Đến 22h ngày 15/5, thế giới ghi nhận 4.569.064 ca nhiễm virus SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 15/5 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 4.569.064 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 304.794 ca tử vong.
Dịch bệnh hiện đã lây lan sang 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 1.724.907 người.
Lực lượng quân nhân Mỹ làm việc tại một trạm y tế ở New York trong bối cảnh dịch COVID-19 lây lan mạnh, ngày 31/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ vẫn là tâm dịch của thế giới với 1.460.988 ca nhiễm và 87.025 ca tử vong. Tiếp đến là Tây Ban Nha với 274.367 ca nhiễm và 27.459 ca tử vong, Nga (262.843 ca nhiễm và 2.418 ca tử vong), Anh (236.711 ca nhiễm và 33.998 ca tử vong) và Italy (223.096 ca nhiễm và 31.368 ca tử vong).
Tại Mỹ, các biện pháp phong tỏa ở thành phố New York sẽ được gia hạn đến ngày 13/6 theo sắc lệnh hành pháp do Thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo, vừa ký ban hành. Tuy nhiên, sắc lệnh cho phép nới lỏng các biện pháp hạn chế di chuyển đồng thời “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp dần mở cửa trở lại.
Tại khu vực Mỹ Latinh, Mexico và Brazil ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong tăng đột biến. Cụ thể, trong 24 giờ qua đã có thêm 2.409 ca nhiễm mới và 257 ca tử vong, trở thành ngày có số ca tử vong và nhiễm cao nhất kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên tại Mexico. Brazil cũng ghi nhận số ca nhiễm mới trong một ngày cao kỷ lục, với 13.944, nâng tổng số ca nhiễm lên 202.918, trong đó 13.933 ca tử vong.
Còn tại châu Âu, nhiều nước đã bắt đầu mở cửa biên giới, nới lỏng các hạn chế đi lại, mở cửa các trung tâm thương mại… nhờ những diễn biến tích cực trong phòng chống COVID-19.
Video đang HOT
Cụ thể, Latvia, Lítva và Estonia đã mở cửa biên giới với nhau, tạo ra “bong bóng đi lại” đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế bị tàn phá do dịch COVID-19. Người dân của 3 quốc gia này hiện có thể tự do đi lại trong khu vực, trong khi những người ngoài khu vực đến đây vẫn phải tự cách ly 14 ngày.
Trong khi đó, các biện pháp hạn chế đi lại cũng đã được nới lỏng giữa Phần Lan và Estonia, cũng như giữa Ba Lan và Lítva trong tuần này, nhưng chỉ dành cho những người trong lĩnh vực kinh doanh và giáo dục. Tuy nhiên, cả Ba Lan và Phần Lan không hứng thú tham gia vào “liên minh đi lại” với các nước láng giềng vùng Baltic dù hai nước này đều ghi nhận số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tương đối thấp.
Slovenia đã mở cửa biên giới cho toàn bộ công dân EU sau khi công bố hết dịch COVID-19. Tuy nhiên những ai không phải công dân EU sẽ phải cách ly. Theo kế hoạch, các trung tâm thương mại và khách sạn tại Slovenia sẽ mở cửa trở lại vào tuần tới, trong khi các trận thi đấu bóng đá sẽ được nối lại từ ngày 23/5. Tuy nhiên, Slovenia vẫn tiếp tục duy trì một số biện pháp khống chế dịch bệnh như cấm tụ tập đông người, trong khi người dân vẫn phải tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội và đeo khẩu trang nơi công cộng.
Chính phủ Đức sẽ nới lỏng các quy định cách ly đối với những người đến từ EU, khu vực Schengen và Anh. Theo Bộ Nội vụ Đức, lực lượng chức năng sẽ chỉ khuyến cáo những người đến từ các nước có số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cao đi cách ly. Trong khi đó, yêu cầu cách ly bắt buộc hai tuần vẫn áp dụng đối với những người đến từ các nước không thuộc EU.
