Đến địa điểm du lịch làng chài Nam Ô, thưởng thức hải sản Đà Nẵng
Trong những năm trở lại đây, nhiều du khách lựa chọn các điểm du lịch tại những làng nghề, làng chài của thành phố Đà Nẵng để được khám phá cảnh quanh tuyệt đẹp, tìm hiểu và khám phá thêm về cuộc sống của người dân làng chài cũng như để thưởng thức hải sản đặc trưng nơi đây.
Bờ biển hoang sơ (Ảnh sưu tầm) |
Làng Nam Ô yên bình trước đại dương
Địa điểm du lịch Đà Nẵng – Nam Ô là một làng nhỏ thuộc quận Liên Chiểu, nằm kề bên khu vực cửa sông Cu Đê ngay dưới chân Đèo Hải Vân nổi tiếng khắp cả nước. Năm xưa, làng Nam Ô được nhiều người biết đến là làng pháo, có những người con của làng đã xa quê hơn chục năm, khi quay trở về cũng rất ngạc nhiên không nhận ra nơi sinh ra của mình, thay đổi nhiều quá từ một làng nghèo khó mà giờ đây theo sự phát triển mạnh mẽ đến chóng mặt của nền kinh tế thành phố Đà Nẵng người dân tại làng đã có của ăn, của để dành.
|
---|
Người dân chuẩn bị ra khơi (Ảnh sưu tầm) |
Du khách khi đến thăm quan làng chài Nam Ô không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh tươi đẹp, bầu không khí trong lành do những làn gió biển mát dịu mang lại, bên cạnh đó là không gian hùng tráng của đèo Hải Vân in bóng.
Những nét mộc mạc, giản di của ngôi làng tại địa điểm du lịch Đà Nẵng này vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay, nghề đi biển vẫn được tiếp nối, những con thuyền nhỏ xinh ngày ngày đua nhau tấp nập ra khơi với khí thế lên cao. Đường làng thoáng đãng, rộng rãi khi du khách bước đi dạo quanh làng, ngắm nhìn những ngôi nhà đơn sơ của ngày xưa xen kẽ những ngôi nhà cao tầng mới được xây dựng tạo nên một điểm nhấn rất thú vị, ngôi làng trở nên hiện đại, nhộn nhịp và phía trước tương lai của người dân làng chài là ánh sáng ban mai đang chờ đón.
Làng Nam Ô không chỉ nổi tiếng với nghề đi biển mà còn rất giỏi trong công việc chế biến nước mắm, nước mắm của ngôi làng nhỏ bé này đã trở thành một thương hiệu đặc sản khá quen thuộc với một số tỉnh thành khắp cả nước.
Con sóng vỗ bờ (Ảnh sưu tầm) |
Là một làng chài nhỏ nhắn, nằm nép mình bên đại dương sóng vỗ dạt dào, nhưng làng Nam Ô lại chứa đựng vẻ đẹp bình yên đến mê đắm lòng người. Cuộc sống làng chài nhiều đi khó khăn, sóng gió nhưng những người con trên mảnh đất ấy vẫn ngày đêm miệt mài lao động hăng say để làm giàu đẹp thêm cho quê hương, xứ sở.
Thưởng thức hải sản tại làng chài
Video đang HOT
Đã ghé thăm đèo Hải Vân mà không dừng chân tại làng Nam Ô thưởng thức món gỏi cá tươi ngon thì có lẽ là một điều thiếu sót và đáng tiếc lớn. Những miếng cá tươi sống ngâm mình trong bát nước mắm đẫm hương vị mặn mòi của vùng quê biển, không hề tanh mùi cá sống, du khách nếm thử một miếng sẽ không thể không trầm trồ khen ngợi.
Gỏi cá Nam Ô được người dân chế biến theo 2 cách là gỏi ướt và gỏi khô, những con cá trích to bằng 2 ngón tay chụm lại được các tàu thuyền đánh bắt quanh năm mang vào bờ mỗi buổi sáng sớm, cá còn đang tươi bơi lội trong nước được đem đi cắt đuôi, đầu, lọc bỏ xương là nguyên liệu chính của món gỏi.
