Đến Châu Văn Liêm ăn chè Hoa
Nếu là tín đồ của các món chè như trà trứng gà, mè đen, bạch quả, hạt sen tiềm…, bạn sẽ không thể bỏ qua quán này.
Nằm trên đường Châu Văn Liêm (gần ngã tư Châu Văn Liêm – Hồng Bàng), Hà Ký là quán chè quen thuộc của cộng đồng người Hoa ở quận 5 và thực khách TP HCM nói chung.
Chủ quán chia sẻ, quán do mẹ chị lập và đã có vài chục năm, ban đầu chỉ là một gánh chè nhỏ, sau phát triển thành một cửa hàng. Vài năm trước, quán chỉ bán buổi tối, nhưng gần đây bán cho khách mua mang đi vào buổi sáng.
Quán có 38 loại chè. Các món nóng gồm chè mè đen, đậu đỏ, đậu đen, đậu phộng, trôi nước… Các loại chè lạnh gồm chè đậu hũ hạnh nhân, sâm bổ lượng, táo đỏ nhãn nhục, trái dâu, bạch quả, trà hột gà…
Mỗi loại chè có vị ngon khác nhau, dùng nóng – lạnh cũng khác nhau. Chủ quán cho biết, các món được thực khách gọi đều như nhau, nên không thể nhận định món nào được yêu thích nhất.
Chè thập cẩm đủ vị
Chị cũng tiết lộ, khách mua về thường chọn các loại chè đậu, mè đen hay trôi nước. Chị Diễm, nhà ở quận 3, khách quen của quán chia sẻ: “Trôi nước có với lớp vỏ mỏng, độ ngọt vừa phải, nhân mềm mịn, béo ngậy. Chè mè đen có vị ngọt vừa, béo mềm, óng mịn và tan trên đầu lưỡi chứ không có cảm giác lợn cợn như ở quán khác”.
Món nóng thưởng thức tại quán được nhiều thực khách lựa chọn đầu tiên phải kể đến chè trà hột gà, với hột gà thấm đều, trà dây mui, thanh ngot. Tiếp đó là chè đậu phộng, tuyết đỏ nhãn nhục, rong biển nhãn nhục tiềm…
Món chè lạnh được giới trẻ gọi nhiều là chè trái dâu. Món chè được nấu từ dâu tây tươi và đường phèn, có vị ngọt thanh cùng hương thơm thoảng nhẹ.
Nếu thích thưởng thức nhiều hơn một loại nguyên liệu mà không thể gọi nhiều loại chè, bạn có thể chọn chè thập cẩm. Món chè này có bạch quả, hạnh nhân, táo tàu… Món này ăn tạm được, không đặc sắc như các món chè truyền thống.
Ngoài các món chè, tại đây còn có nhiều món ăn chơi hấp dẫn như bì cuốn chay, bánh tằm bì chay, bánh cuốn, bánh ít trần…
Chè Hà Ký bán từ 14-23h hàng ngày. Riêng buổi sáng chỉ phục vụ khách mua mang đi. Giá các món chè từ 17.000-25.000 đồng.
Theo Zing
Biến tấu 11 món ngon từ mít
Mít là "hoàng tử" của mùa hè. Cứ hè về là lòng người lại xôn xao nhớ về hương vị quyến rũ của mít. Với những ai là "fan cuồng" của mít, mít có thể được biến tấu thành nhiều món ngon khác nhau. Mỗi món mang một màu sắc riêng tô điểm cho mùa hè xứ Việt.
1. MIẾN XÀO MÍT NON
Nguyên liệu:
2 - 3 lọn miến nhỏ tầm 150g
150g mít non
Vài tai mộc nhĩ
Muối, nước mắm, ớt bột, hạt nêm
Hành khô, hành lá.
Cách làm:
Mít non rửa sạch nhựa, chần sơ qua nồi nước sôi sau đó để nguội dùng tay xé nhỏ.
Miến ngâm nở, cắt làm đôi, chần sơ miến qua nồi nước sôi, xả lại dưới vòi nước lạnh để miến không bị dính.
Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, cắt bỏ chân, thái sợi.
Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi hành thơm, cho mít vào xào thơm khoảng 5 phút, thêm một thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ hạt nêm, ớt bột, nửa thìa nhỏ muối, đảo đều.
Cho mộc nhĩ vào đảo cùng, đều tay.
Cuối cùng cho miến vào xào cùng, đảo nhẹ tay để sợi miến không bị nát, thêm gia vị cho vừa miệng, xào khoảng 5 phút.
2. MÍT NON TRỘN GỎI
Đây là món ngon quen thuộc trong ẩm thực Trung Bộ. Món gỏi đơn giản với mít non, lạc, các loại rau thơm ăn kèm với bánh đa rất đậm đà và ngon miệng. Gỏi mít rất dễ làm và không mất nhiều thời gian. Người dân ở đây thường lựa chọn những trái mít gai mịn đều, da nhẵn, bổ trái mít ra thành nhiều phần nhỏ, gọt vỏ, bỏ cùi, ngâm vào nước lạnh để mít ra bớt mủ và không bị thâm vì gió.
Sau khi ngâm, mít được rửa sạch, đem luộc cho vừa chín tới, vớt ra để ráo và thái thành từng sợi nhỏ vừa ăn theo thớ mít. Tôm rửa sạch, bỏ vỏ, ướp với một ít gia vị sau đó xào nhanh cho tôm chín. Thịt ba chỉ rửa sạch, luộc chín và thái sợi vừa ăn. Cho mít non, tôm, thịt vào thố trộn chung với rau răm, húng quế, húng lủi, lạc giã dập, nêm gia vị vừa ăn.
Ăn gỏi mít non không thề thiếu bánh tráng nướng cùng chén nước mắm chanh tỏi ớt. Bẻ miếng bánh tráng, xúc một ít gỏi, chấm vào chén nước mắm và thưởng thức, món ăn thơm ngon, bánh tráng giòn rụm, mít non ngọt, bùi như thịt gà, các vị cay, mặn, ngọt hòa lẫn vào nhau làm cho món ăn thêm phần đậm đà và thi vị.
3. MÍT NON KHO CÁ CHUỒN
Cá chuồn nấu mít non là món ăn bình dị trong bữa cơm hàng ngày, nhưng lại là một món đặc sản ở Sài Gòn. Món ăn dân dã đã đi vào trong thơ ca Việt Nam rất bình dị: "Ai về nhắn với nậu nguồn/Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên". Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu đó đã tạo nên một món ăn ngon miệng và khó quên.
Video đang HOT
Cá chuồn làm sạch ruột, giã củ nén, nghệ tươi, hành tím, ớt trái, muối hột, gia vị... nhét vào trong bụng, gấp đôi cá thành hình ếch ngồi, lấy lá chuối tươi tước sợi buộc cá lại. Khử dầu với hành củ đập giập, cho cá vào lấy mùi và thêm nước liền sau đó. Kho đi một lượt, cho mít non héo xắt hình tam giác nhỏ bằng hai ngón tay, thêm ít nước và đun sôi đi sôi lại, thêm gia vị là ăn được.
Món cá kho của người Quảng thường đậm đà. Tuy nhiên, món mít non kho cá chuồn thường cho nước nhiều nên nhạt, có thể chan vào bún, mì thay cho nước lèo. Đến mùa cá chuồn, bạn có thể mua về và chế biến cho những người thân trong gia đình cùng thưởng thức.
4. CANH MÍT NON LÁ LỐT
Thịt tôm tươi, mít non và lá lốt thái sợi nấu kèm với nhau cho món ăn đậm đà và thi vị. Vị ngọt tự nhiên của tôm tươi, cái mềm, bùi của mít non, hương thơm đặc trưng cùng vị thanh mát của lá lốt kết hợp với nhau tạo nên một món canh ngon ăn hoài không ngán.
