Đến 2025 chúng ta sẽ thành vùng trũng nếu không làm xe điện
Đứng trước xu thế điện hóa ô tô đang như vũ bão trên thế giới và ngay cả trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nếu chậm chân có thể trở thành vùng trũng tiêu thụ xe điện nhập khẩu.
Tại buổi tọa đàm “ Xu hướng ô tô điện hóa ở Việt Nam” diễn ra sáng 22/4 ở Hà Nội, với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước như Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), Cục Đăng kiểm Việt Nam, các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này, đại diện doanh nghiệp bán xe chạy điện như Toyota, Vinfast, câu hỏi Việt Nam đang ở đâu trong xu hướng điện hóa ô tô đã hé mở phần nào.
Tọa đàm “Xu hướng ô tô điện hóa ở Việt Nam” quy tụ các góc nhìn của các chuyên gia đến từ cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp…
Mở màn buổi tọa đàm, PGS. TS Đàm Hoàng Phúc, Bô môn Ô tô và xe chuyên dùng, Trương Đại học Bách khoa Hà Nôi đã vẽ lại bức tranh về ô tô điện với lịch sử cả trăm năm nhưng chỉ phát triển ở giai đoạn sơ khai của công nghiệp ô tô, và đầu thế kỷ 21 mới thực sự có chỗ đứng.
Theo PGS. TS Đàm Hoàng Phúc, tương lai ô tô chạy điện không còn là bàn cãi khi nhìn ra thế giới, nhiều nước đã hướng đến sản xuất xe điện chiếm tới 95% vào những năm 2025, 2030. Ngay cả những công ty khởi nghiệp mới trong lĩnh vực ô tô cũng chọn xe điện là bước đi đầu tiên (Rivian, Fissker, Lucid, Canoo, Lordstown, Nio-PV), đủ để thấy thời của ô tô điện đã đến.
PGS.TS Đàm Hoàng Phúc cho rằng ô tô điện ngày nay có nhiều ưu thế và tiết kiệm hơn ô tô động cơ đốt trong
Vậy Việt Nam đang ở đâu trong xu hướng điện hóa ô tô, hay nói cách khác Việt Nam đã bắt đầu bước vào thị trường ô tô điện hay chưa?
Trước hết để hiểu hơn về ô tô điện hóa thì loại xe này đang được phân biệt theo 4 dòng chính, gồm xe hybrid (HEV: Hybrid Electric Vehicle), xe hybrid sạc ngoài (PHEV: Plug-in Hybrid Electric Vehicle), xe điện chạy pin (BEV: Battery-powered Electric Vehicle) và xe điện nhiên liệu Hydro (FCEV: Fuel-cell Electric Vehicle).
Trong 4 dòng xe trên thì Việt Nam chưa xuất hiện loại xe FCEV do đây là dòng xe còn quá mới, nhiều hãng còn đang trong quá trình nghiên cứu. Riêng Toyota đã đi đầu với chiếc Mirai thế hệ thứ 2 vừa ra mắt cuối năm 2020, nhưng giá khá đắt.
Để làm rõ hơn về thị trường ô tô điện ở Việt Nam, ông Nguyễn Văn Phương – Phó Phòng chất lượng xe cơ giới – Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết trong vài năm trở lại đây, ô tô điện hóa nhập về Việt Nam có tăng nhưng không đáng kể, phần lớn là xe hybrid. “Năm 2019 có khoảng 240 xe nhập khẩu vào Việt Nam; năm 2020 là hơn 400 xe và 3 tháng đầu năm 2021 là gần 600 xe. Hiện nay, ô tô điện vẫn được đăng kiểm cấp phép như xe bình thường, không có khó khăn gì”, ông Phương nói.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Phương – Phó Phòng chất lượng xe cơ giới – Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết ô tô điện không gặp khó khăn gì khi đăng kiểm, tương tự các loại xe ô tô thường.
Như vậy, so với sản lượng tiêu thụ ô tô tại thị trường Việt Nam mỗi năm đang ở mức trên 400 ngàn xe thì thị phần ô tô điện đang còn quá nhỏ. Đó là một thách thức cho các nhà sản xuất và phân phối ô tô nếu muốn “bẻ hướng” sang đầu tư bán ô tô điện hóa.
Dẫn chứng cho sự non trẻ của thị trường ô tô điện Việt Nam, chuyên gia Nguyễn Trung Hiếu – Trưởng ban Hoạch định chiến lược Toyota Việt Nam kể lại hành trình đưa chiếc hybrid của hãng xe Nhật bán ở Việt Nam phải mất tới 12 năm. Ông Hiếu nói: “Năm 2008 chúng tôi mang chiếc Prius tới triển lãm Việt Nam nhưng chỉ nhận được sự quan tâm về mặt công nghệ. Lần lượt các năm về sau như 2012, 2014 xe vẫn đều đặn được đem về trưng bày và phải đến 2017 bộ phận nghiên cứu mới thấy rằng khách Việt đã bắt đầu quan tâm giá bán của xe. Khi đó, chúng tôi mới điều chỉnh chiến lược và đem chiếc Toyota Corolla Cross hybrid về bán vào năm 2020″. Đây cũng là lý do khiến Toyota nhận định Việt Nam hiện mới phù hợp với xe hybrid do loại xe này không buộc người mua phải thay đổi thói quen sử dụng như xe điện (cần trạm sạc, hệ thống bảo dưỡng riêng).