Gỏi cá Nam Ô (Ảnh sưu tầm) |
Cá sơ chế xong ướp với gia vị tỏi băm nhuyễn, gừng, riềng và ngâm trong nước dùng đun sôi hoà với nước mắm đặc trưng của địa điểm du lịch Đà Nẵng này như thế là đã có món gỏi ướt thơm ngon. Còn gỏi khô chỉ cần lăn cá đã tẩm ướp gia vị qua thính, bột ngô, bột gạo rang vàng ruộm. Dùng gỏi cá với bánh tráng, bánh đa nướng, rau thơm, khế chua, chuối chát chấm bát mắm được chế biến riêng du khách sẽ cảm nhận được tất cả hương vị ngon lành mà biển cả ban cho ngôi làng chài này.
Nếu vào mùa không đánh bắt được cá trích người dân tại đây có thể thay thế bằng cá cơm, cá tớp, cá mòi… Chính vì điều đó, nhiều khách du lịch khi thăm quan Hải Vân dù quỹ thời gian gấp rút, vội vàng nhưng vẫn cố nghỉ chân lại làng để thưởng thức cho thoả lòng đam mê ẩm thực.
Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức rất nhiều món ngon hải sản tại đây như: tu hài, ốc hương, tôm hùm, hàu, sò điệp, sò huyết… được chế biến hấp dẫn khiến cho những vị khách sành ăn nhất cũng khó mà cầm lòng được.
Những hòn đá lâu năm rêu xanh (Ảnh sưu tầm) |
Làng nghề Nam Ô với cảnh quan đẹp mắt cùng hải sản phong phú, đa dạng tươi ngon theo thời gian đến ngày nay đã chính thức là một trong địa điểm du lịch Đà Nẵng là sự lựa chọn được đông đảo du khách ghé thăm.
Địa điểm du lịch Ngũ Hành Sơn kiệt tác non bộ giữa lòng Đà Nẵng
Núi Ngũ Hành Sơn là một trong những kiệt tác non bộ giữa lòng Đà Nẵng, là dấu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn mỗi người đã từng đặt chân đến địa danh này.
|
---|
Toàn cảnh Ngũ Hành Sơn (Ảnh sưu tầm) |
Núi Ngũ Hành - Địa linh nhân kiệt
Núi Ngũ Hành Sơn - địa điểm du lịch Đà Nẵng ấn tượng hay còn được người dân nơi đây gọi với tên núi Non Nước, được hình thành bởi quần thể năm ngọn núi đá vôi theo Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ với nhiều câu chuyện huyền thoại đến nay vẫn còn âm vang. Tên núi Non Nước đã có từ rất lâu đời và được đi vào những câu ca của người dân địa phương " Chiều chiều mây phủ Sơn Trà, Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa". Du khách khi đến đây sẽ ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên kì vĩ, huyền ảo mà tạo hoá ưu ái ban tặng cho nơi đây.
Ngũ Hành Sơn nằm trên một bãi cát trắng mịn rộng lớn mênh mông gần bờ biển kéo dài từ bán đảo Cát Tiên Sa về biển Non Nước, thuộc làng Hoà Khuê, ấp Sơn Thuỷ, huyện Hoà Vang nay thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chưa đến 8 km đường lái xe về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn nổi tiếng khắp cả nước với vẻ đẹp có một không hai của một vùng trời biển, non nước với những giá trị lịch sử văn hoá, tâm linh sâu sắc lâu đời.
Núi Non Nước hữu tình (Ảnh sưu tầm) |
Dạo chơi trên các dãy núi của Ngũ Hành Sơn, du khách có thể thoải mái nhặt các loại đá cẩm thạch đẹp mắt mà điều thú vị ở đây là mỗi ngọn núi lại có một màu đá khác nhau, như đá ở Kim Sơn màu xanh nước biển trầm mặc, đá ở Thổ Sơn lại là màu nâu đất, đá ở Mộc Sơn sở hữu sắc trắng trong, đá ở Thuỷ Sơn điểm màu hồng phấn và đá Hoả Sơn có màu đỏ rực, mỗi loại đá là một màu tương ứng với ngũ hành trong phong thủy của người Phương Đông và có lẽ tên của năm ngọn núi ấy cũng được đặt bởi lẽ đó.
Ngũ Hành Sơn không chỉ đa dạng về đá quý mà còn có rất nhiều loại thảo mộc quý hiếm có giá trị cao như: thiên tuế, cảnh thiên, mộc tê, thạch trường sanh, cung nhân thảo, thử lý. Đến Ngũ Hành Sơn - một trong những địa điểm du lịch Đà Nẵng du khách còn được trau dồi thêm kiến thức về nhiều loài động vật phong phú loài dơi, chim hải yến, khỉ dộc hiền,... vừa bước chậm rãi, vừa hít thở bầu không khí trong lành, thoáng đãng lại vừa được ngắm nhìn nhiều loài hoa rừng đa màu sắc toả hương thơm ngát mà đa phần là phong lan rừng thì còn cái thú nào hơn.
