Đến 70% bệnh nhân ung thư gặp triệu chứng dễ nhầm với hậu Covid-19 này
Các triệu chứng ung thư thường không xảy ra một sớm một chiều mà đi vào cuộc sống người bệnh trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Theo Tổ chức nghiên cứu ung thư của Anh Cancer Research UK, có đến 50 – 70% bệnh nhân ung thư gặp chứng khó thở, theo nhật báo Express (Ấn Độ).
Đặc biệt, khó thở là một triệu chứng mà hiện rất nhiều người khỏi Covid-19 đang gặp phải. Vì vậy, điều quan trọng là phải đi khám để xác định chính xác nguyên nhân để tránh bỏ sót bệnh nguy hiểm.
Nói đến ung thư, nhận biết các dấu hiệu cảnh báo là rất quan trọng vì phát hiện sớm sẽ dễ cứu hơn rất nhiều.
70% bệnh nhân ung thư cũng bị khó thở. Ảnh SHUTTERSTOCK
Có một số triệu chứng phổ biến ở các loại ung thư khác nhau, như chứng khó thở.
Chứng khó thở xảy ra khi một người không nhận đủ oxy và phổi cố gắng hút nhiều không khí hơn để bù đắp.
Theo Cancer Research UK, cứ 10 bệnh nhân ung thư thì có từ 5 đến 7 người có triệu chứng này vào một thời điểm nào đó trong thời gian bệnh, theo Express.
Con số này tăng lên 9/10 (90%) đối với những người bị ung thư phổi giai đoạn cuối.
Các loại ung thư chính gây ra chứng khó thở bao gồm:
Video đang HOT
Ung thư phổi; U trung biểu mô: Là loại ung thư xảy ra trong lớp mô mỏng bao phủ phần lớn các cơ quan nội tạng; Ung thư từ nơi khác di căn đến phổi.
Cancer Research UK giải thích, hụt hơi có thể rất khó chịu và đáng sợ. Nó có thể khiến người bệnh cảm thấy rất lo lắng và hoảng sợ, điều này thường gây khó thở hơn.
Theo tổ chức này, những người bị ung thư có thể trở nên khó thở vì nhiều lý do khác nhau.
Một khi bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây ra các vấn đề về hô hấp của người bệnh, sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
Khó thở tăng lên 90% ở người bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các triệu chứng khác của ung thư
Các triệu chứng khác của ung thư bao gồm:
Mệt mỏi;
Có thể sờ thấy khối u hoặc vùng dày lên dưới da;
Thay đổi cân nặng, giảm hoặc tăng tăng cân bất thường;
Những thay đổi về da, như vàng, sạm hoặc đỏ da, vết loét không lành hoặc thay đổi nốt ruồi hiện có;
Thay đổi thói quen đại tiện hoặc tiểu tiện;
Ho dai dẳng;
Khó nuốt;
Khàn tiếng;
Khó tiêu dai dẳng hoặc khó chịu sau khi ăn;
Đau cơ hoặc khớp dai dẳng, không rõ nguyên nhân;
Sốt dai dẳng, không rõ nguyên nhân hoặc đổ mồ hôi ban đêm;
Chảy máu hoặc bầm tím không rõ nguyên nhân.
Điều quan trọng là phải nhận biết được bất kỳ triệu chứng mới hoặc đáng lo ngại nào.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh giải thích, có thể chưa chắc là ung thư, nhưng cần phải đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân. Phát hiện ung thư càng sớm càng dễ điều trị, theo Express.
Tỷ lệ mắc mới ung thư tại Việt Nam tăng, xếp thứ 90/185 quốc gia
Theo số liệu được đưa ra tại Hội nghị khoa học phòng chống ung thư thường niên lần thứ 9 - Huế 2021, ở Việt Nam tỷ lệ mắc mới đã tăng lên 9 bậc, xếp thứ 90/185 quốc gia.
Cả nước hiện có khoảng hơn 350.000 bệnh nhân đang sống với bệnh ung thư. Riêng tại BV TW Huế, số liệu thống kê cho thấy số lượt bệnh nhân ung thư vào điều trị tại Trung tâm Ung Bướu tăng qua từng năm, mức tăng từ 30-45%. Các loại ung thư thường gặp nhất vẫn là ung thư phổi, gan, đại trực tràng, vú, dạ dày, các ung thư vùng đầu, cổ.
Thông tin được đưa ra tại Hội nghị khoa học phòng chống ung thư thường niên lần thứ 9 - Huế 2021. Hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước trong lĩnh vực phòng chống ung thư.
GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc BV TW Huế cho biết, qua nhiều năm tổ chức, Hội nghị khoa học đã chứng tỏ uy tín về chất lượng khoa học, thu hút sự quan tâm của các nhà thực hành lâm sàng ung bướu trên cả nước và quốc tế, trở thành hội nghị khoa học thường niên của Hội Ung thư Việt Nam.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 phức tạp, BV TW Huế vẫn quyết tâm duy trì Hội nghị khoa học Phòng chống ung thư thường niên, vừa bảo đảm chất lượng khoa học, nhưng cũng tuân thủ các tiêu chí thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Đây là diễn đàn quan trọng để các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng chống ung thư gặp gỡ, trao đổi chuyên môn. Đồng thời, giới thiệu các tiến bộ mới nhất trong điều trị ung thư tại Việt Nam.
Hội nghị được tổ chức trong 2 ngày, 23 và 24/12, thu hút 88 bài báo khoa học. Trong số này, có 10 báo cáo của các chuyên gia nước ngoài (đến từ Hoa Kỳ, Nhật, Singapore, Đài Loan); 70 bài được chọn báo cáo tại Hội nghị; 18 bài được chọn đăng trong Tạp chí Y học lâm sàng BV TW Huế.
GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc BV TW Huế phát biểu tại hội nghị.
Ngoài chương trình chính, ban tổ chức còn tổ chức một khóa tập huấn về điều trị ung thư đa chuyên khoa, với các chủ đề: ung thư vú-phụ khoa, ung thư Nhi khoa và Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư.
"Thành công của các hội nghị khoa học sẽ đánh dấu một bước phát triển mới của chuyên ngành ung bướu, tạo được niềm tin của người bệnh vào chất lượng chăm sóc và điều trị ung thư của Việt Nam nói chung và BV TW Huế nói riêng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh nhà", GS.TS Phạm Như Hiệp cho hay.
Có bệnh nhân ung thư sống khỏe 30 năm Nhiều người khi bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư suy sụp tinh thần vì nghĩ "án tử" tới mình. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học, có rất nhiều bệnh nhân ung thư đã chữa trị ổn định 10 năm, 20 năm, 30 năm... PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, đến nay, vẫn có những...