Đêm trước ngày ra tòa, chồng ân cần pha cho 2 con ly ca cao nóng rồi dỗ chúng ngủ, sau đó anh dịu dàng hát cho tôi nghe một bản tình ca khiến tôi bật khóc
Ai mà nghĩ được ngày mai chúng tôi sẽ cùng nhau ra tòa chứ…
Tôi và chồng từng có quãng thời gian yêu nhau 10 năm trước khi chính thức là vợ chồng. Tình yêu từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đẹp lắm, ngây thơ và vụng dại nhưng đáng nhớ vô cùng. Từng ấy năm bên nhau, trải qua đủ mọi thăng trầm cuộc sống, tôi với anh chưa lúc nào vơi cạn tình yêu dành cho nhau.
Nhưng cũng từng ấy năm chuyện tình của tôi và anh không được mẹ chồng chấp nhận. Tôi chỉ biết bà chê tôi đen, béo, gia đình nghèo hèn. Có lẽ tính bà cố chấp, một khi ghét là ghét đến cùng. Hơn nữa thấy chúng tôi càng gắn bó khăng khít bà lại càng “ngứa mắt” tôi.
Sau chuỗi ngày thuyết phục bà không thành, chồng hạ quyết tâm cưới tôi mà không cần sự cho phép của mẹ anh. Chúng tôi chỉ đăng kí kết hôn, làm vài mâm tiệc mời bạn bè thân thiết đến dự. Gia đình 2 bên chẳng ai có mặt, nhà anh không đến thì nhà tôi đến làm gì cho thêm xót xa. Mẹ tôi khóc thương con gái nhưng ý tôi đã quyết.
7 năm qua đi rồi, tôi và anh đã có 2 đứa con xinh xắn. Vợ chồng tôi có thể coi như hạnh phúc song niềm vui của chúng tôi không vẹn toàn. Vì mẹ anh vẫn chưa tha thứ cho anh, không chấp nhận con dâu lẫn cháu nội. Thi thoảng anh có về bên nhà thăm bố mẹ, bố chồng đôi lúc cũng đến chơi với chúng tôi. Ba mẹ con tôi chưa 1 lần được xuất hiện ở nhà chồng.
Liệu còn con đường nào cho mẹ anh chấp nhận tôi nữa không? (Ảnh minh họa)
Tháng trước, bố chồng đến, gọi anh ra nói chuyện rất lâu. Hóa ra mẹ chồng tôi dạo này đau ốm liên miên. Sức khỏe bà ngày một kém đi. Bà cho anh về nhà nhưng phải ly hôn vợ. Khi nghe đến đó tôi biết mẹ chồng đối với tôi đã là nỗi hận thù. Bà oán hận tôi cướp mất con trai bà, khiến anh chấp nhận cả bị từ mặt để cưới tôi.
Video đang HOT
Suy cho cùng, anh chỉ có một người mẹ mà thôi. Tôi với anh thức trắng nhiều đêm, cõi lòng nặng trĩu. Cuối cùng anh nói chúng tôi cứ ly hôn đi, anh sẽ về nhà kề cận bên mẹ. Không sống chung nhà nữa chứ tình cảm của anh vẫn không thay đổi. Tôi hiểu, chúng tôi đã chẳng còn lựa chọn nào khác.
Đêm trước ngày nộp đơn ra tòa để anh dọn đồ về nhà, chúng tôi cố nén mọi cảm xúc trong lòng, tỏ ra thản nhiên như không. Cơm nước và dạy con học xong, anh ân cần pha 2 ly ca cao nóng cho lũ trẻ rồi dỗ chúng đi ngủ. Sau đó anh trở ra, cầm cây đàn ghi-ta vừa đàn vừa hát tặng tôi một bản tình ca, như khi xưa lúc yêu nhau anh vẫn thường làm. Ai mà nghĩ được ngày mai chúng tôi sẽ cùng nhau ra tòa chứ…
Hiện giờ chồng tôi đã chuyển về nhà sống. Anh vẫn liên lạc hỏi thăm mấy mẹ con và gửi tiền cho tôi nuôi con đều đặn. Do sợ mẹ anh nghĩ ngợi, anh không đến gặp chúng tôi nhiều được. Tôi quặn thắt cả cõi lòng khi nghĩ, nhỡ mẹ anh bắt anh lấy vợ mới theo ý bà thì sao? Đến mức này rồi liệu còn con đường nào cho bà chấp nhận tôi nữa không?