Mảnh đất Ngũ Hành Sơn ấy không chỉ là huyền thoại, không chỉ là ngũ hành, tâm linh, không chỉ là mảnh đất thiên phú, địa linh mà còn là mảnh ghép lịch sử, gắn liền với những con người, những tên tuổi đã đi vào sử sách. Du khách sẽ được viếng thăm mộ mẹ tướng quân Trần Quang Diệu cùng đền thờ công chúa Ngọc Lan - em gái của nhà vua Minh Mạng hay tới thăm những bút tích thi ca thời vua Lê, Trần được in tại các vách đá đã phủ kín rêu phong theo dòng luân chuyển của thời gian, tất cả làm nên một minh chứng hùng hồn về một Ngũ Hành Sơn huyền thoại, về vùng đất địa linh nhân kiệt.
T oàn cảnh Ngũ Hành Sơn (Ảnh sưu tầm) |
Hang động Ngũ Hành Sơn - sự huyền ảo của tạo hoá
Đi men theo những con đường mòn, du khách đam mê khám phá sẽ có cơ hội đến tham quan hệ thống hang động kì thú độc đáo, là những cảnh đẹp có một không hai tại đây. Để khám phá và chiêm ngưỡng hết số hang động chính của Ngũ Hành Sơn, du khách sẽ phải đầu tư 2 đến 4 ngày với lịch trình dày đặc như tham quan động Quan Âm của Kim Sơn, động Huyền Vi của Hoả Sơn hay động Âm Phủ, Linh Nha, Huyền Không, Vân Thông, Thiên Long, Thiên Phước Địa của Thuỷ Sơn, du khách sẽ được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau khi đi tới các hang động ấy.
Theo đánh giá của rất nhiều khách du lịch thì nổi trội hơn tất cả là động Âm Phủ, động Huyền Không và động Vân Thông.
Động Âm Phủ của núi Kim Sơn với nhiều truyền thuyết vừa thực vừa ảo, từ lâu đã lan truyền khắp nơi, vốn dĩ vạn vật luôn tồn tại hai chiều đối lập: ngày thì phải có đêm, con người có sinh thì ắt sẽ có tử, có thiên đàng thì phải có địa ngục bởi thế động có hai ngách lên trời và xuống âm phủ. Động được đặt tên như vậy từ thời vua Minh Mạng đầu thế kỉ thứ 19, khi nhà vua vi hành đến ngọn núi này. Âm phủ vốn được hiểu là thế giới của người chết nhưng theo đạo Phật chết không phải là hết mà là chuyển tiếp để đầu thai về với cảnh giới khác. Thiện ác đến đây đều sẽ được phân minh rõ ràng trắng đen.
|
---|
Động Huyền Không (Ảnh sưu tầm) |
Động Huyền Không tại địa điểm du lịch tại Đà Nẵng là một động lộ thiên nền bằng phẳng, vòm hình tròn có 5 lỗ thông khí ra bên ngoài, vào những ngày nắng, động bừng lên luồng ánh sáng tự nhiên tràn vào tạo nên không gian huyền bí lung linh. Trên cao nhất có thờ tượng Phật Thích Ca, bên dưới là bàn thờ Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát, bên trái thờ bà Chúa Tiên là nơi du khách làm ăn buôn bán đến cầu tài, cầu lộc, đền thờ bà Chúa Thượng Ngàn là nơi du khách đa phần đến để cầu xin sức khoẻ, sự bình an. Quanh vòm động có nhiều đá bám vào vách tạo nên những hình thù kì lạ như: khuôn mặt ông già, hình chim hạc, đà điểu, hình hai chiếc đầu voi với chiếc vòi thả thõng xuống phía mặt đất, hình con cò với chiếc mỏ dài nhọn ép vào thành động...