Chuyên gia Nguyễn Trung Hiếu – Trưởng ban Hoạch định chiến lược Toyota Việt Nam cho rằng ô tô điện là xu thế nhưng hiện chưa phù hợp ở Việt Nam, thay vào đó xe hybrid.
Trái với quan điểm của chuyên gia Nguyễn Trung Hiếu, PGS. TS Đàm Hoàng Phúc cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải hình thành thị trường cụ thể cho ô tô điện, bởi nếu không đến năm 2025 khi xu thế điện hóa ô tô tràn ngập, chúng ta sẽ thành “vùng trũng” so với các nước trong khu vực. “Ô tô điện có nhiều điểm lợi hơn động cơ đốt trong như công suất mạnh, không bị khống chế mô-men xoắn, pin đặt ở sàn có lợi thế về trọng tâm tăng độ an toàn, dễ lái, dễ cập nhật công nghệ và nhất là bảo dưỡng định kỳ không tốn kém’, ông Phúc nói.
Theo PGS. TS Đàm Hoàng Phúc, cái khó nhất hiện nay để hình thành thị trường ô tô điện là chưa có chính sách hỗ trợ cho người bán (ở đây là nhà sản xuất) và người mua.
Về vấn đề chính sách hỗ trợ, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy (Đại diện Cục Công nghiệp – Bộ Công thương) cho rằng thực tế nói Việt Nam chưa có hỗ trợ ô tô điện cũng chưa đúng, bởi dù Quy hoạch công nghiệp ô tô Việt Nam tầm nhìn 2020 không nhắc đến loại xe này nhưng nó đã được hưởng lợi từ định hướng hỗ trợ loại xe thân thiện môi trường, cụ thể là thuế tiêu thụ đặc biệt. “Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào ô tô điện hiện chỉ ở mức 21%, tức là giảm tới 50% so với xe thông thường có mức thuế theo dung tích động cơ. Bên cạnh đó các nhà sản xuất cũng nhận được ưu đãi tùy theo mức độ rời rạc của linh kiện nhập khẩu”, bà Thúy cho biết.
Như vậy có thể thấy dù ô tô điện hóa chưa nhận được ưu đãi theo diện “điểm mặt chỉ tên” nhưng hiện tại vẫn là loại xe có lợi nhất về thuế tiêu thụ đặc biệt so với các loại ô tô thông thường. Và trong khi chúng ta đang bàn về loại xe này thì hai nước Thái Lan, Indonesia đã công bố chính sách phát triển ô tô điện cho giai đoạn bùng nổ 2025-2030.
Châu Âu, Trung Quốc phát triển ôtô điện như thế nào?
Châu Âu, Trung Quốc nằm trong số những vùng lãnh thổ và quốc gia có lộ trình, chính sách phát triển ôtô điện rõ nét, hiệu quả.
Theo công ty nghiên cứu EV-Volumes , năm 2020, châu Âu và Trung Quốc tiếp tục là các thị trường dẫn đầu về doanh số ôtô điện, bao gồm xe điện chạy pin (EV) và xe lai sạc điện (PHEV). Cụ thể, có 1,395 triệu chiếc ôtô điện được bán ra tại châu Âu, trong khi Trung Quốc ghi nhận doanh số 1,337 triệu xe.
Kết quả này cách biệt đáng kể các thị trường xếp sau như Mỹ (đạt doanh số 328.000 xe điện trong năm 2020), Hàn Quốc (52.000 xe) hay Canada (47.000 xe).
Trong buổi tọa đàm với chủ đề "Xu hướng phát triển ôtô điện trên thế giới và cơ hội tại Việt Nam" do Zing News tổ chức, các khách mời nhận định châu Âu và Trung Quốc là các thị trường có lộ trình, chính sách rõ nét và toàn diện để phát triển ôtô điện mà Việt Nam có thể tham khảo.
Châu Âu - nơi khởi nguồn cho lối sống xanh
Năm 2020, châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng doanh số ôtô điện 137%, với gần 1,4 triệu chiếc được bán ra. Đồng thời, châu Âu vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường xe điện lớn nhất thế giới.
Bên cạnh việc thắt chặt quy định về khí thải và các chính sách trợ giá cho người mua xe điện, tư duy và văn hóa sống xanh là nền tảng giúp ôtô điện có thể phát triển bền vững tại châu Âu.