Vị ngọt tự nhiên của tôm, nấu kèm với mít, thơm mùi lá lốt tạo hương vị lạ mà thú vị cho món canh
Nguyên liệu: 200g mít non, 100g tôm, vài lá lốt, nước mắm, muối, hạt nêm, hành khô, nửa thìa nhỏ mắm ruốc (tùy ý thích).
Cách làm: Tôm bóc nõn, rửa sạch, giã thô tôm. Ướp vào bát tôm nửa thìa nhỏ muối, ít hạt tiêu. Mít non thái lát hoặc xé thành từng miếng vừa ăn. Mắm ruốc hòa tan với nước lạnh, lọc bỏ cát, lấy nước cốt mắm. Lá lốt thái nhỏ. Đun nóng dầu ăn, phi hành thơm, đổ tôm vào xào chín. Đổ nước lạnh ngập mặt, thêm mắm ruốc, đun sôi. Tiếp theo thêm mít vào, đun sôi đến khi mít mềm. Nêm vào nồi nửa thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ nước mắm, chút xíu hạt nêm. Đợi sôi lại bạn nêm nếm tùy theo khẩu vị của bạn. Tắt bếp, thêm lá lốt vào. Nồi canh vẫn còn nóng, nên lá lốt sẽ tiếp tục chín. Đợi nguội múc ra bát dùng làm món canh ăn với cơm.
5. MÍT DẦM SỮA CHUA
Món mít dầm này hơi cầu kì một chút nhưng ăn tuyệt ngon. Nửa buổi ăn một ly mít dầm cho đỡ buồn miệng hoặc ăn sau bữa cơm như một món tráng miệng đều rất thích hợp.
Nguyên liệu:
8-10 múi mít
1/4 quả dứa
1 hộp sữa chua có đường
1 nước cốt dừa
Đá vụn
Thực hiện:
Xé mít thành những sợi nhỏ, bỏ vào ly.
Dứa cắt nhỏ, cho vào máy sinh tố xay nhuyễn, sau đó cho vào ly.
Cho hết hộp sữa chua vào ly, sau đó cho đá vụn, trộn đều.
Cuối cùng rưới nước cốt dừa lên trên.
6. MÍT KHO TƯƠNG
Nguyên liệu:
600 g mít non tươi; 1 miếng đậu hũ chiên
100 g nấm rơm búp; 1 trái dừa tươi; 2 cây boaro; 1 ít ngò rí
Đường, muối, tiêu, dầu ăn; Bột ngọt; Nước tương; Xốt tương.
Cách làm:
Mít ngâm nước pha chút muối khoảng 10 phút, sau đó cắt miếng tam giác theo sớ, mỗi cạnh khoảng 3 cm.
Đậu hũ cắt làm 8 miếng nhỏ. Boaro cắt nhỏ, phi vàng, thơm.
Nấm rơm bỏ gốc, ngâm nước vo gạo hoặc nước có pha chút bột năng, rửa sạch, để ráo, xào sơ rồi cho boaro phi vào.
Cho mít vào chảo dầu nóng, chiên vàng, vớt ra, trộn gia vị gồm: 1 muỗng đường, muỗng muối, 3 muỗng nước tương, 1 muỗng xốt tương, muỗng bột ngọt và 1 muỗng tiêu, để 10 phút cho thấm.
Cho mít vào nồi, lúc đầu kho mít với lửa to cho sôi, xóc đểu cho mít ngấm gia vị, cho tiếp đậu hũ và nấm rơm vào. Sau đó thêm nước dừa săm sắp mặt, đun lửa to đến sôi thì bớt lửa, rim cho mít thấm gia vị. Thỉnh thoảng phải xóc đều mít, kho đến khi mít mềm, nước sệt.
Múc mít ra đĩa, bày thêm tiêu, ớt cắt lát, ngò rí. Dùng với cơm nóng
Chọn mít non, hạt nhỏ, mềm, sớ mịn, màu trắng giúp món ăn ngon hơn. Trong mít có nhiều chất xơ giúp tiêu hóa tốt.
