Đem thứ cây dân giã trồng làm cây cảnh, tết đến bán càng nhanh, cả làng ở Long An nhà nhà khá giả
Tận dụng đất trống trong vườn mai, anh Nguyễn Hữu Phước, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa ( tỉnh Long An) đã trồng 1.000 gốc hoa trang.
Mặc dù trồng với số lượng lớn nhưng anh Phước hầu như không mất công chăm sóc bởi đây là loại hoa trang rất dễ tính…
Từ một loại hoa dân dã, quen thuộc, những năm gần đây hoa trang trở thành xu hướng mới được người chơi hoa cảnh ưu chuộng. Nhờ đó, phong trào trồng hoa trang phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Hoa trang được xen canh trong vườn mai vàng ở xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
Tận dụng đất trống trong vườn mai, anh Nguyễn Hữu Phước – xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa đã trồng 1.000 gốc hoa trang.
Mặc dù trồng với số lượng lớn nhưng anh Phước hầu như không mất công chăm sóc bởi đây là loại hoa rất dễ tính, có thể sống trên nhiều nền đất khác nhau, chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, và gần như không cần phân thuốc.
Đặc biệt, vườn trang nhà anh Phước có dáng tròn đều, cành nhánh xum xuê và cho hoa rất đẹp, đa dạng về màu sắc như cam, vàng, đỏ, hồng phấn, trắng,….Mỗi ngày, khu vườn rộng lớn này đều có hàng vạn bông hoa khoe sắc rực rỡ suốt quanh năm.
Video đang HOT
Cây trang phát triển tốt và đã “có giá” sau hơn hai năm đồng hành cùng cây mai vàng trong vườn
Nếu cây phát triển tốt, sau 2 năm trồng, hoa trang đã có thể bán. Thương lái đến tận vườn thu mua với giá khá cao, từ 250 đến 300 ngàn đồng/cây.
Anh Nguyễn Hữu Phước, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An): “Mình thấy khoảng trống của đất mình bỏ trống để cỏ lên thì uổng nên xen canh vô để lấy ngắn nuôi dài bán được nhiêu hay nhiêu, mình bán trang trước rồi bán mai sau. Trồng mai thì bón phân, thuốc cũng nhiều cũng trôi ra xung quanh, bây giờ trồng xen cây trang vô không để thất thoát nguồn phân, thuốc. Thị trường bông trang thì hiện nay rất là hút, làm thấy nó rất đạt hiệu quả”.
Nhiều giống trang mới đua nhau khoe sắc…
Cùng với hoa mai, phong trào trồng hoa trang phát triển mạnh tại Tân Tây trong những năm gần đây tạo thành khu vực trồng hoa kiểng rộng lớn được nhiều thương lái biết tiếng và tìm đến đặt hàng nên người dân rất yên tâm về đầu ra.
Hộ nào trồng ít cũng vài trăm gốc, hộ trồng nhiều lên đến cả ngàn gốc hoa trang với thu nhập mỗi năm từ vài chục triệu, thậm chí đến cả trăm triệu, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Trước sức hút của thị trường, một số nhà vườn tại đây còn nhân giống cây trang để cung ứng nguồn cây giống cho người địa phương. Hoa được nhân giống đơn giản bằng cách giâm cành hoặc chiết cành.
Một số nhà vườn đã bắt đầu sản xuất cây trang giống cung cấp cho thị trường
Bà Trần Thị Ư, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, người cũng khá tâm đắc với cây hoa trang cho biết: “250.000 đồng/1 gốc trồng hơn hai năm vầy nè. Trang này trồng dễ lắm, dễ chăm sóc hơn mai, chỉ cần ghim là sống”.
Trong khi đó ông Nguyễn Văn Định, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa nói: “Bây giờ phong trào bông trang đại trà ở địa phương, thương lái các nơi lại đây coi được giá các anh đem ghe, đem xe lại bứng hết luôn, không có đủ mà bán”.
Từ một loại cây khá bình dân, cây trang đã trở nên quí phái trong vài năm gần đây.
Những gốc trang mộc mạc sau khi được thương lái mua về, qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân sinh vật cảnh đã “biến hóa” thành các con vật có hồn, thành những tác phẩm bonsai nghệ thuật độc đáo, có giá trị cao được nhiều người chơi cây cảnh săn tìm.
Hoa trang vừa mang ý nghĩa phong thuỷ, vừa làm thuốc lại nổi bật với những chùm hoa rực rỡ, bung nở quanh năm. Nhờ đó, nghề trồng hoa trang phát triển mạnh tại nhiều địa phương trong tỉnh Long An, vừa góp thêm sắc hoa làm đẹp cho đời, vừa làm giàu cho người dân.
Tại sao diện tích những loại cây này ở Đồng Nai đột ngột sụt giảm?
Nông dân Đồng Nai đã chuyển đổi cây trồng khiến diện tích cây lương thực và cây lâu năm giảm dần so với cùng kỳ năm trước.
Theo Cục Thống kê Đồng Nai, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của tỉnh năm 2021 đạt 144.783 ha, giảm 3.743 ha so với cùng kỳ.
Diện tích trồng lúa tại Đồng Nai giảm so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Tuệ Mẫn
Diện tích trồng lúa trên địa bàn tỉnh năm 2021 cũng giảm do quy hoạch các công trình xây dựng, phát triển khu đô thị, cầu đường, trường học...
Ngoài ra còn có một phần nguyên nhân do chuyển đổi sang trồng các loại cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao như bưởi, mít, cam...
Bên cạnh đó, năm 2021 Đồng Nai cũng giảm các loại cây lương thực khác, tăng rau và củ có bột.
Năng suất các loại cây lương thực trên địa bàn tỉnh đang tăng dần hàng năm do nông dân bắt đầu áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, hướng đến giảm diện tích nhưng tăng năng suất.
Trong đó, năng suất lúa đạt 58,18 tạ/ha, tăng 0,68 tạ/ha so với cùng kỳ; khoai lang đạt 153,94 tạ/ha; mía 699 tạ/ha; đậu phộng đạt 24,51 tạ/ha.
Tương tự, tổng diện tích cây lâu năm hiện đang ở mức 169.608 ha, giảm hơn 463 ha so với cùng kỳ.
"Nguyên nhân diện tích cây lâu năm giảm là do nông dân chuyển đổi từ một số diện tích cây cà phê, cao su già cỗi sang cây ăn trái. Nông dân tăng diện tích cây ăn trái chủ yếu ở các huyện Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu và Cẩm Mỹ (Đồng Nai)", ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Thống kê Đồng Nai cho biết.
Cũng theo ông Tuấn, năm 2021 do dịch Covid-19 nên ngành nông nghiệp của địa phương cùng nhiều lĩnh vực khác đã gặp nhiều khó khăn. Hiện, các đơn vị đang cố gắng thích ứng an toàn trở lại và dần phục hồi sản xuất.
Bình Dương: Nuôi đàn con tai dài cho ăn lá thuốc, thiên hạ bán 100.000 đồng/ký, anh trai làng bán tới 150.000 đồng/ký Mô hình "Nuôi dê thịt bằng cây dược liệu" của Nguyễn Viết Dũng, sinh viên năm 4 trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) đã cho hiệu quả kinh tế cao gấp rưỡi so với cách nuôi thông thường. Bằng niềm tin, khát vọng của tuổi trẻ, Nguyễn Viết Dũng, huyện Bàu Bàng (Bình Dương) đã khởi nghiệp thành công với mô...