Đền Bà Triệu, thắng cảnh xứ Thanh
Cách thủ đô Hà Nội khoảng 170km theo đường quốc lộ 1A, huyện Hậu Lộc là vùng đất có bề dày lịch sử – văn hóa lâu đời của tỉnh Thanh Hóa với nhiều đền chùa cổ kính. Một trong những thắng cảnh đẹp nhất của huyện là đền Bà Triệu thờ người nữ anh hùng Triệu Thị Trinh (225-248).
Đối diện mới nghi môn trung qua khoảng sân đền là nghi môn nội.
Nằm dựa lưng vào ngọn núi Gai ngay sát đường quốc lộ, đền thường xuyên được khách ra Bắc vào Nam viếng thăm hương khói. Trước đây, bao quanh đền Bà Triệu là một khu rừng tự nhiên rất xinh đẹp. Nay thì rừng đã bị chặt phá, thay vào đó là rừng trồng và cây ăn quả.
Để tỏ lòng kính trọng, nhớ ơn vị nữ tướng trẻ tuổi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược bắc phương, người dân địa phương đã dành ra diện tích gần 4ha ngay chân núi Gai có phong cảnh xinh đẹp, không gian yên tĩnh để xây đền.
Qua chiếc cổng bề thế là một hồ sen bốn bề kè đá. Đầu xuân, sen chưa nở, mặt nước trong xanh in bóng hai hàng cây cổ thụ quanh hồ.
Hồ sen.
Du khách có cảm giác thư thả, lắng đọng như đang dạo trong công viên với tràn ngập màu xanh của cây lá và âm thanh ríu rít của tiếng chim. Tuy nhiên, nếu đến thăm nơi đây vào lúc có hội thì du khách sẽ thấy không gian đền lại trở nên nhộn nhịp, tấp nập với nhiều màu sắc, âm thanh mà vẫn giữ được vẻ trang nghiêm, tôn kính.
Hai bên sân trước tiền đường có nhà tả, hữu mạc, là nơi khách viếng đền nghỉ chân, sửa soạn đồ lễ.
Video đang HOT
Bậc tam cấp của trung đường cặp có rồng chầu bằng đá xanh nguyên khối, kiểu dáng thời Lê.
Đi tiếp qua cổng nội là đến tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung nơi khách thập phương đến dâng hương, hành lễ. Tiền đường gồm năm gian, cột đá mài vuông cạnh, sau nhà tiền đường là một khoảng sân nhỏ. Cuối sân là ba gian hậu cung dựng trên mặt bằng cao hơn, dựa vào vách núi. Nằm trong quần thể khu di tích đền Bà Triệu còn có lăng Bà Triệu được xây trên đỉnh núi Tùng, nơi bà tuẫn tiết cách đó không xa.
Tiền đường.
Hai bên cửa chính của nghi môn nội đặt hai tượng nghê chầu cổ bằng đá rất đẹp.
Đền nhìn từ trên núi.
Từ ngày 20 đến 22-2 Âm lịch hằng năm, người dân trong vùng lại đến đền để tổ chức kỷ niệm ngày mất của bà Triệu. Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống và rất phong phú với nhiều nghi thức như lễ mộc dục, lễ giỗ, lễ trình lính, lễ rước kiệu, lễ yên vị, tế cung đình, tế nữ quan…
Làng xóm phía trước đền.
Trong đó, lễ rước kiệu là nội dung quan trọng và thu hút được nhiều người tham gia nhất. Phần hội tưng bừng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, đặc biệt nhất là hội trận “Ngô – Triệu giao quân”, khơi dậy hào khí chống quân Ngô xưa kia, tạo nên nét đặc sắc của lễ hội Bà Triệu. Lễ hội cũng là dịp để trai tráng trong vùng gắn chặt tình đoàn kết và khơi dậy niềm tự hào về truyền thống của dân tộc.
Hòn Chén, cảnh đẹp bên dòng sông Hương
Đó chính là Hòn Chén, một thắng cảnh ở Thừa Thiên - Huế nổi tiếng với lễ hội dân gian thờ và rước sắc mẫu Thiên Y Ana.
