Đến Chợ Rẫy kiểm tra sức khỏe theo tiêu chuẩn Nhật Bản
Sáng 14.10, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến dự lễ khánh thành Trung tâm kiểm tra sức khỏe Chợ Rẫy Việt – Nhật (HECI). Đây là trung tâm đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ kiểm tra sức khỏe toàn diện theo tiêu chuẩn Nhật Bản chất lượng cao.
Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng các đại biểu cắt băng khánh thành Trung tâm kiểm tra sức khỏe Chợ Rẫy Việt – Nhật (HECI) sáng ngày 14.10 – Ảnh: P.V
PSG.TS. BS Nguyễn Trường Sơn – Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết Trung tâm kiểm tra sức khỏe Chợ Rẫy Việt – Nhật được thành lập từ sự hợp tác của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Trường Đại học Quốc tế và Phúc lợi Nhật Bản. Chức năng chính của trung tâm này là chăm sóc sức khỏe toàn diện từ thăm khám, kiểm tra, xét nghiệm, chẩn đoán kết hợp với tư vấn và hỗ trợ điều trị, giới thiệu điều trị… cho tất cả những người dân trong và ngoài nước.
Đặc biệt, trung tâm này còn thực hiện chẩn đoán kép, chẩn đoán từ xa với các chuyên gia Nhật Bản. Các kết quả trong chẩn đoán hình ảnh như CT, MRI, tiêu bản xét nghiệm giải phẫu bệnh… sẽ tiếp tục được kết nối với trung tâm chẩn đoán hình ảnh từ xa thuộc các cơ sở y tế hàng đầu của Nhật Bản như Bệnh viện Sanno, Trung tâm y tế Sanno, khoa Y của trường Đại học Quốc tế Y tế và Phúc Lợi Nhật Bản… để kiểm tra, chẩn đoán xác nhận lần 2 bởi các bác sĩ Nhật Bản.
Hiện trung tâm thực hiện 2 gói kiểm tra sức khỏe gồm gói khám vàng và gói khám bạch kim với hàng chục danh mục khám như: khám nội khoa, khám ngoại khoa, đo các chỉ số cơ thể, chẩn đoán hình ảnh, sinh hóa, chức năng thận, đường huyết, tim mạch, thiếu máu, huyết học, huyết thanh, tuyến giáp, tầm soát ung thư, nội soi, xét nghiệm nước tiểu…
Video đang HOT
“Hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng đa dạng, phong phú, đặc biệt là xu hướng phòng ngừa các bệnh mạn tính và ung thư. Vì vậy chúng tôi tin rằng việc đưa vào hoạt động trung tâm kiểm tra sức khỏe Chợ Rẫy Việt – Nhật, một mô hình tầm soát sức khỏe toàn diện theo tiêu chuẩn Nhật Bản sẽ đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, nhất là xu hướng chăm sóc sức khỏe từ điều trị chuyển sang phòng ngừa, góp phần nâng cao sức khỏe cộng động”, ông Sơn chia sẻ.
Theo ông Sơn để có được trung tâm này, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử 35 cán bộ, y bác sĩ sang Nhật để đào tạo và hơn 60 chuyên gia, bác sĩ hàng đầu của Nhật cũng đã sang Bệnh viện Chợ Rẫy để đào tạo cho đội ngũ cán bộ, y bác sĩ tại đây.
Chia sẻ về sự ra đời của Trung tâm kiểm tra sức khỏe Chợ Rẫy Việt – Nhật, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến mong muốn mô hình này sẽ được lan tỏa thêm ở nhiều địa phương khác trên cả nước. Mô hình này không chỉ tầm soát sức khỏe toàn diện theo tiêu chuẩn Nhật Bản mà còn được hội chẩn trực tiếp với các chuyên gia, bác sĩ Nhật Bản thông qua trực tuyến, không cần phải mời các bác sĩ, chuyên gia Nhật Bản đến đây để hội chẩn như trước.
“Dù không dám kỳ vọng trung tâm này sẽ khám và tầm soát cho tất cả người dân Việt Nam, nhưng tôi mong muốn mô hình này sẽ được lan tỏa khắp nơi ở Việt Nam, không chỉ ở TP.HCM mà sẽ có mặt ở Hà Nội, miền Trung, Tây Nguyên hay cả miền núi Tây Bắc”, thứ trưởng Tiến nói.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Trợ lý điều dưỡng ảo có trí tuệ nhân tạo
Thông qua giọng nói và trí tuệ nhân tạo, trợ lý điều dưỡng ảo có thể theo dõi, kiểm tra sức khỏe, trả lời các câu hỏi của bệnh nhân.
