phải đi khám không, khám ở đâu thì uy tín và đảm bảo ạ? Em vừa kết hôn được 1 tháng ạ. Cảm ơn chuyên mục! (nganhabaola@gmail.com).
Tại sao trễ kinh dù không phải mang thai?
Chào bạn!
Thông thường, trễ kinh là một trong những biểu hiện đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây trễ kinh không phải do mang thai. Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, phần lớn tình trạng chậm kinh hoặc vô kinh ở phụ nữ là do mất cân bằng nội tiết, chị em phụ nữ không nên quá lo lắng. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài hoặc lặp đi lặp lại trong nhiều chu kỳ kinh thì nên đi khám kỹ càng, cụ thể để tìm ra nguyên nhân gây trễ kinh, từ đó mới có phương pháp điều trị thích hợp.
Với trường hợp của bạn, bạn đã trễ kinh 3 tháng, thử que và siêu âm đều cho kết quả là không mang thai. Theo các chuyên gia thì tình trạng này được gọi là vô kinh nguyên phát. Từ là chu kỳ kinh nguyệt đột nhiên bị chậm trễ 2 - 3 tháng hoặc 3 chu kỳ/năm nhưng không phải do mang thai. Và nguyên nhân tại sao trễ kinh dù không phải mang thai? thường là do:
Căng thẳng, mệt mỏi, stress, thay đổi môi trường sinh hoạt....: Khu vực vùng dưới đồi là nơi sản xuất ra hormone điều hòa kinh nguyệt. Nếu bạn gặp vấn đề về tâm lý - thần kinh, vùng dưới đồi sẽ bị ảnh hưởng và kết quả là chu kỳ kinh của bạn bị rối loạn.
Bệnh tuyến giáp: Tuyến giáp có vai trò cân bằng cơ thể và vận hành quá trình trao đổi chất. Nếu bạn mắc bệnh ở tuyến giáp, không chỉ cơ thể mà vòng kinh của bạn cũng sẽ bị xáo trộn.
Cân nặng thay đổi bất thường: Một trong những lý do tại sao trễ kinh mà không phải do mang thai là bởi chỉ số BMI không ổn định. Nếu bạn tăng hoặc giảm cân quá nhanh, cơ thể sẽ tiết ra một loại tín hiệu ngăn trứng rụng, không sản xuất estrogen và không làm dày thành tử cung.
Kết quả là bạn bị mất kinh.Bệnh phụ khoa: Các bệnh phụ khoa như đa nang buồng trứng, viêm/ung thư buồng trứng,...hoặc các bệnh cơ thể như dị ứng celiac...cũng có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ chậm kinh không do mang thai. Ngoài chậm kinh, những căn bệnh này còn khiến bạn đau bụng, vùng hông, bên sườn trái, khí hư bất thường, chán ăn, hay sốt nhẹ....
Mãn kinh sớm: Thông thường, mãn kinh sẽ xuất hiện khi bạn 40 tuổi trở lên. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà bạn bị mãn kinh sớm. Kết quả là bạn mất kinh nguyệt.Nguyên nhân khác: Tác dụng phụ của thuốc (nhất là thuốc tránh thai), chế độ ăn uống - nghỉ ngơi bất thường, hội chứng Anovulation (trứng không rụng)...
Tốt nhất, để biết nguyên nhân, lý do tại sao chậm kinh nguyệt dù không mang thai? bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ chuyên sản phụ khoa để thăm khám và điều trị. Bạn nên đến bệnh viện phụ sản trung ương, bệnh viện Thu Cúc, Trung tâm chăm sóc sức khỏe Hà Nội để khám nhé. Ngoài ra, bạn nên đọc thêm:
Theo kienthucgioitinh.org
Những thời điểm nếu làm chuyện ấy sẽ cực có hại "Chuyện ấy" luôn là điều tuyệt vời trong cuộc sống vợ chồng. Nhưng nếu không đúng cách, không đúng thời điểm thì chuyện ấy sẽ là... lợi bất cập hại. Sau khi uống rượu Sau khi uống rượu, đặc biệt là uống nhiều rượu mạnh sẽ làm cho nam giới không cương cứng hoặc xuất tinh sớm, can thiệp vào cuộc sống chăn...