7. SỮA CHUA MÍT
Nguyên liệu:
100 g bột năng, vài giọt phẩm màu hồng hoặc xanh, nước sôi nóng già
4-5 múi mít to
200 g thạch đen
1 thìa nhỏ hột é
Sirô dâu
Sữa chua.
Cách làm:
Bột năng đổ ra âu sạch, thêm vài giọt phẩm màu vào
Đổ từ từ nước sôi già vào âu bột năng, dùng tay nhồi đến khi hỗn hợp bột thành khối mịn, dẻo, ấn vào bột không dính tay
Dùng tay vê bột thành những viên dài rồi ngắt thành những viên bột tròn nhỏ để làm hạt trân châu
Đun nồi nước sôi, cho những hạt trân châu vào nồi luộc, đun sôi đến khi bột nổi lên trên bề mặt thì vớt ra rổ
Xả lại dưới vòi nước lạnh cho những viên trân châu không bị dính chùm, để cho ráo nước
Mít dùng tay tước sợi
Thạch đen rửa sạch, để ráo nước, sau đó cắt nhỏ
Hột é ngâm vào ly nước lạnh đến khi hột é nở bung, đổ ra rổ cho ráo nước
Khi dùng múc một ít hạt trân châu, thạch đen vào góc bát, thêm sữa chua, mít xé xợi, bên trên rưới một ít hột é và sirô dâu lên bề mặt, có thể thêm đá bào hay một ít nước cốt dừa tùy theo sở thích của bạn, trộn đều lên dùng lạnh.
8. MÍT NON XÀO TÔM MỰC
Nguyên liệu
Mít non 100gr
Tôm 100gr
Mực 100gr
Cà rốt 80gr.
Bạch quả luộc 50gr
Hành tây 50gr
Nấm rơm 50gr
Rượu trắng 1/2 muỗng cà phê
Dầu hào,dầu mè, đường, hạt nêm
Thực hiện
Tôm, mực làm sạch; xào qua với tỏi.
Khi tôm, mực đã săn lại thì cho mít non, cà rốt, bạch quả, hành tây, nấm rơm vào xào cho đều.
Cho tất cả các loại gia vị nói trên vào khuấy đều với rượu trắng.
Rưới hỗn hợp nước vào tôm, mực và nhanh tay xào đều lên.
Đơm món ăn ra đĩa.
9. SINH TỐ XOÀI MÍT
Vị ngọt đậm của xoài và mít chín được giảm bớt bởi sữa chua và đá lạnh sẽ cho bạn món sinh tố giải khát ngon mát.
Nguyên liệu:
1 quả xoài nhỏ
Vài múi mít đã bỏ hột
50ml sữa chua
Vài viên đá lạnh
1 thìa nhỏ sữa đặc
Cách làm:
- Xoài xắt thành từng lát vừa ăn. Mít xé nhỏ.
- Sữa chua múc ra bát.
- Đổ mít, xoài, sữa chua, sữa đặc và đá lạnh vào máy sinh tố.
- Xay nhuyễn và mịn. Đổ ra ly dùng lạnh.
- Vậy là bạn đã có món sinh tố ngon, giải khát cho ngày hè!
10. MÍT NON TRỘN BA CHỈ
Món ăn với những nguyên liệu đơn giản, không quá cầu kỳ, mít mềm, thơm được trộn cùng thịt ba chỉ, ăn kèm với bánh đa nướng.
Nguyên liệu:
300g mít non
150g thịt ba chỉ
Rau răm, rau quế, rau thơm
Lạc, vừng, nước mắm, đường, tỏi, ớt (nếu bạn ăn cay) và chanh
Bánh đa nướng ăn kèm hoặc bánh phồng tôm.
Cách làm:
- Mít non rửa sạch, cắt thành từng khúc hay từng lát vừa ăn.
- Đổ nước lạnh ngập mặt, đun sôi, luộc mít chín mềm.
- Vớt mít ra đĩa, để nguội, tước bỏ phần cùi mít, dùng tay sạch xé mít thành từng sợi vừa ăn.
