Đến Bắc Hà (Lào Cai) thưởng thức các món ẩm thực truyền thống
Đến Bắc Hà (Lào Cai), bạn không chỉ được ngắm cảnh, chơi chợ mà còn được thưởng thức các món ẩm thực truyền thống với hương vị rất riêng của vùng đất này.
Hãy cùng chúng tôi khám phá những món ăn đặc sản của người dân nơi đây nhé!
Phở Bắc Hà
Phở truyền thống Bắc Hà có 3 loại chính: phở chua, phở trộn và phở chan. Một bát phở chua gồm có bánh phở mới tráng còn nóng hổi, thịt xá xíu, rau sống thái nhỏ, đậu xị, lạc, nước chua. Ngoài món phở chua độc đáo, Bắc Hà còn có phở trộn và phở chan. Phở trộn được kết hợp bởi bánh phở đã chần qua, thịt xá xíu, các loại gia vị, một chút hành và nước dùng. Riêng phở chan lại có hai loại là phở xá xíu và phở gà. Nguyên liệu thịt xá xíu hầu hết được làm từ thịt lợn đen bản địa, còn trong phở gà là thịt gà bản chặt.
Đối với phở truyền thống ở Bắc Hà, bánh phở chính là khác biệt lớn so với các loại phở khác. Ở đây, bánh phở được chế biến thủ công từ loại gạo nương có màu phớt hồng do người Phù Lá ở Lùng Phình trồng. Quy trình làm bánh phở cũng lắm công phu. Gạo đỏ sau khi ngâm kỹ, sẽ được xay nhuyễn nhiều lần cho tới khi thật mịn sẽ lọc thành nước rồi tráng mỏng. Cũng bởi chế biến thủ công, không có chất bảo quản nên đặc trưng của bánh phở Bắc Hà là chỉ được dùng trong một ngày.
Nguyên liệu để làm món khâu nhục gồm có: thịt lợn ba chỉ, húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, tỏi, ớt, rượu, dấm, bột ngọt, hạt tiêu…Khi chế biến món này, phải dùng thịt lợn ba chỉ tươi ngon, cắt thành miếng vuông, khổ 16×16cm, rửa sạch cho vào nồi luộc kỹ. Thịt chín vớt ra để nguội. Cạo sạch phần bì của miếng thịt, dùng vật nhọn châm vào bì thật kỹ, khi thấy bì chảy mỡ ra thì lau sạch, lấy rượu hoặc dấm bôi vào lớp da bì đó cho thấm đều.
Tiếp theo cho thịt vào chảo mỡ nóng chao (rán) sao cho vàng đều mới vớt ra. Khi rán xong, thịt được vớt ra để ráo mỡ, thái thành từng miếng to bản có độ dày khoảng 1,5 cm, sao cho miếng nào cũng có da. Tiếp tục ướp gia vị vào những miếng thịt vừa rán, dùng tay trộn đến khi gia vị ngấm mới xếp thịt thành hình tròn. Lúc này, phần bì ở dưới đáy bát, phần thịt quay lên phía trên. Đưa vào nồi hấp cách thuỷ khoảng 3 đến 4 tiếng, khi hấp để lửa liu riu, đến khi thịt mềm. Bên dưới bát khâu nhục đã bày đủ các loại gia vị và rau xanh. Úp bát to lên trên và lật lại để nguyên đĩa.
Đĩa khâu nhục sẽ chín mềm nhưng không nát, vẫn giữ nguyên hình dạng khum tròn đẹp mắt, với phần bì vàng rộm được đảo lên trên. Ăn nóng với cơm, xôi nếp, hoặc bánh mì.
Người ta nói rằng, khi tới với Bắc Hà thì món ăn không nên bỏ qua đó là món xôi ngũ sắc. Thứ xôi kỳ lạ không chỉ dẻo, thơm mà màu sắc cũng rất bắt mắt với năm màu chủ đạo: Xanh, đỏ, tím, vàng, trắng – là màu của các loại lá rừng, đặc sản chỉ mọc ở vùng cao.
Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm có gạo nếp thơm dẻo được trồng ở Bắc Hà, các hạt gạo phải nguyên chất, không được trộn lẫn với gạo tẻ. Gạo nếp sau khi vo xong tiến hành ngâm trong nước lã từ 6 – 8 giờ, tiếp đó được chia thành 5 phần đều nhau để nhuộm màu.
Video đang HOT
Thông thường, người dân ở đây sẽ dùng quả gấc hoặc lá cơm đỏ để tạo màu đỏ gạch cho gạo nếp. Màu xanh dùng lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, đốt lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi. Màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước còn màu tím sẽ dùng lá cơm đen…
Xôi ngũ sắc thường xuất hiện trong những mâm cỗ cúng giỗ, cưới hỏi, lễ vào nhà mới… Đồng bào ở đây quan niệm, trong những ngày này, nhà nào pha chế màu xôi chuẩn, bắt mắt thì nhà đó sẽ có nhiều may mắn, hạnh phúc trong năm mới.
Thắng cố
Thắng cố là món ăn truyền thống của dân tộc Mông ở Bắc Hà. Tuy nhiên theo năm tháng món ăn này được hầu hết các tộc người bắt trước và biến tấu đi nhiều. Tuy nhiên nó vẫn mang hương vị và nguyên liệu đặc trưng là nội tạng, xương của ngựa, bò, lợn. Thắng cố được nấu kèm với rất nhiều những loại thảo dược, thường tại các buổi chợ phiên thì người ta nấu thắng cố trong một cái nồi lớn cho hàng chục người ăn, ninh nhừ trong vài giờ đồng hồ, khi ăn thì múc ra những tô nhỏ. Ăn thắng cố nhâm nhi cùng ly rượu ngô, rượu táo mèo chắc chắn sẽ mang lại cho du khách một trải nghiệm thú vị khó quên.
Đa số các nhà hàng đều “biến tấu” món ăn này thành nhiều phiên bản khác nhau để hợp với khẩu vị của thực khách hơn nhưng vẫn dựa trên công thức và thành phần truyền thống. Để có thể trải nghiệm hương vị truyền thống của người dân tộc, bạn có thể ghé qua chợ phiên Bắc Hà họp chủ nhật hàng tuần từ sáng sớm đến 2 giờ chiều.
Bánh trưng đen.
Với người dân tộc Tày, Nùng ở Bắc Hà, bánh chưng đen là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng ngày rằm tháng Giêng.
Nhìn bề ngoài, bánh chưng đen cũng gói bằng lá dong xanh nhưng không có hình vuông như bánh chưng xanh mà hình dạng tròn, dài, gần giống với bánh chưng gù.
Bánh chưng đen được làm bằng gạo nếp truyền thống hạt tròn to lại vừa thơm, vừa dẻo. Màu đen của bánh được làm từ tro của cây núc nác. Cây được phơi khô, đốt thành tro và nghiền mịn.
Rượu ngô
Một trong những đặc trưng ẩm thực nhất định phải thử khi đến Bắc Hà là rượu ngô. Đây được coi như đặc sản của người Mông ở Bản Phố, Bắc Hà.
Loại rượu này có hương vị rất thơm, không gắt, không chua. Để có được hương vị đặc trưng này rượu Bản Phố đã được nấu từ loại ngô mỗi năm chỉ có một mùa trên vùng núi cao hẻo lánh và đặc biệt là men bằng bột bông của cây Hồng Mi.
Theo người Mông nơi đây, uống rượu ngô vào buổi sáng sẽ có thêm sức mạnh, uống vào buổi tối sẽ thắt chặt mối quan hệ bạn bè. Rượu ngô không chỉ nồng đượm nghĩa tình của đất trời mà còn thấm đẫm cả mồ hôi công sức của người dân. Đặc biệt là khi thời tiết miền cao nguyên trắng dần chuyển lạnh, chẳng còn gì tuyệt vời hơn là được ngồi nhấm nháp chén rượu ngô cay cay, thơm nồng.