(hoamuongbien…@gmail.com)
Sao mẹ có thể vượt qua nhiều tổn thương?
Cuộc hôn nhân 40 năm của cha mẹ cô không phải chỉ toàn bất hạnh. Nhưng nhìn lại những tổn thương mà mẹ đã chịu đựng, cô nghĩ, khó thể nào vượt qua để đi đến cuối chặng đường, nếu cô là mẹ.
Sinh ra trong một gia đình đông anh em trai, mẹ cô từ nhỏ đã là nạn nhân của định kiến "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô". Ông bà ngoại chỉ xem trọng con trai, con dâu và cháu nội, còn con gái là con người ta, coi như không có.
Có lẽ sự tổn thương đầu đời và lớn nhất đến từ cách ứng xử của người trong gia đình đã khiến mẹ trở thành người mạnh mẽ. Hơn nữa, bà còn là người phụ nữ vừa khéo giao tiếp lại khá thông minh và chịu khó. Nghe bà con họ hàng kể lại, thời trẻ, mẹ cô rất giỏi, chăm làm, biết tiết kiệm, khéo ăn nói nên rất nhiều người theo đuổi. Nhưng mẹ luôn giữ gìn chữ "hạnh", không qua lại với bất cứ người đàn ông nào cho đến khi gặp ba. Cũng có thể, vì sự lựa chọn này mà họa phúc, sướng khổ và bao nhiêu tổn thương, đau đớn cứ đi theo mẹ suốt cả cuộc đời.
Nhiều người bảo rằng đàn ông thế hệ trước, nhất là những người nông dân ít học, thường vũ phu, bạo lực với vợ. Với đàn ông, cơ thể là vũ khí, là biểu tượng cho sức mạnh, nên họ sẵn sàng dùng nắm đấm mỗi khi tức giận hay không hài lòng điều gì.
Người đàn ông được mẹ xem là cả thế giới và suốt một đời chịu đựng ấy luôn xem bản thân là nhất, vợ phải phục tùng. Ba hay say xỉn, chửi rủa và đánh đập mẹ bất cần lý do. Mỗi khi không vui, ông sẵn sàng đập phá mọi thứ trong nhà. Mẹ con cô luôn phải nhìn vào sắc mặt ba để biết hôm ấy mình nên gần gũi hay tránh xa ông.
Cô vẫn nhớ rất rõ hình ảnh mẹ bị đánh tả tơi trong căn bếp của ngôi nhà cũ nát. Cô biết, trong lúc tuyệt vọng, mẹ đã nhiều lần muốn tìm đến cái chết. Nhưng có lẽ nhìn đàn con đói khát, mẹ lại không đành. Những lúc ấy, mẹ chỉ biết nén nỗi đau vào lòng và khóc thầm. Còn chị em cô chỉ biết khóc lóc van xin ba trong vô vọng, bởi ông đã say đến mức không còn lý trí. Có lẽ vì thế mà từ trong vô thức, cô đã xem đàn ông như những hung thần bạo chúa. Chỉ đến khi trưởng thành, cô mới đủ nhận thức để hiểu ra, không phải người đàn ông nào cũng vậy.
Vậy mà, mẹ đã cam chịu ròng rã 40 năm. Ngay cả khi đã có dâu rể, đôi khi chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt, ba vẫn dùng nắm đấm với mẹ thay cho lời nói. Cô mãi vẫn không hiểu tại sao con người ta có thể yêu thương theo cách như vậy.
Nếu chỉ một hai lần tổn thương thì có thể chấp nhận cho qua, rồi thời gian sẽ giúp phai mờ vì cơ thể có cơ chế tự chữa lành. Nhưng quá nhiều lần, thậm chí không thể đếm hết những trận đòn roi, những lời chửi rủa xúc phạm... mà mẹ vẫn có thể chịu đựng. Phải chăng mẹ đã không còn sức để phản kháng, và bạo hành đã trở thành chuyện hiển nhiên? Thật đáng sợ khi con người ta đồng lõa với những cái xấu.
