Đến Bệnh viện Chợ Rẫy tìm con, phụ huynh trường quốc tế mới biết bị lừa 70 triệu đồng
Một số phụ huynh tại TP.HCM nhận được điện thoại báo con bị ngã phải cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy.
Khi lên viện tìm con, họ mới nhận ra vừa bị lừa đảo.
Chiều 3/3, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) phát đi thông báo về vụ việc mạo danh cơ sở y tế này để lừa đảo.
Cụ thể, từ 11h30 đến 14h cùng ngày, bàn hướng dẫn cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 3 phụ huynh của Trường Quốc tế Việt Úc TP.HCM đến tìm con. Theo các phụ huynh này, họ nhận được thông báo từ người lạ về việc con nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Trong đó, anh M.T.D (42 tuổi, TP Thủ Đức), anh T.M.H (51 tuổi, TP Thủ Đức) nhận được điện thoại báo con bị ngã chấn thương sọ não, do đang cần mổ gấp nên người nhà phải chuyển khoản tiền để thầy giáo đóng viện phí.
Sau khi nhận được thông tin này, anh M.T.D đã chuyển khoản một lần và anh T.M.H chuyển khoản 2 lần vào số tài khoản lạ do đối tượng cung cấp. Tổng số tiền các phụ huynh này đã chuyển là 70 triệu đồng.
Video đang HOT
Người còn lại chưa chuyển khoản cho các đối tượng này mà trực tiếp đến bệnh viện tìm con.
Bệnh viện Chợ Rẫy bố trí nhiều khu vực hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho người bệnh. Ảnh: GL.
Sau khi tiếp nhận vụ việc, bảo vệ bệnh viện đã lập biên bản ghi nhận và hướng dẫn các phụ huynh trình báo với Công an phường 12, quận 5, TP.HCM.
Qua sự việc này, bệnh viện khuyến cáo nếu gặp trường hợp tương tự, quý phụ huynh có thể liên hệ đến tổng đài qua số điện thoại , nhấn phím 0. Sau đó, báo tổng đài viên kết nối đến khoa/phòng điều trị có liên quan để xác nhận thông tin người nhà nằm viện, các khoản viện phí, số tài khoản thanh toán của bệnh viện trước khi chuyển khoản.
Khi phụ huynh đe dọa giáo viên: 'Tôi sẽ xử cô giống như ngoài đời!'
'Tôi sẽ xử cô giống như ngoài đời!'. Đó là một trong những lời đe dọa của một vị phụ huynh với đồng nghiệp của tôi.
Đáng nói phụ huynh này là một viên chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước.
Sự việc phụ huynh vác dao đến trường đe dọa nhiều giáo viên, lãnh đạo Trường Tiểu học Sơn Lâm (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) mới đây một lần nữa cho thấy nhà giáo hiện nay đứng trước sự mất an toàn và cũng thường đối diện với những hành động khiếm nhã của không ít phụ huynh.
Trường tiểu học Sơn Lâm, nơi xảy ra vụ việc phụ huynh cầm dao xông vào trường, chửi bới và đe dọa các cán bộ, giáo viên trong trường. Ảnh TÂN KỲ
Khó hợp tác để giáo dục học sinh
Cô giáo nhận câu nói từ phụ huynh: "Tôi sẽ xử cô giống như ngoài đời!" khi thông báo đến phụ huynh tình hình học tập và rèn luyện của học sinh gần đây để phối hợp giáo dục. Thế nhưng thái độ của phụ huynh không hợp tác mà đổ lỗi ngược lại cho nhà trường, mà nạn nhân bị khủng bố tinh thần là giáo viên chủ nhiệm.
Vị phụ huynh này cũng thường cư xử rất thô bạo với con mình. Những năm trước, khi nghe nhà trường báo lại những vi phạm của em này là phụ huynh "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với con mình. Có lần em này phải nhập viện vì những đòn roi không đáng có từ người cha của mình.
Khi phụ huynh hành xử như vậy thì làm sao mà hợp tác để giáo dục học sinh. Việc khủng bố tinh thần liên tục như vậy gây một cảm giác lo sợ cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không thể khoán trắng cho nhà trường mà phải có sự phối hợp đồng bộ với gia đình. Thời gian trẻ sống với gia đình nhiều hơn ở trường, do vậy, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm của trẻ. Đặc biệt với tuổi vị thành niên, các em dần hình thành thái độ nhận xét, đánh giá về sự quan tâm, mối tương quan giữa các thành viên.
Gia đình hiện đại cũng có nhiều thay đổi so với gia đình truyền thống. Sự cởi mở trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, sự tôn trọng quyền cá nhân cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành nhân cách. Nếu sống trong môi trường lành mạnh, các em sẽ có thiên hướng phát triển tốt. Nếu môi trường xã hội tiêu cực, phức tạp sẽ tác động xấu đến với các em.
Ở một góc độ khác, những bậc cha mẹ có hành vi khiếm nhã, thô bạo với giáo viên có nghĩ rằng mình đã tạo một ấn tượng xấu cho con em mình hay không?
Nhà giáo trước áp lực không thể tự bảo vệ được mình
Sự thay đổi của xã hội hiện đại và sự phát triển của công nghệ thông tin đã xâm nhập vào nhà trường làm ảnh hưởng đến vị thế người thầy. Giáo viên bị ràng buộc quá nhiều bởi những quy định của ngành.Theo điều lệ trường phổ thông, một trong những điều giáo viên không được làm là "xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể học sinh". Chỉ một dòng ngắn ngủi thôi nhưng làm cho các thầy cô phải suy tư: Làm thế nào để không xúc phạm học sinh? Không lẽ không được phép la rầy khi các em có những hành vi sai trái hay sao? Thậm chí sẽ bị xử phạt hành chính nếu vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo nghị định số 79/2015/NĐ- CP.
Khi có những sự việc đáng tiếc xảy ra với học sinh, những người chịu thiệt thòi nhiều nhất là các thầy cô cho dù làm đúng quy định của ngành. Chuẩn mực sư phạm làm cho những người thầy phải "bó tay" trước những hành vi khiếm nhã. Nghề giáo hiện nay phải đối mặt với nhiều áp lực và một trong những áp lực đó là không thể tự bảo vệ được mình trước những hành vi khiếm nhã, thô lỗ của không ít phụ huynh.
Hiệu trưởng bị phụ huynh vác dao bắt quỳ: 'Tôi xấu hổ, nhục nhã' Thầy Phan Đình Thống, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh), cho biết bản thân cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước việc bị phụ huynh vác dao, bắt quỳ xin lỗi. Tối nay (1/11), chia sẻ với VietNamNet, thầy Phan Đình Thống cho biết nguyên nhân dẫn đến việc một phụ huynh vác dao xông vào trường đe...