Bên cạnh các món ẩm thực truyền thống kể trên, đến Bắc Hà du khách còn được thưởng thức các món ẩm thực truyền thống khác của người dân địa phương như: mèn mén, lạp sườn, thịt treo gác bếp, cốm, tương ớt…Nếu đi Du lịch Bắc Hà bạn nhất định phải thưởng thức để chuyến đi thêm nhiều ấn tượng và thú vị về mảnh đất Cao nguyên trắng này nhé.
7 đặc sản Hà Giang làm mê lòng thượng khách
Hà Giang có vô vàn đặc sản núi rừng bạn nên thưởng thức khi tới nơi đây.
Thịt lợn cắp nách
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Lợn cắp nách làm sạch rồi có thể chế biến tùy theo sở thích của mỗi người. Có thể dùng nướng, hấp, kho tùy sở thích hay dùng xương để ninh thành món canh ngon. Ngon nhất phải kể đến món lòng dồi và thịt bụng còn lẫn cả xương sườn hấp cách thủy, chấm lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặt hạt dổi, ớt xanh. Vị hơi chua, chát và mùi thơm của hạt dổi, lá chanh gặp món thịt ba chỉ ăn cũng sẽ có hương vị đặc biệt.
Thắng cố
Nhiều khách dưới xuôi thường đồn thổi tất cả ruột gan, phèo, phổi của con ngựa không cần rửa và làm sạch mà cho hết vào nồi thắng cố nên món ăn mới có mùi kỳ lạ thế. Thực tế, đó là mùi từ địa liền, lá chanh nướng, hạt dổi, củ sả quyện cùng nồi nước thịt ninh nhừ.
Món thắng cố phải nấu trên bếp than đượm lửa. Người nấu trút các miếng thịt ngựa đã xắt vừa ăn vào chảo lớn, không cần thêm dầu mỡ mà để tự mỡ từ miếng thịt ngựa chảy ra rán chính nó. Khi đảo thịt se cạnh mới đổ nước vào chảo và cứ ninh như thế hàng tiếng đồng hồ trên lửa to đến lúc thịt nhừ, thi thoảng mở vung, hớt váng mỡ đổ đi để nước trong chứ không bị đục. Ngồi bên nhau trong tiết trời se lạnh của Hà Giang, ăn miếng thắng cố nóng hổi và nhâm nhi chén rượu men lá thơm nồng, du khách sẽ hiểu được tại sao người vùng cao cứ đến chợ phiên lại phải gặp nhau bên bát thắng cố và chén rượu ngô đến say ngất ngây mới trở về nhà.
Cháo ấu tẩu
Không chỉ là món ăn đơn thuần, bát cháo còn là một vị thuốc giải cảm, chính vì thế mà các quán bán cháo ấu tẩu thường chỉ mở vào ban đêm khi tiết trời chuyển sang se lạnh. Cháo nấu từ nếp, tẻ thơm, củ ấu tẩu, nước hầm chân giò, khi ăn rắc thêm các loại rau thơm và chút thịt nạc băm nhỏ. Cháo có vị đắng nên còn được gọi là cháo đắng. Giữa đêm lạnh, ngồi nhẩn nha từng thìa cháo đắng bên cạnh bếp lửa bập bùng, cũng là một cách khám phá thêm về văn hóa và ẩm thực của mảnh đất Hà Giang.
Trâu gác bếp
Cũng giống như các tỉnh vùng núi phía Bắc, thịt trâu gác bếp là món ăn phổ biến ở Hà Giang. Miếng thịt trâu to để thớ dài, xiên vào que to treo lên gác bếp. Trước đó, thịt đã được tẩm gia vị ớt, gừng và mắc khén. Ăn miếng thịt trâu khô gần giống như thịt bò khô dưới xuôi nhưng ngọt đậm đà hơn, ban đầu thấy vị hơi lạ nhưng càng ăn càng nghiền. Chính bởi thế mà khách du lịch tới Hà Giang thường mua về làm quà.