Theo Forbes, trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa y tế theo nhiều cách và thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều từ các nhà đầu tư. Một trong số đó là sự phát triển của các trợ lý điều dưỡng ảo giúp giảm số lượt bệnh nhân đến bệnh viện không cần thiết. Đây được xem là vấn đề gây căng thẳng lớn cho các dịch vụ y tế trên toàn thế giới.
Hầu hết, các ứng dụng của trợ lý điều dưỡng ảo hiện nay cho phép bệnh nhân và nhân viên y tế giao tiếp thường xuyên hơn giữa các lần thăm khám tại bệnh viện. Thông qua giọng nói và AI, trợ lý điều dưỡng ảo có thể trả lời các câu hỏi, theo dõi, tương tác, hướng dẫn bệnh nhân, thực hiện các biện pháp chăm sóc. Điều này giúp tiết kiệm cho ngành chăm sóc sức khỏe 20 tỷ USD mỗi năm, giúp công việc của các chuyên gia thêm phần hiệu quả và không phải lo lắng về việc thay thế nhân viên.
Các ứng dụng của trợ lý y tế ảo giúp bệnh nhân và nhân viên y tế giao tiếp thường xuyên hơn giữa các lần thăm khám tại bệnh viện. Ảnh: TT
Một số trợ lý được phát triển và đang làm việc với bệnh nhân trên khắp thế giới. Trong đó, Sensely là một trợ điều dưỡng ảo có trụ sở tại San Francisco, Mỹ. Người sáng lập ra nó là Adam Odessky cho biết đã dùng 8 triệu USD để triển khai cho các phòng khám và bệnh nhân. Với mục đích ngăn ngừa việc bệnh nhân nhập viện không cần thiết nhưng vẫn giữ liên lạc giữa bệnh nhân và phòng khám.
Trợ lý điều dưỡng ảo sẽ dành 5 phút kiểm tra với bệnh nhân một lần hoặc nhiều lần mỗi ngày trên điện thoại thông minh của họ. Bệnh nhân được đặt câu hỏi với trợ lý chỉ bằng cách nói chuyện mà không cần phải gõ bất cứ điều gì. Thông tin này cùng với dữ liệu thu được từ các thiết bị mà bệnh nhân sử dụng sẽ được lưu vào hồ sơ y tế, các bác sĩ có thẩm quyền có thể truy cập vào dễ dàng.
"Nhưng nó không chỉ kiểm tra huyết áp, lượng đường trong máu và nhiệt độ. Giống như một y tá từ người thật, ứng dụng cũng theo dõi tâm trạng của bệnh nhân. Trợ lý sẽ có giọng nói thân thiện và không cứng nhắc, lạnh lùng như những con robot", ông Adam nói.
Bệnh nhân được trợ lý y tế ảo chăm sóc và trả lời các câu hỏi trên điện thoại thông minh. Ảnh: TBJ
Ông cho biết thêm, Sensely đã viết các thuật toán của mình xung quanh các giao thức y tế thông thường để chẩn đoán và quản lý các bệnh như tiểu đường và suy tim. Đồng thời điều dưỡng ảo này sẽ cập nhật liên tục để giải quyết các vấn đề sức khỏe khác rộng hơn. Nó cũng đã làm việc với các nhà cung cấp bao gồm NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia, Anh) và một số bệnh viện, phòng khám ở Mỹ.
Một báo cáo của Syneos Health Communications bao gồm phản hồi từ khảo sát 800 bệnh nhân châu Âu và Mỹ cùng 200 người chăm sóc để cung cấp thông tin chi tiết về tương lai của AI trong chăm sóc sức khỏe. Theo kết quả, có 64% bệnh nhân cho biết họ sẽ cảm thấy thoải mái với các trợ lý y tá ảo AI. Khoảng 72% bệnh nhân kiến nghị rằng, trợ lý ảo nên có một giọng nói thực tế, chuyên nghiệp sẽ quan trọng hơn việc chỉ có khuôn mặt và tên người.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Ăn mì tôm có bị nóng trong người? Ăn mì tôm nóng, nổi mụn... đó là rất nhiều lời nhận xét của người tiêu dùng "đổ tội" cho mì tôm. Thực tế, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bất cứ thực phẩm nào nếu ăn không đúng cách đều gây nóng trong người chứ không riêng gì mì ăn liền. Nóng trong người do đâu? Chị Hoàng Thị Minh - 23...