Đến đại hội REE, cổ đông nên hỏi gì?
CTCP Cơ điện lạnh (REE) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2020 vào cuối tuần, ngày 15/5. Năm nay, REE đặt kế hoạch doanh thu 5.965 tỷ đồng, lợi nhuận là 1.620 tỷ đồng, lần lượng tăng 23% và giảm 1,2% so với thực hiện năm 2019. Kế hoạch đặt ra khá vững, nhưng điều cổ đông cần làm rõ là việc REE sẽ ứng phó ra sao trước đại dịch Covid-19 và hạn hán đang hoành hành, đây là 2 thách thức lớn với REE trong hiện tại và tương lai, để tiến đến cái đích là mục tiêu kinh doanh đã định.
Ảnh Internet
Quý I/2020, REE ghi nhận doanh thu 1.180,8 tỷ đồng, lợi nhuận 278,1 tỷ đồng, lần lượt tăng 9,4% và giảm 24,9% so với quý I/2019.
Mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm, nguyên nhân do lợi nhuận tài chính kỳ này lỗ 61,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ lỗ 1,9 tỷ đồng. Cùng với đó, lợi nhuận công ty liên doanh, liên kết ghi nhận 117,3 tỷ đồng, giảm 29,8% so với cùng kỳ.
Giới đầu tư biết đến REE với cái gốc là ngành cơ điện lạnh, nhưng trước sự bão hoà của mảng này, REE liên tục thực hiện chiến lược mua bán và sáp nhập (M&A) với các lĩnh vực điện nước, cũng như chuyển dịch sang mảng bất động sản và cụ thể hơn là cho thuê văn phòng.
Chính vì vậy mặc dù mảng cơ điện lạnh đóng góp doanh thu cao, nhưng tỷ trọng lợi nhuận ngày một giảm, sự gia tăng lợi nhuận lại đến từ mảng điện, nước và cho thuê văn phòng.
Với danh sách lên tới 18 công ty liên doanh, liên kết chiếm 40,7% tổng tài sản của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh của REE không còn đơn thuần là mảng cơ điện như trước, mà có sự đóng góp từ các lĩnh vực mới M&A, trong đó trọng tâm là sản xuất điện, nước và cho thuê văn phòng.
Thuyết minh báo cáo tài chính quý I/2020 của REE cho biết, mảng cơ điện lạnh lợi nhuận giảm 39,4%, mảng hạ tầng điện, nước giảm 41,5% và mảng bất động sản tăng 18,9% so với cùng kỳ.
Mảng hạ tầng điện, nước đã suy giảm lợi nhuận, nhưng theo Cơ quan Khí tượng thủy văn Quốc gia, năm 2020, hạn hán có nguy cơ kéo dài. Câu hỏi đầu tiên cổ đông REE cần chất vấn là Công ty có kế hoạch ứng phó thế nào nếu tình trạng này xảy ra? Đâu là cơ hội và thách thức với REE khi Công ty đang có sở hữu lớn tại nhiều doanh nghiệp thủy điện và nhiệt điện? Các công ty nhiệt điện như Nhiệt điện Phả Lại, Nhiệt điện Ninh Bình liệu có bù đắp được sản lượng khi mảng thuỷ điện thiếu hụt?
Câu hỏi tiếp theo là về mảng cho thuê văn phòng. Năm 2019, REE ghi nhận doanh thu 852 tỷ đồng, lợi nhuận 395 tỷ đồng, lần lượt tăng 33% và 58%. Tỷ lệ lấp đầy bình quân là 98% và tỷ lệ lấp đầy dự án E.town 5 là 97%, REE đang xây dựng tiếp dự án E.town 6.
Video đang HOT
Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến hàng loạt văn phòng cho thuê bị ế khách, vậy REE đang ghi nhận sự suy giảm khách hàng thuê ra sao và có giải pháp gì vượt qua tình trạng suy giảm?
Bước ngoặt từ biến cố Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch gọi vốn bằng trái phiếu của REE? REE sẽ chọn chiến lược gì cho tương lai sắp tới: tích trữ tiền mặt để phòng thủ hay sẽ tiếp tục đẩy mạnh các thương mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực bất động sản, sản xuất điện, nước…?
Thách thức là hiện hữu, nhưng khi xem xét chất lượng tài sản của REE có thể thấy, nhiều thương vụ M&A mà doanh nghiệp thực hiện có giá trị sổ sách thấp, trong khi giá trị thị trường cao hơn nhiều.
Từ đây, câu hỏi nên đặt ra là nếu như hoạt động kinh doanh khác giảm đột ngột, việc định giá lại các khoản đầu tư liệu có giúp REE không giảm mạnh hiệu quả kinh doanh?
REE được giới đầu tư biết đến như là cổ phiếu phòng thủ khi sở hữu các khoản đầu tư vào doanh nghiệp thuộc ngành nghề ổn định như sản xuất điện, cấp nước và cho thuê văn phòng, tạo dòng tiền đều hàng năm.