Mật ong bạc hà
Cứ tới độ tháng 9 tới tháng 12 âm lịch, khi mà những bông hoa bạc hà nở rộ một màu khắp các nương đồi, sườn núi, cao nguyên đá là lúc những bầy ong cao nguyên đá đua nhau đi lấy mật về tổ. Mật ong bạc hà được người H'mông sản xuất theo phương pháp truyền thống, chủ yếu lấy từ hoa bạc hà và một số loài hoa của các loại thảo mộc hoang dại. Thức uống có màu xanh nhạt, hơi ngả vàng, có vị ngọt của mật ong nhưng lại man mát của bạc hà, rất đặc trưng.
Xôi ngũ sắc
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Hà Giang có rất nhiều món ăn nổi tiếng, một trong số đó là món xôi ngũ sắc dẻo thơm. Đây cũng là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân tộc. Xôi ngũ sắc có 5 màu nổi bật khác, trắng, vàng, tím, đỏ, xanh, tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, được hoà hợp lại tạo lên món ăn ngon mà bắt mắt, thường được người dân tộc mang theo để ăn mỗi khi đi làm nương rẫy.
Để tạo lên màu sắc độc đáo của xôi ngũ sắc, người dân đã dùng các thành phần nhuộm màu tự nhiên: màu đỏ là màu của gấc, lá cơm đỏ; màu xanh dùng lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, lá cây ba soi, cây thành ngạnh khô, đốt lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi. Màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu tím dùng lá cơm đen, hoặc lá cây sau sau.
Thịt chuột La Chí
Người dân La Chí coi thịt chuột là loại thực phẩm thường xuyên, hằng ngày. Theo lời kể, mỗi mùa lúa chín đàn ông trong bản kéo nhau đi săn chuột khắp huyện, hết mùa gặt họ lại vào rừng đặt bẫy, rồi đào hang bắt chuột ở rừng vầu, rừng tre, rừng chít. Họ có thể chế biến thịt chuột thành vô vàn món ăn như nướng, xào, treo gác bếp...
Chuột được nhúng nước sôi, vặt lông, dùng que xiên đem thui rơm sau đó mới mổ bụng, làm sạch nội tạng. Tiếp đến, xát mắm, muối, mì chính, thảo quả, tiêu rừng cùng một số gia vị khác vào. Như vậy dù có nướng hay treo bếp, thịt chuột vẫn giữ được vị ngọt nguyên sơ và cũng đậm đà hơn.
Thịt chuột nướng ăn ngay thơm lừng, dai dai, ngọt mà không bị khô. Còn thịt treo gác bếp sau một thời gian sẽ quắt lại, cứng như củi. Nhưng có thể vùi tro nóng, dùng chày đập và chấm muối tiêu làm mồi nhắm, hay ngâm nước sôi cho nở ra, rồi ướp gừng, hành tỏi và xào nóng ăn rất thơm ngon. Cùng hấp dẫn nhưng vị thịt chuột ở đây khác hẳn thịt chuột miền Tây.
Bánh tam giác mạch
Nêu đến Hà Giang đúng mùa tam giác mạch, bạn không chỉ được đắm chìm giữa thiên nhiên tươi đẹp mà còn có cơ hội được nếm cả một mùa tím hồng mê mải ấy với bánh tam giác mạch.
Bánh được hấp chín trên bếp lửa, khi đến tay người mua vẫn còn nguyên hơi ấm. Tấm bánh to chừng hai bàn tay người lớn giá 10.000 đồng. Người Mông đi chợ phiên thường mua bánh tam giác mạch để ăn cùng thắng cố, như cách họ ăn bánh ngô, bánh gạo hay xôi bảy màu.
Món ăn từ dơi đặc sản của dân nhậu miền Tây Món ăn từ dơi là món đặc sản của dân nhậu miền Tây. Nếu có dịp đến miền Tây, bạn nhất định phải tìm ăn cho được món ăn từ dơi, để tận hưởng mùi thịt dơi thơm ngọt tự nhiên, cảm nhận món ăn đặc sản của miệt sông nước này nhé! Nhiều thực khách sẽ "khóc thét" khi thấy cách chế...