Đền bù tiền tỷ trên 23,4ha đất: Tránh thất thoát ngân sách và có lợi cho dân
Huyện Chư Sê ( Gia Lai) đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho người dân trên diện tích 23,4ha đất của Công ty TNHH MTV Cà phê Gia Lai.
Như Dân Việt phản ánhtrong bài viết “ Tỉnh Gia Lai chỉ đạo tháo gỡ đền bù tiền tỷ trên 23,4 ha đất”, tỉnh Gia Lai chỉ đạo huyện Chư Sê sớm phê duyệt phương án đền bù cây trồng trên 23,4ha đất cho 33 hộ dân trước ngày 10/7.
Huyện Chư Sê đã lên phương án đền bù cho người dân trên diện tích 23,4ha đất. Ảnh: H.Đ
Video đang HOT
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai, Hội đồng bồi thường Giải phóng mặt bằng (HĐBT GPMB) huyện Chư Sê đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng dự án khu dân cư xã Dun và xã Ia Pal trên diện tích 23,4ha đất. Tổng kinh phí là 13,1 tỷ đồng, chia làm 2 phương án.
Tại phương án 1 (Quyết định 23), tổng chi phí bồi thường hỗ trợ là 7,1 tỷ đồng. Trong đó, tài sản của Công ty Cà phê (ngân sách Nhà nước) là 4,5 tỷ đồng, tài sản người dân kê khai tự đầu tư là 2,4 tỷ đồng và kinh phí cho HĐBT (1,7%) là 118 triệu đồng.
Tại phương án 2 (Quyết định 21), kinh phí bồi thường là 6,048 tỷ đồng. Trong đó, tài sản người dân nhận khoán là 869 triệu đồng, tài sản của Công ty Cà phê Gia Lai và người dân cùng đầu tư là hơn 5,077 tỷ đồng, kinh phí cho HĐBT khoảng 101 triệu đồng (1,7%).
Để tránh thất thoát ngân sách, UBND huyện Chư Sê đã xin ý kiến UBND tỉnh Gia Lai. Tại phương án bồi thường thứ nhất, theo biên bản bàn giao các ngành của tỉnh, kết quả làm việc với Sở Tài chính xác định tài sản (cây cà phê, muồng đen) của công ty còn lại 58 triệu. Tuy nhiên, HĐBT GPMB huyện Chư Sê xác định giá trị thực tế là 4,5 tỷ đồng. Vậy số tiền 4,5 tỷ đồng này hoàn trả về ngân sách Nhà nước hay trả đền bù cho dân? Đối với tài sản người dân kê khai tự đầu tư hơn 2,4 tỷ đồng, nằm ngoài sổ khoán (vật kiến trúc và cây cối không có trong sổ khoán) thì chi trả cho người dân hay giữ lại cho công ty?
Việc kiểm đếm kỹ càng nhằm tránh thất thoát ngân sách và làm lợi cho người dân. Ảnh: H.Đ
Tại phương án 2, đối với số tiền 869 triệu đồng, huyện sẽ chi trả trực tiếp cho các hộ nhận khoán. Riêng 5,7 tỷ đồng còn lại là tài sản của Công ty Cà phê và người dân cùng đầu tư, trên cơ sở sổ nhận khoán, xác định tỷ lệ phần trăm của người dân và của công ty, UBND huyện sẽ chi trả cho người dân. Phần tài sản còn lại của Công ty, UBND huyện chuyển trả về ngân sách Nhà nước hay chi trả cho đơn vị nào?
Theo HĐBT GPMB huyện Chư Sê, việc kiểm đếm, đền bù phải chặt chẽ, kỹ càng để tránh thất thoát ngân sách. Công ty TNHH MTV Cà phê Gia Lai được tỉnh Gia Lai cho thuê đất tại huyện Chư Prông, Chư Sê, Ia Grai và đều được tỉnh Gia Lai phê duyệt phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa tại Quyết định 796/QĐ-UBND (ngày 10/11/2017). Hai huyện Chư Prông, Ia Grai đã đền bù trước cách đây gần một năm và có cách tính toán khác nhau, liệu có thất thoát ngân sách Nhà nước?