Động Vân Thông nằm gọn trong lòng núi hình tròn đường ống chếch lên phía ngọn núi, trong động có lưu lại một tấm bia đá với 3 chữ cổ " Ngũ Uẩn Sơn", giữa động có một tượng Phật rất lớn, sau lưng là đường đi lên động, càng vào sâu càng hẹp và hướng lên đỉnh núi, người thăm quan phải bám vào các tảng đá mới lên được. Cuối động là cửa thông ra ngoài chừng bằng cái nong với đường kính khoảng 1 mét, từ trên đỉnh có ánh sáng rọi vào tạo ánh hào quang rực rỡ mà huyền ảo. Khi du khách đứng ở Vọng Giang Đài trên ngọn Thuỷ Sơn có thể phóng tầm mắt ra xa nhìn thấy con sông nổi tiếng đã từng đi vào thơ ca con sông Trường Giang với dòng nước xanh biếc, trải dài mênh mông bát ngát.
Cảnh quan từ trên cao (Ảnh sưu tầm) |
Những ngôi chùa và làng nghề đá mỹ nghệ
Ngoài vẻ đẹp trùng điệp với các hang động huyền bí, Ngũ Hành Sơn còn được nhắc đến nhiều với những ngôi chùa có thế tựa lưng vào núi, tuy nằm không quá cao nhưng không gian rất thanh bình, yên tĩnh, linh thiêng. Trên núi Kim Sơn có chùa ở động Quan Âm, núi Hoả Sơn có chùa Linh Sơn, Thổ Sơn có chùa Long Hoa, chùa Hụệ Quang, núi Thuỷ Sơn lại có chùa Tam Thai.
Chùa Tam Thai tại địa điểm du lịch Đà Nẵng là ngôi chùa cổ và di tích Phật giáo, chánh điện thờ Phật Di Lặc bằng đồng lớn ngồi trên toà sen, hai bên thờ tượng Quan Thánh và Bồ Tát. Chùa cũng là nơi có nhiều khách hành hương thăm viếng, cầu phật vào các dịp lễ tết. Viếng thăm các chùa, lặng yên đứng nhìn không gian với núi non, cây cối xanh mượt, hít thở bầu không khí thanh tịnh nơi cửa chùa, du khách sẽ cảm thấy đầu óc thư giãn, một phút tĩnh lặng thả tâm hồn phiêu lãng, hoà hợp vào đất trời hiếm có trong cuộc sống tấp nập nơi đô thị ồn ào.
Ngôi chùa tại Ngũ Hành Sơn (Ảnh sưu tầm) |
Du lịch, tham quan, chụp ảnh kỉ niệm xong tại các hang động, chùa chiền tại Ngũ Hành Sơn, du khách hãy trở về chân núi để tham quan làng đá mỹ nghệ Non Nước, là một trong những làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng tại Đà Nẵng với lịch sử thành lập gần 400 năm, du khách sẽ ngạc nhiên trầm trồ , ngỡ ngàng trước những nét điêu khắc, chạm trổ trên đá của những đôi bàn tay tài hoa khéo léo đầy điêu luyện và kỹ xảo của các nghệ nhân.
Ngay tại tiền sảnh có bày bán những pho tượng bằng đá điêu khắc Phật, danh nhân, đèn vườn, tượng thú, trang sức,... mỗi một bức tượng qua điêu khắc tỉ mỉ đều thần thái riêng, thu hút du khách. Khách du lịch đến đây thường không thể kìm lòng trước cái đẹp, cái tài khi những hòn đá thô ráp, vô tri được chế tác thành những món đồ lưu niệm nhỏ xinh, chính vì lẽ đó, du khách trong nước hay ngoài nước ai cũng muốn mua một ít đồ lưu niệm để về làm quà cho người thân, bạn bè hay trưng bày trong tủ.
|
---|
Những sản phẩm của làng đá Non Nước (Ảnh sưu tầm) |
Ngũ Hành Sơn - địa điểm du lịch Đà Nẵng theo thời gian chảy trôi đã đã nhẹ nhàng đi vào lòng người, chiếm được vị trí thật đặc biệt, dù đã đi xa nhưng vẫn đầy luyến lưu.
Địa điểm du lịch Bán đảo Sơn Trà Cửa ngõ của Đà Nẵng Ai đi xa có còn nhớ địa danh Bán Đảo Sơn Trà - nơi đầu sóng ngọn gió, nơi cửa ngõ bám biển của thành phố Đà Nẵng và là chứng nhân của lịch sử hào hùng dân tộc. Bán đảo nhìn từ trên cao (ảnh sưu tầm) Bán đảo Sơn Trà hữu tình của Đà Nẵng Địa điểm du lịch Đà Nẵng...