Đến cột cờ Lũng Cú ngắm nhìn non sông từ nơi địa đầu Tổ quốc
Vừa là di tích lịch sử, vừa là điểm cực Bắc linh thiêng của Tổ quốc, Cột cờ Lũng Cú tại Hà Giang luôn là điểm đến yêu thích của hàng vạn du khách gần xa
Sử sách còn ghi chép, danh tướng Lý Thường Kiệt đã cho treo một lá cờ khi ông hội quân trấn ải biên thùy. Từ đó, cột cờ Lũng Cú được người dân coi như cột mốc cao nhất đánh dấu biên cương lãnh thổ. Đến thời Tây Sơn, khi vua Quang Trung đánh tan quân thù bèn cho xây dựng một đồn gác. Dưới đồn gác cho đặt một trống đồng báo cầm canh. Mỗi canh binh sĩ đánh lên 3 hồi trống, khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Video: Lương Đình Khoa
Nằm cách TP. Hà Giang 154km, Cột cờ Lũng Cú được xây dựng trên đỉnh núi Rồng với độ cao 1.468m so với mực nước biển. Đây chính là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trong công cuộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ. Lá cờ rộng 54m2 được ra đời, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
Cột cờ Lũng Cú được xây dựng theo mô hình cột cờ Hà Nội, nhưng với kích thước nhỏ hơn. Địa danh này được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia vào năm 2009.
Về kiến trúc, cột cờ được thiết kế theo hình bát giác. Phía trên 8 bức phù điêu có gắn 8 mặt trống đồng, vừa là biểu trưng của văn hóa Việt Nam, vừa gợi nhớ tiếng trống của vua Quang Trung khi xưa, để con cháu ngàn đời sau ghi nhớ công ơn dựng nước của ông cha ta.
Chân cột cờ được gắn 8 tấm phù điêu đá xanh minh họa cho các giai đoạn thời kỳ lịch sử của đất nước và các phong tục tập quán của nhân dân tỉnh Hà Giang.
Trong lòng cột cờ có một cầu thang xoắn ốc 140 bậc để dẫn lên đến đỉnh cột cờ. Đứng trên cao, nhìn ngắm lá cờ tung bay khi gió lộng, chạm tay vào lá cờ khi gió lặng – là một cảm xúc linh thiêng đặc biệt khó nơi nào có được.
Từ trên đỉnh cột cờ, phóng tầm mắt ra xung quanh sẽ cảm nhận được vẻ đẹp bình yên và hùng vĩ của đất nước. Với mỗi người con đất Việt, được đến đây, chạm tay vào lá cờ là một niềm mơ ước, vinh dự và tự hào.
Với du khách nước ngoài, cột cờ Lũng Cú thu hút sự tò mò, thích thú tìm hiểu về quá trình giành độc lập của Việt Nam.
Video đang HOT
Đồng bào Lô Lô gọi Lũng Cú là Long Cư – nơi rồng ở, và còn lưu truyền câu chuyện nhuốm màu huyền thoại. Khi xưa, thấy nơi đây non cao cảnh đẹp, rồng tiên xuống thưởng lãm thiên nhiên lại chứng kiến cuộc sống của người dân vô cùng nhọc nhằn, phải canh tác trên núi đá tai mèo. Thương cảm với đồng bào, rồng tiên đã để hai con mắt tại nơi này, hóa thành hai hồ nước dưới chân núi.
Trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, cột cờ Lũng Cú đã trở thành biểu tượng nơi địa đầu Tổ quốc, đánh dấu chủ quyền dân tộc Việt Nam. Theo chia sẻ của các chiến sĩ đồn biên phòng Lũng Cú, mỗi lá cờ Tổ quốc đều có số hiệu, có hồ sơ cụ thể về ngày, giờ thượng cờ, hạ cờ. Những lá cờ Tổ quốc sau khi hoàn thành nhiệm vụ, phai màu vì nắng mưa hay bị rách vì gió bão, đều được Đồn Biên phòng Lũng Cú giữ lại và làm quà tặng cho những đoàn khách đặc biệt đến thăm.
Ngày xuân, đông đảo du khách lên cột cờ Lũng Cú
Lũng Cú - mảnh đất địa đầu của Tổ quốc vô cùng thiêng liêng và là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt.
Trong những ngày đầu Xuân mới Quý Mão 2023, cột cờ Lũng Cú đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước lên đây tham quan.
Thiếu tá Nguyễn Vũ Quỳnh, nhân viên Trạm biên phòng thuộc Đồn Biên phòng Lũng Cú cho biết: Chỉ tính riêng trong hai ngày 24 và 25/1 (tức mùng 3 và 4 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023) điểm tham quan cực Bắc địa đầu Tổ quốc nơi có cột cờ Lũng Cú đã đón khoảng 13.000 lượt du khách trong và ngoài nước tới tham quan.
Trước cửa Đồn Biên phòng Lũng Cú có hàng cây anh đào bung nở đỏ rực thu hút đông dảo du khách tới tham quan, chụp hình lưu niệm.
Đường dẫn vào cột cờ Lũng Cú đã được cải tạo làm 2 làn có chiều dài khoảng 3km góp phần giúp các phương tiện lưu thông đi lại dễ dàng hơn.
