Đèn điện khiến côn trùng diệt vong
Báo Guardian ngày 22.11 cho biết, theo đánh giá toàn diện nhất từ các bằng chứng khoa học hiện có thì ô nhiễm ánh sáng là một yếu tố quan trọng khiến các loài côn trùng suy giảm số lượng mạnh nhưng hiện đang là một nguyên nhân bị “bỏ qua”.
Các nhà nghiên cứu nhận định rằng ánh sáng nhân tạo về đêm của con người có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống của các loài côn trùng, khiến chúng suy giảm số lượng mạnh. Cụ thể, ánh sáng làm dẫn dụ sâu bướm khiến chúng bị chết khi đâm đầu vào bóng đèn, các con côn trùng cũng dễ bị chuột và cóc giết hơn trong đêm vì có ánh đèn. Ngoài ra, ánh đèn còn khiến đom đóm không thể giao phối vì làm che dấu tín hiệu giao phối của chúng.
“Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm – kết hợp với mất môi trường sống, ô nhiễm hóa học, các loài xâm lấn và biến đổi khí hậu – đang thúc đẩy sự suy giảm côn trùng”, các nhà khoa học đưa ra kết luận sau khi đánh giá hơn 150 nghiên cứu riêng lẻ.
“Chúng tôi khẳng định ở đây rằng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm là một điều quan trọng khác – nhưng thường bị bỏ qua – mang đến ngày tận thế của các loài côn trùng”.
Ánh đèn về đêm khiến các loài côn trùng bị chết hàng loạt – Ảnh: Guardian
Khác với các loại ô nhiễm khác, có thể ngăn chặn ô nhiễm ánh sáng tương đối dễ dàng bằng cách tắt bớt đèn điện không cần thiết và sử dụng loại đèn có màu thích hợp. “Những cách như vậy có thể giảm đáng kể tổn thất của các côn trùng ngay lập tức”, nhóm khoa học gia khuyến nghị.
Brett Seymoure, một nhà sinh thái học hành vi tại Đại học Washington ở St Louis và là tác giả chính của bài nghiên cứu, cho biết: “Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm là ánh sáng do con người gây ra từ đèn đường đến ánh lửa tại các dàn khai thác dầu. Nó có thể ảnh hưởng đến côn trùng trong hầu hết mọi phần có thể tưởng tượng được trong cuộc sống của chúng”.
Sự sụp đổ dân số côn trùng đã được báo cáo ở Đức và Puerto Rico, và đánh giá khoa học toàn cầu đầu tiên, được công bố vào tháng 2.2019, cho biết sự suy giảm trên diện rộng đe dọa gây ra sự sụp đổ thảm khốc của hệ sinh thái tự nhiên.
Đánh giá mới nhất thì nhận định: “Côn trùng trên khắp thế giới đang suy giảm nhanh chóng. Sự vắng mặt của chúng sẽ gây ra hậu quả tàn khốc cho sự sống trên hành tinh này”.
Theo thống kê, có tới 2 triệu loài côn trùng đang tồn tại trên Trái đất, đa số hiện chưa được nhiều người biết đến. Khoảng một nửa số loài côn trùng là loài sống về đêm. Tuy nhiên, ánh sáng nhân tạo cũng ảnh hưởng tiêu cực với các loài côn trùng sống vào ban ngày.
Thiên Hà
Theo motthegioi.vn/Guardian
Chim mào gây lú lẫn vì ngoại hình "dị" như ngoài hành tinh
Chim cocks-of-the-rock được tìm thấy trong các khu rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới, cực kỳ bắt mắt nhờ màu lông và chiếc mào như vầng trăng khuyết trên đỉnh đầu. Trông nó giống như một loài chim ngoài hành tinh.
Chim cocks-of-the-rock, thuộc chi Rupicola, là một loài chim sở hữu ngoại hình nổi bật, có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Chúng được tìm thấy trong các khu rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới, cực kỳ bắt mắt nhờ màu lông và chiếc mào như vầng trăng khuyết trên đỉnh đầu. Trông nó giống như một loài chim ngoài hành tinh.
Tuy nhiên, chỉ có chim trống mới có chiếc mào màu cam sáng hoặc cam đỏ hình trăng khuyết.
Chiếc mào của con chim giống như một công cụ tán tỉnh, giúp chim trống thể hiện được nét đẹp, thu hút bạn tình.
Mời quý vị xem video: 10 loài chim kỳ quái không thuộc về Trái đất
Bên cạnh đó, chim cocks-of-the-rock còn nổi tiếng bởi hành vi tán tỉnh rất phức tạp và ấn tượng. Đáng tiếc, mặc dù rất vất vả theo đuổi chim mái để duy trì nòi giống, loài chim này không phải là loài chim chung thủy.
Sau khi tìm được bạn tình, tiến hành giao phối thành công chim trống sẽ rũ bỏ hết trách nhiệm nuôi con. Nó chỉ xuất hiện khi thấy nguy hiểm rình rập chim mái và chim non.
Chim mái sau đó tự mình xây tổ trên những vách đá hoặc những tảng đá lớn rồi lại một thân một mình ấp trứng, cô độc nuôi chim non.
Trong khi đó, chim trống có tính hung hăng, lãnh thổ, thích bảo vệ những gì thuộc về mình.
Khi những con mái ấp trứng và chăm sóc con, chim đực lại tụ tập với nhau, cà khịa và thi thoảng sẽ chiến đấu tại một đấu trường nhất định, cách nơi chim mái và tổ một khoảng không xa.
Ngoại trừ trong mùa giao phối, những con chim kỳ lạ này là động vật cảnh giác và khó nhìn thấy trong tán rừng nhiệt đới. Chúng chủ yếu ăn trái cây và quả mọng, là tác nhân phân tán quan trọng đối với hạt rừng nhiệt đới.
Kiều Dụ
Theo kienthuc.net.vn
Khi động vật yêu đương khiến con người phải "đỏ mặt" Khi động vật trao nhau những tình cảm ngọt ngào nhất thông qua nụ hôn khiến trái tim người xem cũng phải tan chảy theo. Sự thực thì tình yêu vẫn luôn đẹp, kể cả ở thế giới động vật. Hà mã trao nhau tình cảm qua những nụ hôn trong mùa giao phối. Khi động vật thể hiện tình cảm trông vô...