Đèn đỏ quá 5 phút, người dân dắt xe qua ngã tư hay được quyền đi tiếp?
“Không có đèn thì cứ đi chứ sao phải dắt bộ nhỉ? Nguyên tắc chứng minh vượt đèn đỏ là phải chụp ảnh theo hướng đi của người vi phạm”, bạn đọc Dân trí bình luận.
Người dùng mạng xã hội mới đây lan truyền clip, ghi lại cảnh đèn giao thông tại một giao lộ mất tín hiệu. Nhiều tài xế ô tô không dám lái xe vượt qua giao lộ vì mức phạt vượt đèn đỏ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP là 18-20 triệu đồng. Trong khi đó, người lái xe máy cũng xuống xe dắt bộ.
Sự việc thu hút sự quan tâm, bình luận và tranh luận của độc giả về tình huống: Đèn giao thông không hoạt động, người dân lưu thông bình thường hay vẫn phải chấp hành nghiêm bởi lo sợ sẽ có giấy phạt nguội gửi về nhà và để chứng minh mình không sai sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức.
Người dân dắt bộ xe máy qua đường (Ảnh: A.B.).
Độc giả Tuấn Anh Phạm cho rằng về quy tắc thì không đèn đỏ nào quá 5 phút, nên đèn không họa động quá 5 phút là cứ đi thôi.
Độc giả có tên Người Miền Tây: “Không có đèn thì cứ chạy bình thường và không nên dắt xe nhé mọi người; hoặc nếu đèn tín hiệu hiển thị nhiều màu cùng lúc thì coi như vô hiệu, chúng ta quan sát và cứ di chuyển như không có đèn vậy nhé. Nguyên tắc là nếu đèn tín hiệu không đúng thì chúng ta không cần tuân thủ”.
“Đèn giao thông không hoạt động vẫn đi bình thường, vậy chẳng may vài tháng sau nhận giấy phạt nguội thì làm thế nào? bạn có thời gian đi giải thích và trình bày với cơ quan chức năng không?” – lo lắng của nhiều độc giả XCC và inbu Tung – cũng giống lo lắng của những người tham gia giao thông trong clip nói trên.
Bạn đọc Thanh Tung Nguyen: “Không có đèn thì cứ đi chứ sao phải dắt bộ nhỉ? Nguyên tắc chứng minh vượt đèn đỏ là phải chụp ảnh theo hướng đi của người vi phạm. Nếu từ hướng nhìn của người vi phạm có thể thấy đèn đỏ thì mới là vi phạm, còn nếu không thấy (dù ở hướng ngược lại có mà hướng người vi phạm không thấy) thì cũng không coi là vi phạm”.
Vậy dưới góc độ pháp lý, người dân cần làm thế nào trong tình huống này?
Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty luật Pháp trị – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: Hành vi vượt đèn đỏ là có dấu hiện của hành vi phạm hành chính và có thể bị xử phạt theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành ngày 26/12/2024.
Tuy nhiên muốn xử phạt vi phạm hành chính, cảnh sát giao thông phải tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính ghi nhận sự việc vi phạm. Sau đó thực hiện bước tiếp theo là phải Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại điều 59 Luật xử lý vi phạm hành chính, cụ thể: ” 1. Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây: a) Có hay không có vi phạm hành chính; b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính“
Video đang HOT
Điều này có nghĩa rằng không phải cứ vượt đèn đỏ bị lập Biên bản là người dân sẽ đương nhiên bị xử phạt. Cơ quan cảnh sát giao thông phải chứng minh người dân vượt đèn đỏ thuộc trường hợp vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính (theo khoản 1, điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính).
Luật sư Lực khẳng định, với quy định trên đây nếu đèn tín hiệu giao thông không hoạt động hoặc không chuyển sang đèn xanh mà người dân tiếp tục di chuyển khi có đèn đỏ thì người dân không có lỗi, không có lỗi thì không có hành vi vi phạm. Không có vi phạm hành chính thì cảnh sát giao thông không thể xử phạt.
Nhắn tin với sếp khi chạy xe, nam thanh niên ở TPHCM bị phạt 900.000 đồng
Ngày thứ 2 thực hiện Nghị định 168, nhiều trường hợp tham gia giao thông ở TPHCM vẫn bị xử phạt vì vượt đèn đỏ, lái xe ngược chiều...
Nam thanh niên TPHCM dùng điện thoại nhắn tin với sếp khi đi xe bị phạt 900.000 đồng.
Trong ngày người dân TPHCM đi làm trở lại đầu năm mới 2025, nhiều trường hợp tham gia giao thông bị xử phạt theo mức xử phạt mới của Nghị định 168/2024.