Ngày 8/3/2010, được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, với tư cách là chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân huyện Đồng Văn đã trùng tu, nâng cấp cột cờ quốc gia Lũng Cú mới ngay tại vị trí cũ. Sau 196 ngày thi công, cột cờ quốc gia Lũng Cú đã hoàn thành vào ngày 25/9/2010.
Đông đảo du khách trong và ngoài nước lên Lũng Cú tham quan du lịch trong những ngày đầu Xuân mới 2023.
Trong hai ngày 24 và 25/1 (tức mùng 3 và 4 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023) điểm tham quan cực Bắc địa đầu Tổ quốc nơi có cột cờ Lũng Cú đã đón khoảng 13.000 lượt du khách trong và ngoài nước tới tham quan.
Cột cờ Lũng Cú trên đỉnh núi Rồng thuộc xã Ma Lé, huyện Đồng Văn (Hà Giang) là biểu tượng thiêng liêng, tự hào về chủ quyền đất nước, nơi có lá cờ đỏ sang vàng rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em chung sống trên đất nước Việt Nam.
Người dân nơi đây kể lại, Lũng Cú (Hà Giang) là nơi rồng ở, Hạ Long (Quảng Ninh) là nơi rồng xuống, Thăng Long (Hà Nội) là nơi rồng bay lên - dường như có một sợi dây văn hóa bền chắc, gắn kết những tâm hồn Việt. Lũng Cú cũng là nơi có các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc, hòa quyện với các giá trị di sản địa chất không kém phần thú vị.
Cột cờ Lũng Cú được xây dựng trên đỉnh núi Rồng - một ngọn núi đá vôi tuổi Cambri hệ tầng Chang Pung với độ cao 1.468m so với mực nước biển, cách huyện lỵ Đồng Văn 24km, cách thành phố Hà Giang 154km.
Có thể khẳng định rằng, đỉnh đầu Lũng Cú đã tồn tại cùng với sự hình thành dải đất thiêng liêng hình chữ S của Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc trong công cuộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ.
Trong suốt những năm tháng chiến tranh và đến mãi sau này, lá cờ Tổ quốc bay trên cột cờ Lũng Cú luôn được các chiến sỹ Bộ đội Biên phòng và nhân dân các dân tộc nơi đây duy trì, bảo vệ.
Cột cờ quốc gia Lũng Cú là điểm hấp dẫn khách tham quan du lịch khi đến với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Nhiều du khách không quản đường xa, giá rét đi xe máy lên Lũng Cú tham quan, du lịch trong những ngày đầu Xuân 2023.
Đứng trên đỉnh núi Rồng, du khách có thể quan sát thấy địa hình các ngọn núi như những chóp nón lô nhô cấu tạo từ các lớp đá vôi đơn nghiêng trông tựa như các mái nhà lệch. Nhìn về phía Đông Bắc và Tây Nam, du khách có thể thấy hai hồ nước ngay dưới chân núi.
Mặc dù ở độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, song nước trong hồ chưa bao giờ cạn, được người dân gọi là "Mắt Rồng". Tương truyền xưa kia, dân làng luôn bị thiếu nước, cuộc sống rất chật vật. Rồng thiêng động lòng trắc ẩn nên trước khi bay về trời đã để lại cho họ đôi mắt biến thành hai hồ nước ngày nay.
Theo các nhà khoa học, "Mắt Rồng" thực chất là 2 hố sụt karst cổ hiện đã ngừng hoạt động và được bịt kín bởi sét là sản phẩm phong hóa của đá vôi ở khu vực này. Cột cờ Lũng Cú được xây dựng theo mô hình cột cờ Hà Nội, nhưng kích thước nhỏ hơn.
Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển.
Cảnh quan dưới chân cột cờ Lũng Cú là núi non trùng điệp xen kẽ bởi những khoảnh ruộng bậc thang tạo nên một vẻ đẹp rất đặc trưng của vùng Hà Giang - Cực Bắc địa đầu của Việt Nam
Đường dẫn từ ngoài đường đôi vào chân núi Lũng Cú.
Điểm đầu cực Bắc luôn hấp dẫn các bạn trẻ tới tham quan, du lịch.
Về kiến trúc, cột cờ được thiết kế theo hình bát giác, chân cột cờ được gắn 8 tấm phù điêu đá xanh minh họa cho các giai đoạn thời kỳ lịch sử của đất nước và các phong tục tập quán của nhân dân tỉnh Hà Giang, phía trên có gắn 8 mặt trống đồng.
Cột cờ quốc gia Lũng Cú là điểm hấp dẫn khách tham quan du lịch khi đến với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Thèn Pả - Làng Mông bình yên nơi địa đầu Tổ quốc Nằm ngay dưới chân Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, xã Lũng Cú (Đồng Văn) làng Mông Thèn Pả còn giữ được hầu như nguyên vẹn nhiều nét truyền thống của người Mông như nếp sinh hoạt, nhà trình tường với mái ngói âm dương... Ngôi làng hàng trăm năm nay nằm lặng lẽ bên cạnh hồ mắt Rồng, trở thành điểm đến...