- Vớt mít ra đĩa, để nguội, tước bỏ phần cùi mít, dùng tay sạch xé mít thành từng sợi vừa ăn.
- Thịt ba chỉ rửa sạch, luộc chín thịt, thái thành từng lát vừa ăn.
- Rau răm, rau quế, rau thơm, rửa sạch, thái nhỏ.
- Lạc, vừng rang thơm, giã nhỏ.
- Tỏi giã nhuyễn, pha hai thìa nhỏ nước mắm, hai thìa nhỏ đường, hai thìa nhỏ nước lọc, khuấy đều để đường tan.
- Tiếp theo trộn mít, thịt ba chỉ và nước mắm pha vào bát lớn, dùng đũa trộn đều.
- Sau đó, thêm vào thố mít một ít vừng, lạc rang và rau thơm các loại, đảo đều, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn. Vắt vào vài giọt chanh.
- Múc ra đĩa dùng với bánh đa hoặc bánh phồng tôm.
11. BÁNH BAO MÍT
Bánh bao mít (hay còn gọi là món mít hấp) là bánh bao làm bằng múi mít thường chỉ có ở những vùng quê miền Nam và được xem là món ăn dân dã, cây nhà lá vườn. Bánh bao mít không giống như những loại bánh bao làm bằng bột mì mà ta thường thấy ở phố, có thể coi nó là món ăn đặc sản và làm công phu.
Làm bánh bao mít nên dùng mít ướt (mít mật) vì mít ướt có cùi mỏng hơn, chứa được nhiều nhân và khi hấp sẽ mọng, nhanh chín và bóng hơn mít dai. Lựa lấy một trái mít chín tới, có múi to, lấy dao cắt cho khéo dưới chỗ có hột của mỗi mút mít để lấy hột ra, giữ múi mít không bị rách.
Nhân bánh bao mít có thể làm bằng thịt, cá (nhân mặn) hoặc làm từ hột mít trộn với đậu xanh (nhân chay). Nếu làm nhân mặn thì dùng thịt cá quết nhuyễn với một ít thịt heo, nước mắm ngon, hành củ, tiêu bột, bột ngọt. Khi nhân đã chuẩn bị hoàn tất, vo nhân từng miếng nhỏ cho vào trong các múi mít. Khi nhân đã đầy ruột mít, ta dùng dây gài kín chỗ nhồi nhân.
Để làm bánh mít chay thì lấy hột mít đem luộc chín, giã nát và trộn với đậu xanh đã được đãi vỏ nấu chín tán nhừ. Dừa nạo vắt nước cốt thắng với đường cho sền sệt, nêm chút muối, rồi đem trộn với hỗn hợp đậu xanh hột mít tán nhừ.
Khi hỗn hợp nguội hẳn, vo thành viên làm nhân, cho vào mỗi mút mít. Xong, đem hấp độ nửa giờ khi nhân mít chín và có mùi thơm lừng thì tắt bếp và lấy mít rồi sắp ra đĩa, chấm với tương.
Bánh bao mít nhân cá, thịt heo vừa béo, bùi, dai, cay... đủ mùi vị phối hợp lại thêm mùi vị ngọt thơm rất riêng của mít. Bánh bao mít chay thì thơm mùi thơm của đậu xanh, nước cốt dừa kết hợp với vị bùi và béo của hột mít, vị ngọt của đường thật hấp dẫn. Nếu ai đã từng một lần thưởng thức sẽ không thể nào quên được hương vị độc đáo của món ăn dân dã này.
Theo Amthuc365
Trọn bộ 3 món ăn vặt cho bé siêu hot được các mẹ đua nhau chia sẻ về làm cho con tuần qua Với trọn bộ 3 món ăn vặt vừa ngon vừa dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh dưới đây, chắc chắn mẹ không phải mua snack công nghiệp cho bé nữa! Muốn con có những món ăn thật ngon, đảm bảo vệ sinh, nhiều dinh dưỡng, tươi mới luôn là điều mà bất kì người mẹ nào cũng hướng tới. Cũng vì thế,...