Năm 2019, REE đã trả cổ tức 16% và năm 2020, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Mai Thanh dự kiến trình cổ đông kế hoạch cổ tức duy trì tối thiểu mức này.
Với thị giá khoảng 30.000 đồng/cổ phiếu, REE đang được giao dịch với chỉ số P/E 5,7 lần, thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung toàn TTCK Việt Nam (P/E 15 lần).
Nếu không có nhu cầu giao dịch, cổ tức của REE là khoản cổ đông có thể hài lòng, nhưng nếu có nhu cầu rút vốn, thị giá của REE có thể khiến cổ đông chịu thiệt.
Đây cũng là điểm cổ đông nên chất vấn và đề nghị Ban lãnh đạo cần có giải pháp phù hợp, để cổ phiếu được định giá sát với giá trị nội tại hơn trên thị trường.
Sau kiểm toán nhiều doanh nghiệp lợi nhuận giảm 40-60%, thậm chí lỗ nặng hàng trăm tỷ
Đến đầu tháng 4/2020, một số doanh nghiệp công bố BCTC kiểm toán, ghi nhận đa số đều giảm mạnh lợi nhuận so với BCTC tự lập trước đó.
Tiếp diễn câu chuyện kinh doanh sau kiểm toán năm 2019, nhiều doanh nghiệp ghi nhận tăng lãi, ngược lại vẫn không ít đơn vị tăng gấp bội khoản lỗ tự ghi nhận, thậm chí nhiều công ty còn chuyển từ lãi sang lỗ đến hàng trăm tỷ đồng.
Đến đầu tháng 4/2020, một số đơn vị công bố BCTC kiểm toán, ghi nhận đa số đều giảm mạnh lợi nhuận so với BCTC trước đó.
Mới đây nhất, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã công bố BCTC kiểm toán năm 2019 với lợi nhuận ròng giảm 100 tỷ so với tự lập, xuống còn 8.214 tỷ đồng. Đây là kết quả của việc điều chỉnh doanh thu tài chính do lãi chênh lệch tỷ giá ghi giảm từ 440 tỷ đồng xuống còn 14 tỷ đồng, chi phí QLDN tăng thêm 88 tỷ đồng và lãi khác giảm từ 76 tỷ đồng xuống chỉ còn gần 9 tỷ đồng do không còn ghi nhận 80 tỷ đồng hoàn nhập khấu hao các niên độ trước.
Đáng chú ý, CTCP Lilama 5 (LO5) công bố mức thua lỗ sau kiểm toán xấp xỉ đến 29 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với số lỗ gần 7 tỷ đồng tại báo cáo tự lập. Nguyên nhân do việc ghi nhận tăng giá trị đối với giá vốn hàng bán, trước kiểm toán Lilama 5 chưa kết chuyển giá vốn tương ứng với doanh thu của các công trình ghi nhận.
Đây không phải lần đầu của Lilama 5, khi nhiều năm trước đó liên tục phải giải trình do chênh lệch lớn giữa con số tự lập và kiểm toán. Lilama chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, lắp đặt các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp... Lilama 5 đưa cổ phiếu lên sàn từ cuối năm 2009 và sau đó là chuỗi dài giảm mạnh, hiện cổ phiếu LO5 chỉ còn 1.300 đồng/cp, vốn hóa bốc hơi hơn 90%.
Tháng 4/2019, do lỗ mức lỗ cao Công ty bị đưa vào diện cảnh báo, Lilama 5 theo đó đưa ra giải pháp nhằm khắc phục bao gồm: Tích cực tìm kiếm việc làm, đấu thầu, mở rộng thị trường, tạo việc làm và tăng doanh thu; tiết giảm chi phí; thu hồi công nợ tồn đọng... Tuy nhiên đến nay tình hình kinh doanh vẫn khá èo uột.
Tương tự, Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (KLF) vừa có văn bản giải trình lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán giảm đến 89% so với tự lập. Trong đó, LNST lũy kế năm 2019 của Công ty tại BCTC tự lập đạt 12 tỷ, con số này sau kiểm toán chỉ còn 1,4 tỷ đồng. Nguyên nhân do Công ty đã trích lập bổ sung một số khoản phải thu và dự phòng khoản đầu tư vào đơn vị liên kết. Kết thúc năm 2019, KLF đạt doanh thu 1.830 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2018 trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 1,4 tỷ đồng, giảm 88% so với năm 2018.
Một tên tuổi được quan tâm thời gian gầy đây, Transimex (TMS) ghi nhận lợi nhuận sau thuế công ty mẹ giảm hơn 5%, do doanh thu hoạt động tài chính sau kiểm toán giảm 20% còn hơn 100 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics, không chỉ thanh khoản vốn tương đối tốt, tình hình kinh doanh của Transimex nhiều năm liền tăng trưởng ổn định. Đặc biệt, năm 2017 doanh thu Công ty tăng đột biến lên mặt bằng mới, chủ yếu nhờ đóng góp từ Cảng ICD Transimex, Phòng Dịch vụ đại lý Dongjin, Phòng Hợp tác đại lý.