Gia Lai: Cảnh báo tình trạng ngạt khí khi nạo vét giếng mùa khô
Thông tin từ huyện Chư Sê (Gia Lai) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ ngạt khí khi đào giếng khiến 1 người tử vong và 4 người bị thương.
Lực lượng chức năng và người dân tập trung ứng cứu tại giếng nhà anh Siu Mang.
Trước đó, tối 14/5, anh Siu Mang (sinh năm 1988, làng Sơ Dơr Mó Sơn mua xăng đựng vào hai bịch ni lông thả xuống giếng đốt để xua đuổi côn trùng trước khi nạo giếng nhưng xăng không cháy. Khoảng 14 giờ ngày 15/5, ông Siu Mang leo xuống giếng thì bị ngạt, khoảng 14 giờ 30 phút ông Kpuih Huýt (sinh năm 1979) xuống giếng cứu Siu Mang nhưng không được nên đã leo lên. Sau đó, Đinh Loai (sinh năm 1995) leo xuống giếng cứu Siu Mang cũng không được và Loai bị ngạt nằm dưới giếng cùng với Siu Mang. Tiếp tục đó Rah Lan Chân và Lah Lan Pốt xuống cứu nhưng chỉ leo được khoảng nửa giếng thì bị ngạt nên không xuống nữa. Sau đó, người dân đã báo cho Công an xã và Chính quyền địa phương xã Krông Htok. Lực lượng cứu hộ đã tổ chức cứu các nạn nhân. Hậu quả anh Siu Mang (chủ hộ) đã tử vong dưới giếng, 4 nạn nhân còn lại được đưa đi cấp cứu.
Cũng chung tình trạng trên, ngày 17/4, hai nạn nhân là anh Rơ Châm Đeo và anh Siu Ngel, trú tại huyện Chư Pưh cũng bị tử vong do ngạt khí khi đào giếng để lấy nước sinh hoạt. Khi giếng đào được 20 m thì xuất hiện nước, gia đình đưa máy bơm chạy bằng xăng xuống giếng để bơm cạn nước, tiếp tục đào sâu hơn. Sáng 17/4, sau khi bơm nước xong, hai nạn nhân Rơ Châm Đeo và Siu Ngel xuống giếng để đào tiếp thì bị ngạt khí, ngất xỉu và được người thân nhanh chóng đưa đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cấp cứu nhưng đã tử vong ngay sau đó. Theo nhận định của các bác sĩ, nhiều khả năng các nạn nhân bị ngạt khí Cacbon monoxit hoặc khí Nitơ.
Đây là thời điểm mùa khô tại các tỉnh Tây Nguyên, tình trạng kham hiếm nước sinh hoạt và nước tưới tiêu cây trồng trở nên phổ biến, do đó, có nhiều hộ gia đình đào giếng để lấy nước. Do không đảm bảo đúng kỹ thuật đào cũng như thiếu kiến thức về việc xử lý các tình huống ngạt khí dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra.
Chính quyền địa phương tỉnh Gia Lai khuyến cáo người dân khi tổ chức đào, nạo vét giếng mùa khô nên thử nghiệm dùng dây thả một con vật sống xuống để kiểm tra tình trạng không khí dưới giếng. Nếu con vật sống bình thường thì khả năng cao không có khí độc dưới giếng. Đặc biệt lưu ý, người xuống nạo vét phải có bảo hộ bằng dây đai quấn người và cử 2, 3 người túc trực ở trên để ứng cứu kịp thời. Nếu người ở dưới giếng xảy ra tình trạng ngạt, những người phía trên lập tức kéo trở lên.
Giáo viên mầm non Gia Lai tự tay may khẩu trang để chuẩn bị cho học sinh quay trở lại trường Toàn bộ số khẩu trang được các cô giáo trường mầm non Sơn Ca, tỉnh Gia Lai tự tay may để đảm bảo an toàn cho trẻ ngay sau khi quay lại trường. Sau thời gian cách ly toàn xã hội, hàng loạt các tỉnh thành đã có kế hoạch cho học sinh các cấp đi học trở lại. Để đảm bảo an...