Bulgaria sẽ cho phép các trung tâm thương mại mở cửa trở lại vào ngày 18/5. Đây là một phần trong nỗ lực thúc đẩy việc nới lỏng các quy định, được áp đặt cách đây hai tháng, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Tại châu Á, Lào cho phép các công sở, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường, nhưng phải tiếp tục thực hiện biện pháp phòng ngừa dịch; khuyến khích làm việc qua hệ thống điện tử trực tuyến nếu điều kiện cho phép; mở lại các hoạt động vận tải trên phạm vi toàn quốc, cho phép người dân di chuyển liên tỉnh… mở lại các lớp học cuối cấp gồm lớp 5 tiểu học, lớp 9 và lớp 12 kể từ 18/5, các cấp học còn lại sẽ được trở lại trường từ ngày 2/6 tới, người dân được phép tổ chức hoạt động thể thao trong nhà – ngoài trời, song phải chấp hành quy định về phòng ngừa dịch bệnh.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 6/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Thái Lan, chính phủ nước này đã thông qua giai đoạn 2 của quá trình nới lỏng các biện pháp phong tỏa phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 từ ngày 17/5, nhằm hỗ trợ nền kinh tế, nhưng chỉ rút ngắn thời gian giới nghiêm vào ban đêm. Theo đó, trong số các loại hình kinh doanh được hoạt động trở lại có các trung tâm thương mại và nhà hàng trong trung tâm thương mại, các trung tâm hội nghị, chợ bán buôn và bể bơi. Các sân bay vẫn đóng cửa đối với những chuyến bay thương mại từ nước ngoài và các nhà hàng cũng không được phép phục vụ đồ uống có cồn tại chỗ.
Nhật Bản thông báo cũng sẽ mở cửa biên giới theo các giai đoạn sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát. Các doanh nhân sẽ là những người đầu tiên được phép nhập cảnh sau khi nước này mở cửa biên giới. Nhật Bản sẽ dỡ bỏ các hạn chế du lịch với một số nước theo nhóm nước thay vì riêng lẻ.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dịch COVID-19 có thể khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại tới 8.800 tỷ USD, tương đương 9,7% tổng sản phẩm GDP của thế giới, tăng gấp đôi so với dự báo trước đó trong bối cảnh dịch bệnh đã làm thương mại đình đốn và đẩy hàng triệu người lâm vào cảnh thất nghiệp.
Cụ thể, riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương, dịch COVID-19 có thể khiến các nền kinh tế ở đây chịu thiệt hại từ 1.700 – 2.500 tỷ USD, chiếm 30% tổng sụt giảm toàn cầu. Thiệt hại của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc lần lượt là 2.200 tỷ USD và 1.600 tỷ USD. Du lịch và hàng không là hai ngành chịu thiệt hại lớn nhất của các nền kinh tế do các biện pháp đóng cửa biên giới và phong tỏa nhằm khống chế dịch bệnh. Hạn chế đi lại có thể khiến thương mại toàn cầu – vốn chịu nhiều tác động do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, giảm tới 2.600 tỷ USD.
'Cơn ác mộng' COVID-19 tàn phá 26 chiến hạm Mỹ
Hải quân Mỹ xác nhận 26 tàu chiến Mỹ bị virus SARS-CoV-2 tấn công trong khi 14 chiến hạm khác từng ghi nhận các ca nhiễm nhưng thủy thủ đã hồi phục.
Một quan chức cấp cao hải quân Mỹ xác nhận 26 tàu chiến nói trên đang neo đậu tại các cảng hoặc được đưa về các xưởng bảo dưỡng.
Hải quân Mỹ không tiết lộ tên của các con tàu bị virus tấn công hay số ca nhiễm chính xác của mỗi tàu vì chính sách của Bộ Quốc phòng Mỹ nêu rõ những công khai như vậy có thể khiến các tàu này gặp rủi ro về an ninh.
26 tàu chiến Mỹ đang bị virus SARS-CoV-2 tấn công. (Ảnh: CNN)
Tính tới 22/4, 3.578 quân nhân Mỹ được xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2, 2 trong số này đã thiệt mạng.
Gần 800 ca nhiễm được ghi nhận trên tàu sân bay Theodore Roosevelt, 1 thủy thủ trên hàng không mẫu hạm này chết sau một thời gian điều trị tại phòng chăm sóc tích cực ở đảo Guam.
Hơn 4.000 thủy thủ của Roosevelt đã được chuyển lên bờ và dự kiến sẽ trở lại con tàu vào tuần tới sau khi kết thúc 2 tuần cách ly. Tuy nhiên quá trình này bị gián đoạn sau khi 120 thủy thủ không xuất hiện triệu chứng trước đó được xác nhận nhiễm bệnh.
Hải quân Mỹ mới đây tuyên bố sẽ giữ toàn bộ các thủy thủ trên bờ cho tới khi thu được kết quả nghiên cứu cách virus hoạt động trong những người không có triệu chứng.
SONG HY
Mỹ triển khai 1.000 quân nhân tới New York để đối phó với Covid-19 Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 thông báo điều thêm 1.000 quân nhân nhằm hỗ trợ thành phố New York đối phó với Covid-19. Phát biểu tại cuộc họp báo của nhóm đặc trách chống Covid-19 của Nhà Trắng ngày 4/4, Tổng thống Donald Trump thông báo 1.000 quân nhân đã được cử tới thành phố New York, điểm nóng Covid-19 lớn...