Tại giao lộ Út Tịch - Cộng Hòa (quận Tân Bình), ngay từ đầu giờ sáng, Đội CSGT Tân Sơn Nhất đã bố trí lực lượng làm nhiệm vụ phân luồng, tuyên truyền nhắc nhở người tham gia giao thông. Theo ghi nhận của PV VietNamNet, đa số người dân chấp hành tín hiệu đèn đỏ, song vẫn xuất hiện các lỗi đi ngược chiều, đi lên vỉa hè, chở hàng cồng kềnh,...
Khoảng 9h10, anh H.M.T (SN 1995) lái xe leo lên vỉa hè tại khu vực 132 đường Cộng Hoà, hướng lưu thông về phía vòng xoay Lăng Cha Cả (quận Tân Bình). Lực lượng CSGT đã tiến hành dừng xe anh T để kiểm tra, lập biên bản xử phạt hành chính.
Theo Nghị định 168, với lỗi vi phạm này anh T bị lập biên bản xử phạt hành chính 4-6 triệu đồng (trước đây phạt từ 400.000-600.000 đồng), và trừ 2 điểm trên giấy phép lái xe.
Khi nghe CSGT thông báo về quy định mới, anh T tỏ ra bất ngờ. Anh cho biết, chưa từng nghe thông tin về mức phạt này. "Mức phạt quá cao, tương đương nửa tháng thu nhập của tôi rồi", anh T nói.
Anh H.V.H (sinh năm 1990) điều khiển xe đi ngược chiều trên đường Cộng Hòa, sáng 2/1. "Tôi không chú ý nên đi quá, khi điều khiển xe quay lại, thành ra đi ngược chiều chứ không hề cố ý. Mức phạt mới quá cao, vi phạm một lần là nhớ mãi", anh H phân trần.
Với lỗi vi phạm này, anh H đã bị lập biên bản xử phạt hành chính 4-6 triệu đồng (trước đây là 1-2 triệu đồng) và trừ 2 điểm trên giấy phép lái xe.
Trong buổi lập chốt, CSGT còn phát hiện thêm trường hợp ông N.H.D (sinh năm 1972) điều khiển xe chở theo hàng hóa cồng kềnh. Với lỗi vi phạm này, ông D bị lập biên bản xử phạt hành chính 500.000 đồng, không bị trừ điểm trên giấy phép lái xe.
Ông D chia sẻ: "Tôi giao hàng từ Gò Vấp đến Phạm Văn Hai, với đơn hàng 60.000 đồng giờ bị phạt 500.000 đồng. Với mức phạt vậy thì sau không dám mắc lỗi". Ngay sau khi lập biên bản xử phạt, ông D được yêu cầu tháo dỡ hàng hoá trước khi tiếp tục lưu thông.
Cũng trong sáng 2/1, Đội CSGT Bàn Cờ lập chốt xử phạt các trường hợp vi phạm luật giao thông đoạn tại giao lộ đường 3/2 và Lê Hồng Phong (quận 10, TPHCM).
Thấy xe lưu thông phía trước leo lên vỉa hè, ông Nguyễn Tuấn Công (quận Bình Tân) chạy theo liền bị CSGT kiểm tra, xử lý vi phạm.
"7 năm lái xe công nghệ, tôi rất ít khi mắc lỗi nhưng hôm nay vội giao hàng cho khách. Lỗi này phạt 5 triệu bằng cả tháng chạy xe của tôi, thật không biết nói sao nhưng mình vi phạm thì phải chịu", ông Công nói.
Anh N.M.T.P đang lái xe thì có tin nhắn của sếp nên sử dụng điện thoại để kiểm tra thì bị CSGT thổi phạt. Theo điều 7, khoản 4, điểm d của nghị định 168/ CP, người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng
Trong trường hợp này, anh P bị CSGT lập biên bản phạt 900.000 đồng. "Tôi cũng không cố tình xài điện thoại nhưng do công việc, sau lần này tôi sẽ tìm hiểu thêm về quy định mới để tránh những trường hợp phạt đáng tiếc", anh P phân trần.
Sáng 1/1, Nghị định 168/2024 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, thay thế cho Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123) có hiệu lực.. Trong đó, tăng cao mức xử phạt với nhiều hành vi, nhóm hành vi với lỗi cố ý, nguy hiểm, là nguyên nhân trực tiếp gây ta.i nạ.n giao thông. Ví dụ như hành vi vượt đèn đỏ với người điều khiển ô tô sẽ bị xử phạt 18 - 20 triệu đồng (tăng gần 4 lần so với Nghị định 100/2019), đi ngược chiều với người điều khiển xe máy sẽ bị phạt 4 - 6 triệu (tăng gấp hơn 3 lần so với Nghị định 100/2019)...
Tăng mức phạt gấp 50 lần với hành vi mở cửa ô tô gây ta.i nạ.n Theo Nghị định 168, lỗi mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn gây ta.i nạ.n giao thông sẽ bị phạt 20-22 triệu đồng, thay vì 400.000-600.000 đồng như Nghị định 100. Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có hiệu lực từ ngày 1/1, đã...