Ngày học lớp 12, nghe giáo viên giảng bài Chiếc thuyền ngoài xa, nói về người đàn bà làng chài cũng liên tiếp chịu những trận đòn roi mà không phản kháng, còn đứng ra bênh vực chồng. Cô thấy sao xót xa vì câu chuyện ấy vẫn diễn ra hằng ngày và ngay trước mặt, trong chính cuộc đời cô.
Mẹ bảo, mẹ chịu đựng ba phần lớn vì các con. Mẹ mà bỏ đi thì để các con lại cho ai lo? Thế hệ ba mẹ chuyện ly hôn là rất khó. Hơn nữa, mọi thứ trở thành thói quen khi ở bên nhau đủ lâu rồi, nên mẹ không nỡ nghĩ đến cảnh chia lìa.
Mẹ nói, mỗi người dù là cha mẹ hay con cái, vợ hay chồng, đều phải biết chấp nhận nhau, thậm chí là chịu đựng nhau để sống. Mỗi khi đàn ông lớn tiếng, thì phụ nữ phải biết nhường nhịn. Cứ sống như dòng nước mà chảy, rồi thương đau nào cũng sẽ qua.
Cô nghĩ, đó chỉ là cách mẹ tự ngụy biện để cô hiểu là mẹ ổn. Còn đằng sau lời nói kia là những thổn thức, đau đớn, tổn thương mà mẹ vẫn phải tự tìm cách thỏa hiệp với trái tim quá nhiều vết xước.
Sau 40 năm bị đối xử tệ bạc, mẹ cô vẫn một lòng chăm sóc cho ba từng miếng ăn, giấc ngủ, từng chiếc áo, đôi giày và cả những cảm xúc buồn vui. Thế nên, cô chỉ ước mong, mẹ dám một lần nói thật và bước ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời mình mà sống cho bản thân. Thậm chí, nhiều lúc cô khuyên mẹ hãy ly hôn, hãy sống thoải mái, hạnh phúc cho chính cuộc đời mẹ, không chấp nhận những bạo hành vô lý nữa. Nhưng một lần nữa, "vì các con", mẹ lại chọn đi con đường của mình, cùng ba.
Ngày 8/3 vừa qua, cũng như những người đàn ông "tạc tượng đài" để tôn vinh phụ nữ, ba cô cũng dành cho mẹ những lời có cánh. Và mẹ lại cười, nụ cười bỏ qua những đau đớn, tủi hờn của 364 ngày còn lại. Có cần thiết không khi những tung hô kia không giúp họ hiểu rằng tất cả chỉ là phương tiện góp thêm bản án chung thân cho những đau khổ mà người phụ nữ phải gánh chịu, nhưng bản chất là kêu gọi họ tiếp tục hy sinh. Để rồi, sau tất cả, trái tim phụ nữ vẫn quặn thắt với những vết xước đêm ngày âm ỉ không thể xóa mờ.
Sau 40 năm bị đối xử tệ bạc, mẹ cô vẫn một lòng chăm sóc cho ba từng miếng ăn, giấc ngủ, từng chiếc áo, đôi giày và cả những cảm xúc buồn vui. Thế nên, cô chỉ ước mong, mẹ dám một lần nói thật và bước ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời mình mà sống cho bản thân.
Thậm chí, nhiều lúc cô khuyên mẹ hãy ly hôn, hãy sống thoải mái, hạnh phúc cho chính cuộc đời mẹ, không chấp nhận những bạo hành vô lý nữa. Nhưng một lần nữa, "vì các con", mẹ lại chọn đi con đường của mình, cùng ba.
Vỹ Lan
Yêu anh trong vô vọng Tôi quen và yêu anh, thời gian không lâu nhưng đủ để bản thân cảm nhận được các cung bậc tình yêu. Đường phố tối nay vắng quá, tôi ngồi cạnh cửa sổ quán cà phê ở trung tâm Sài Gòn, đại dịch nổ ra ảnh hưởng toàn thế giới, thành phố phồn hoa cũng trở nên yên ắng hẳn. Sài Gòn buồn...