Ông Khuất Việt Hùng và nhà báo Trương Anh Ngọc nhận định châu Âu sớm có nền tảng tư duy và văn hóa sống xanh. Ảnh: Hoàng Hà.
Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng nhận định khái niệm sống xanh xuất phát từ châu Âu, châu lục này cũng thường đi đầu trong các tiêu chuẩn về khí thải và bảo vệ môi trường. Đơn cử như các tiêu chuẩn EURO từ 1 đến 6 cho ôtô.
"Các quốc gia châu Âu cạnh tranh trên toàn cầu bằng những tiêu chuẩn. Những tiêu chuẩn này ngày càng được nâng cao, giúp chất lượng hàng hóa và đời sống tốt hơn, đồng thời tạo thị trường cho công nghệ của họ", ông Hùng cho biết.
Theo nhà báo Trương Anh Ngọc, các phong trào sống xanh, sống bền vững xuất hiện tại châu Âu từ những năm 1970. Từ nhỏ, trẻ em đã được giáo dục, khuyến khích tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc như đi xe buýt, xe đạp... nhờ đó tạo nền tảng tư duy về sống xanh.
Mặt khác, các doanh nghiệp xanh cũng được hỗ trợ về thuế và chính sách. Cộng thêm hạ tầng giao thông tốt sẵn có, châu Âu hiện được đánh giá là thị trường để ôtô điện có thể phát triển ổn định, bền vững.
Trung Quốc với chính sách và mục tiêu rõ nét cho việc phát triển ôtô điện
Ông Khuất Việt Hùng cho rằng các quốc gia, vùng lãnh thổ dẫn đầu ôtô điện như Trung Quốc, Mỹ hay châu Âu đều có chính sách, mục tiêu cụ thể để thúc đẩy sử dụng loại phương tiện này.
Họ đặt mục tiêu rõ ràng cần giảm phát thải bao nhiêu tấn khí nhà kính, để đạt con số ấy cần bao nhiêu chiếc ôtô điện, bao nhiêu tuyến xe, số km đi được bằng xe điện. Từ đó xác định chi phí và thời gian cần thiết, đồng thời đưa ra các chính sách phù hợp.
Trong buổi tọa đàm, các khách mời cho rằng Trung Quốc là một trong những quốc gia có chính sách rõ nét và toàn diện để phát triển ôtô điện. Ảnh: Hoàng Hà.
"Trung Quốc có những chính sách tác động trực tiếp đến việc tạo dựng thị trường, ví dụ như trợ giá theo số km xe điện đi được mỗi lần sạc đầy. Ngoài chính sách hạ tầng chung, mỗi địa phương lại có chính sách riêng. Đơn cử, tại Thượng Hải, phí đăng ký xe dùng xăng, dầu khoảng 13.000 USD còn ôtô điện thì miễn phí", ông Hùng cho biết.
Chuyên gia ôtô Nguyễn Mạnh Thắng nhận định Trung Quốc là một trong những quốc gia có hạ tầng trạm sạc ôtô điện tốt nhất thế giới, một phần bởi các doanh nghiệp làm hạ tầng ở đây được chính phủ hỗ trợ, giúp giảm bớt gánh nặng về tài chính.
"Ở một số thành phố của Trung Quốc, thời gian chờ đợi để đăng ký ôtô dùng động cơ đốt trong rất dài, có thể lên đến vài năm nhưng xe điện thì tính bằng ngày. Những lợi ích như vậy quá rõ ràng với người dùng", ông Thắng nói.
Trung Quốc là một trong những thị trường ô tô điện dẫn đầu thế giới. Ảnh: ChinaDaily.
Những khoản trợ cấp mạnh tay cho người mua và chính sách, mục tiêu rõ ràng giúp ôtô điện bùng nổ ở Trung Quốc, kéo theo nhiều hãng xe điện được thành lập. Tiêu biểu có thể kể đến Nio, hãng ôtô điện chỉ có một nhà máy, chưa từng thu về lợi nhuận và được định giá ở mức 82 tỷ USD, cao hơn Ford hay General Motors.
Với những chính sách rõ nét và toàn diện, Trung Quốc nhanh chóng nổi lên là thị trường tiên phong phát triển ôtô điện. Trước khi bị châu Âu vượt qua năm 2020, thị trường này từng dẫn đầu về doanh số ôtô điện trên toàn cầu trong các năm 2016, 2017, 2018 và 2019.
Lexus ra mắt LF-Z Electrified Concept Lexus vừa ra mắt mẫu xe concept chạy điện LF-Z Electrified với khả năng di chuyển lên tới 600 km. Hãng dự kiến sẽ hiện thực hóa vào năm 2025. Lexus thể hiện tham vọng ôtô điện của mình với mẫu LF-Z Electrified concept, kết hợp hiệu suất lái, kiểu dáng và công nghệ mà thương hiệu hạng sang của Toyota có thể...