Hòn Chén nhìn từ sông Hương. Ảnh: Đăng Định
Nhánh núi chạy về phía đông của dãy Trường Sơn đến tả ngạn sông Hương thì dừng lại ngay làng Hải Cát, tạo thành ngọn núi thấp. Trên đỉnh núi có một hố trũng khá rộng, lúc mưa nước đọng lại trông như cái chén nước khổng lồ.
Bến nước. Ảnh: Đăng Định
Vì thế dân gian đặt tên núi là Ngọc Trản Sơn - hay còn gọi là Hòn Chén. Khúc sông qua Hòn Chén được xem là nơi sâu nhất của dòng sông Hương. Không ai biết người Chăm xưa đã dựng đền thờ cúng Thánh Mẫu Thiên Y Ana ở núi này từ bao giờ. Thời nhà Nguyễn, các vua, chúa tiếp tục tu sửa, mở rộng đền.
Đến nay, đã có hàng chục công trình kiến trúc xinh xắn nép mình dưới bóng râm của một khóm rừng cổ thụ tán lá um tùm.
Từ bến nước bên sông, theo những bậc thang lên đến các ngôi đền cao thấp, du khách cảm thấy mình đang dần đi vào một nơi hoàn toàn thanh tịnh, linh thiêng. Lên đến đền cao nhất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh sơn thủy màu xanh với các sắc độ đậm nhạt khác nhau của sông nước, làng mạc, núi non hàng hàng lớp lớp.
Minh Kính Đài. Ảnh: Đăng Định
Cụm đền thờ ở Hòn Chén gồm điện thờ chính là Minh Kính ài nằm ở giữa, mặt hướng ra sông; bên phải là nhà Quan Cư, Trinh Cát viện, chùa Thánh; bên trái là dinh Ngũ Vị Thánh Bà; bàn thờ Các Quan, động thờ ông Hạ Ban (tức ông Hổ - con cọp), am Ngoại Cảnh.
Điện Hòn Chén vào mùa lễ hội.
Dưới bờ sông, cuối đường bên trái là am Thủy Phủ. Ngoài ra, còn có một số bệ thờ và am nhỏ khác nằm rải rác đó đây, như am Cô Ngọc Lan, am Trung Thiên... Liễu Hạnh Công Chúa, tức là Vân Hương Thánh Mẫu cũng được đưa vào thờ ở đây.
Bên cạnh đó, còn có bàn thờ Phật, thờ Thánh Quan Công và hơn 100 vị thần thánh khác thuộc vào hàng đồ đệ của các thánh thần nói trên.
Ảnh: Đăng Định
Như vậy, quần thể đền Hòn Chén thờ nhiều tín ngưỡng khác nhau. Tuy nhiên, tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu vẫn là chủ đạo. Hằng năm vào dịp tháng 3 và tháng 7 Âm lịch, điện Hòn Chén lại tấp nập người trẩy hội Thiên Y Ana Thánh Mẫu. Nghi lễ diễn ra rất long trọng.
Lễ hội giống như một festival văn hóa dân gian trên sông Hương. Khi đó dòng sông tấp nập những chiếc thuyền kết đôi với cờ phướn, hương án đủ màu sắc hành hương về điện Hòn Chén. Tại khu vực điện sẽ diễn ra lễ Thánh Mẫu tuần du, lễ tế làng Hải Cát, lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ phóng sanh, phóng đăng...
Các đền nhỏ. Ảnh: Đăng Định
Trải qua nhiều thăng trầm, gần đây lễ hội này đã được phục hồi và được tổ chức mỗi năm một náo nhiệt hơn. Địa danh Hòn Chén theo đó cũng ngày càng được nhiều du khách biết đến. Dù có chút xô bồ trong dịp lễ, các tập tục truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa dân gian địa phương vẫn sẽ cho du khách biết thêm nhiều điều lý thú về lịch sử của vùng đất này.
Kỳ vĩ non nước Cao Bằng Công viên địa chất "Non nước Cao Bằng" như một bức tranh phong cảnh hùng vĩ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Trải rộng trên địa bàn 9 huyện với diện tích 3.275km2, với nhiều thắng cảnh hoang sơ, tuyệt sắc đang ẩn giữa Công viên địa chất vẫn chưa được nhiều người biết tới. Chúng tôi đã cùng một nhóm...