Đến An Giang chiêm ngưỡng thánh đường Mubarak
Nằm bên bờ sông Hậu, thánh đường Mubarak (xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người dân và là một trong những công trình kiến trúc mang nét đặc thù của đồng bào Chăm. Năm 1989, thánh đường Mubarak được xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia.
Người Chăm ở An Giang theo đạo Hồi, thờ thánh Ala nên xung quanh khu vực sinh sống thường có thánh đường. Mubarak là một trong những thánh đường đẹp nhất ở An Giang, được xây dựng từ năm 1750 bằng gỗ lợp lá. Đến nay, thánh đường này đã trải qua 5 lần trùng tu, sửa chữa. Lần xây dựng gần nhất vào năm 1965, theo phong cách kiến trúc thánh đường ở các nước Trung Đông, do kiến trúc sư người Ấn Độ Mohamed Amin thiết kế.
Nhìn từ xa, thánh đường Mubarak giống như các đền thờ cổ Ba Tư, Ấn Độ. Từ ngoài nhìn vào là cổng chính hình vòng cung hoành tráng, tiếp đó là khoảng sân rộng rồi đến tòa thánh đường chính. Trên nóc, phía trước có tháp lớn 2 tầng, nóc tháp hình bầu dục. Trong tháp là biểu tượng trăng lưỡi liềm và ngôi sao. Bốn góc có bốn tháp nhỏ, giữa có hai tháp bầu tròn. Các vòm cửa chính có hình vòng cung nhọn đầu. Hai bên hông có 12 vòm hình vòng cung bọc quanh hành lang. Bên trong thánh đường không có tượng hay hình ảnh như các nhà thờ Thiên chúa giáo.
Video đang HOT
Hằng năm, tại thánh đường Mubarak diễn ra nhiều hoạt động đáng chú ý như: Lễ Maulid kỷ niệm ngày sinh của giáo chủ Nabi Muhammad – người khai sáng đạo Hồi vào ngày 12 tháng 3 (Hồi lịch); lễ Roja Haji – lễ hành hương đến thánh địa Mecca vào ngày 10 tháng 12 (Hồi lịch); Tết của người Chăm vào ngày 1 tháng 10 (Hồi lịch) nối liền với lễ Ramadan, còn gọi là tháng ăn chay, kéo dài từ ngày 1 đến 30 tháng 9 (Hồi lịch). Trong những dịp lễ này, đông đảo người Chăm tề tựu về thánh đường Mubarak để hành lễ theo nghi thức của đạo Hồi.
Đến thánh đường Mubarak, du khách có thể kết hợp thăm làng Chăm Châu Giang với hơn 500 hộ sinh sống trong những ngôi nhà sàn gỗ bên vườn cây ăn trái, ngắm nhìn những cô gái Chăm xinh đẹp, khéo léo dệt những tấm vải thổ cẩm rực rỡ sắc màu bên khung cửi và tìm hiểu nét văn hóa truyền thống của người Chăm.
Người Chăm An Giang vui Tết Roya Haji đầm ấm
Ngày Tết Roya Haji (còn gọi là Tết của sự yêu thương và tha thứ) là ngày tết truyền thống của người Chăm theo đạo Islam.
Năm nay, cộng đồng người Chăm An Giang vui mừng đón Tết Roya Haji diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 10 tháng 12 Hồi lịch (từ ngày 31/07 đến 02/8/2020) trong không khí đầm ấm, trang trọng.
Tết Roya Haji (còn gọi là Tết của sự yêu thương và tha thứ), theo truyền thống của cộng đồng người Chăm, mọi người sẽ đến thánh đường hành lễ, cầu xin tha thứ cho nhau những việc làm đã qua. Mỗi gia đình, tín đồ Muslim khá giả có của ăn của để thực hiện nghi thức Kurbal là mua gia súc (bò, dê, cừu) để tế lễ, phân phát cho hộ nghèo trong làng cùng chia sẻ niềm vui ngày Tết Roya đầy yêu thương.
Mùa Roya Haji, bà con người Chăm theo đạo Islam tại An Giang đã đón một cái Tết đầm ấm, trang trọng. Trong ngày Tết Roya, mọi người đều mặc trang phục dân tộc truyền thống đẹp nhất mà mình có. Sau khi kết thúc buổi lễ tại thánh đường, những người Islam đã ôm và bắt tay, xin nhau tha thứ những gì phiền não trong năm. Đây là một nghĩa cử đẹp nhằm kết nối yêu thương, chia sẻ gian khó từ trong cộng đồng.
"Người Chăm có giận nhau đi chăng nữa thì không quá 3 ngày, họ phải tìm nhau để xin lỗi, mong tha thứ cho nhau. Đây là một trong những nét đẹp của làng Chăm được duy trì đến ngày hôm nay..." - ông Sa Lây Mal, Phó Cả Thánh đường Jamiul Aman, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú - An Giang chia sẻ.
Dạo quanh các làng Chăm An Giang để tìm hiểu cuộc sống của người dân nơi đây, chúng tôi nhận thấy quanh các tuyến đường trong làng Chăm, không khí chào mừng Đại hội Đảng các cấp thật rộn ràng, vui tươi. Anh Mohamed Saled, người Chăm ở xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú bộc bạch: "Năm nay không khí người Chăm đón Tết Roya Haji trùng với Đại hội Đảng các cấp nên càng vui. Nhờ có Đảng và Nhà nước chăm lo, mà cuộc sống đồng bào Chăm mới phát triển như ngày nay. Do vậy, chúng tôi luôn quan tâm theo dõi Đại hội lần này".
Trưởng ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang Haji Jacky cho biết, những năm qua, cộng đồng người Chăm An Giang luôn nhận sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Đảng bộ, chính quyền, mặt trận, đoàn thể tỉnh An Giang nên đời sống vật chất ngày càng phát triển, đời sống tinh thần ngày càng phong phú. Với phương châm sống "Tốt đời, đẹp đạo", các chức sắc, giáo cả luôn tuyên truyền cho tín đồ tinh thần yêu nước, đoàn kết gắn bó, đồng hành với dân tộc, thực hiện đúng giáo lý của Islam gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chính quyền địa phương còn tích cực quan tâm, tạo điều kiện đưa tiếng nói và chữ viết Chăm vào chương trình dạy song ngữ của trường tiểu học, giúp con em đồng bào Chăm được học tiếng và chữ viết của dân tộc mình. Nhiều em đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trở về phục vụ địa phương.
"Hiện nay, 100% ấp, xã vùng dân tộc Chăm tại An Giang đều có điện lưới quốc gia, có nhà máy nước. Gần 98% hộ được lắp điện và nước sạch sinh hoạt đảm bảo. Đa số đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, 8 xã vùng đồng bào Chăm có nhà văn hóa, trạm phát thanh phục vụ sinh hoạt cộng đồng, trong đó nhiều xã đạt tiêu chuẩn xã văn hóa. Đời sống của bà con được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng, số hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm, đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2020, Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh đã vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm được trên 3 tỷ đồng phát quà cho các em học sinh, xây dựng nhà tình thương, hỗ trợ tín đồ khó khăn", - ông Haji Jacky cho biết thêm. /.
Phát triển du lịch ở đầu nguồn Với vị trí đặc thù cùng nhiều tiềm năng du lịch (DL), huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) đang từng bước xây dựng, phát triển 'ngành công nghiệp không khói' nhằm tạo bước đột phá trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong đó, An Phú đang tập trung phát triển loại hình DL văn hóa, DL...