Ngày 27/3, Transimex đã ra thông báo cho biết trường hợp bệnh nhân số 150 mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố dương tính ngày 26/3/2020 là một nhân sự thuộc HĐQT Công ty. Tuy vậy thành viên HĐQT này hoàn toàn không trực tiếp điều hành công việc hàng ngày của Công ty, không làm việc thường xuyên tại Công ty, do vậy không tiếp xúc trực tiếp với nhân viên (ngoài một số CBNV có họp cùng).
CTCP X20 (X20) cũng vừa công bố BCTC hợp nhất kiểm toán với mức lãi ròng chỉ còn hơn 5 tỷ đồng, chưa đến 1/3 so với con số tự lập là 16,4 tỷ đồng. Nguyên nhân do giá vốn hàng hóa tăng mạnh, từ mức 777 tỷ lên 783 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong chi phí giá vốn kiểm toán phát sinh khoản giá vốn kinh doanh bất động sản hơn 66,5 tỷ, đây là lý do chính làm giảm mạnh mức lãi sau thuế Công ty. Được biết, X20 chuyên kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp dệt may, chủ yếu là dệt nhuộm may nguyên phụ liệu...
Cùng cảnh ngộ, Camimex Group (CMX) cũng ghi nhận mức lãi ròng sau kiểm toán sụt giảm tới gần 63 tỷ đồng sau kiểm toán. Nguyên nhân do phải trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kết quả hoạt động tài chính cũng điều chỉnh theo mức thay đổi tài sản góp vốn vào công ty con năm 2013 làm ảnh hưởng đến lợi nhuận hợp nhất bị loại trừ theo chuẩn mức kế toán làm ảnh hưởng sai sót trọng yếu đến tình hình tài chính hợp nhất của đơn vị.
Theo đó kết thúc năm 2019 Camimex đạt 951 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 10,4% so với cùng kỳ, LNST đạt 77,7 tỷ đồng giảm gần 44% so với con số hơn 140 tỷ đồng LNST được doanh nghiệp này công bố tại báo cáo tự lập.
Hay Giày Thượng Đình (GTD), theo ý kiến ngoại trừ tại BCTC năm 2019 đã kiểm toán, lỗ Công ty có thể tăng lên thêm 12.2 tỷ đồng, liên quan đến hoàn nhập các khoản dự phòng phải thu khó đòi. Giải trình điều, Công ty cho rằng thiếu căn cứ lập dự phòng với khoản mục này, Công ty trong thời gian tới sẽ tiếp tục có những biện pháp thu hồi.
Để lại nhiều "note" cho nhà đầu tư nhất là Bao bì Nhựa Sài Gòn (SPP), chỉ sau khi bị tuyên bố phá sản do mất thanh khoản, Công ty chính thức công bố BCTC kiểm với con số lỗ ròng hơn 720 tỷ (trước đó kể từ 2007 - 2018 mỗi năm SPP đều kinh doanh có lãi với doanh thu liên tục tăng trưởng cao qua các năm).
Trong đó, doanh thu thuần chỉ đạt 255 tỷ đồng giảm tới 77% so với con số hơn 1.000 tỷ đồng cùng kỳ, kinh doanh dưới giá vốn khiến SPP lỗ gộp 369 tỷ đồng và chi phí QLDN tăng mạnh lên con số 325 tỷ khiến SPP lỗ ròng lên tới 720 tỷ đồng.
Theo giải trình của Công ty, doanh thu trong năm giảm mạnh do mất thị phần trong hoạt động sản xuất. Mặt khác, trong kỳ Công ty đã thực hiện xử lý và thanh lý hàng tồn kho, công cụ dụng cụ kém phẩm chất làm lỗ hơn 513 tỷ đồng. Công ty cũng ghi nhận lỗ từ việc kết chuyển số dư chi phí xây dựng cơ bản dở dang vào kết quả kinh doanh số tiền hơn 126 tỷ đồng. Việc xử lý kế toán nêu trên đã được HĐQT thông qua tuy nhiên chưa được công bố thông tin kịp thời.
Chiều ngược lại, sau kiểm toán LNST năm 2019 của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) tăng thêm 127,6 tỷ đồng so với số liệu trước kiểm toán, tương ứng tăng 18,75%. PVS cho biết biến động này chủ yếu là do phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết tăng do Hợp đồng cung cấp, cho thuê FPSO PTSC Lam Sơn đã được ký kết chính thức vào ngày 16/3/2020 và kết quả kinh doanh của một số công ty liên doanh, liên kết có điều chỉnh tăng sau kiểm toán.
Tri Túc
Số phận tiền dự phòng đầu tư tài chính của Petrolimex Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (mã PLX, sàn HoSE) có 107,7 tỷ đồng dự phòng đầu tư tài chính dài hạn. Số phận của khoản tiền này đang là một điểm đáng quan tâm của giới đầu tư. Gần đây, Petrolimex có xu hướng tăng đầu tư tài chính cả ngắn hạn và dài hạn. Ảnh: Đức Thanh Tăng đầu tư tài...