Đêm tân hôn trong căn phòng 10 m2 của cô dâu phố cổ
Không ít người dân ở phố cổ than rằng, cuộc sống của họ quá khổ cực, vì nhà chật, lối ngõ nhỏ lại sâu, cầu thang thì ọp ẹp, tường nhà tróc lở.
Đêm tân hôn trong căn phòng 10 m2 của cô dâu phố cổ
10 m2, 3 manh chiếu và 3 cặp vợ chồng
Tuy không phải người Hà Nội gốc, nhưng trước khi lấy chồng, chị Diệp (phường Hàng Đào – Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng đã sống và làm việc ở Hà Nội được gần 5 năm. Vì thế, ít nhiều, chị cũng đã nghe kể về cuộc sống của những người dân phố cổ. Tuy nhiên, khi quyết định lấy chồng phố cổ, chị mới biết, cuộc sống ở đây khổ cực và nhất là chuyện vợ chồng thì trái ngang hơn chị nghĩ rất nhiều.
Chị Diệp kể: “Trước khi mình về làm dâu. Căn nhà vỏn vọn 10 m2 là nơi sinh sống của 6 người nhà chồng, bao gồm chồng, bố mẹ chồng, gia đình anh chồng với 1 đứa con lên 5. Khi đó, căn phòng được kê 2 tấm phản dài có ri-đô che, 1 tấm là chỗ ngủ của gia đình anh chồng, 1 là của bố mẹ chồng. Còn bên dưới trải chiếu là chỗ ngủ của chồng mình.
Khi cưới mình về, chiếc phản và ri-đô được rời đi để tạo độ thông thoáng cho căn phòng. Thay vào đó là 3 manh chiếu cho 3 cặp vợ chồng và không hề có ri-đô ngăn cách”.
Vì thế, đối với chuyện chăn gối vợ chồng, ai tiết kiệm được chút tiền thì ra nhà nghỉ, hoặc không thì tranh thủ lúc mọi người đi vắng để “hành sự”.
“Chính vì không có không gian riêng nên cặp vợ chồng nào cũng có tâm lý tranh thủ, vì thế mới có chuyện xảy ra khiến mình ngượng với bố mẹ suốt một thời gian dài” – chị Diệp kể. Chị Diệp cho biết, hôm đó, chị đi làm, nhưng công ty mất điện nên toàn bộ nhân viên được nghỉ một buổi chiều.
“Mình trở về nhà bất ngờ thì bắt gặp bố mẹ chồng đang “vui vẻ” trong tình trạng mát mẻ hết sức có thể. Thấy con dâu, 2 ông bà kéo vội cái chăn để trùm lên người, còn mình thì mặt đỏ tía tai, ôm túi bỏ chạy. Từ đó, cứ giáp mặt với bố mẹ chồng là mình lại ngượng. Và phải mất đến nửa năm, mình mới sống và nói chuyện bình thường được với bố mẹ.
Đối với các cặp vợ chồng mới cưới, có được một tấm vách ngăn, và 1 tấm ri-đô che chắn cho chiếc giường trở nên kín đáo là niềm mơ ước của không ít người ở phố cổ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vụ bắt gặp cảnh nóng của bố mẹ chồng vừa trôi vào quên lãng thì mình lại dính vào vụ ôm nhầm ông anh chồng. Chuyện này kể ra cứ tưởng chuyện đùa nhưng đúng là như thế. Vì bình thường cả nhà vẫn ngủ chung dưới nền nhà. “Anh chồng và chồng mình nằm cạnh nhau, mình nằm cạnh chồng, nhưng hôm đó, chồng mình dậy sớm đi lấy hàng từ lúc nào mình cũng không biết, gần sáng, mình quay sang ôm chồng ngủ ngon lành. Khi giật mình tỉnh dậy mới hốt hoảng phát hiện ra mình đang ôm anh chồng. May mà khi đó, cả nhà đang ngủ ngon nên không ai biết”, chị Diệp tiết lộ.
Cưới xong, nhà ai người nấy ngủ
Cùng là dân phố cổ, hiểu được cảnh sống chật chội khổ sở của nhau. Nhưng vì tình yêu nên chị Thúy và anh Hải vẫn quyết định kết hôn.
Tuy nhiên, vì diện tích nhà anh Hải chỉ vẻn vẹn 8 m2, thêm chị Thúy về sống là 7 người nên rất chật chội. Bếp nấu ăn của gia đình phải đặt sâu trong hốc tường khoét trộm với độ cao chỉ vừa vặn một nồi nấu.
Chị Thúy kể, khi nấu ăn, chị chỉ cho đũa vào đảo chứ không nhìn thấy thức ăn trong nồi, vì thế, chị cứ xào nấu thức ăn theo thói quen rồi đoán mò xem thức ăn đã chín hay chưa để bê ra.
Còn chỗ ngủ thì khỏi phải nói, từ khi có chị Thúy về sống chung, căn phòng càng trở nên ngột ngạt. Đến mức, không đủ oxy để thở cho cả gia đình. Vì thế, đêm nào bố mẹ chồng chị cũng phải lang thang ra ngoài đường để hít thở chút không khí.
Đã vậy, trên vách ngăn giữa nhà chị và nhà ông bác ruột, những đứa trẻ lại đục một lỗ to bằng 2 ngón tay. Lỗ hổng này lại chiếu thẳng vào chỗ chị và chồng nằm ngủ nên khi bị những đứa trẻ kể vanh vách về chuyện chăn gối vụng trộm của 2 vợ chồng, chị ngượng đến tím cả mặt.
Vì thế, sau khi bàn đi tính lại, vợ chồng chị đi đến quyết định, tối đến chị Thúy sẽ về nhà của bố mẹ mình cách đó vài con phố để ngủ rồi sáng ra đi làm. Bữa ăn thì về nấu nướng và ăn cơm với gia đình chồng.
Câu chuyện tưởng như đùa này được vợ chồng chị Thúy duy trì đến 2 năm. Sau đó, khi đã có chút kinh tế, chị Thúy và chồng mới tự thuê nhà ra nơi khác để sống. Đến khi bố chồng mất đi, anh chị chồng mua được nhà mới, anh chị lại chuyển về ngôi nhà 8m2 của mẹ chồng để sống và sinh con nhưng cũng chỉ dám sinh 1 đứa.
Chị bảo, vì nhà chật, không có chỗ ở nên chị chẳng dám sinh, cứ kế hoạch mãi. Đến lúc mọi người giục giã quá nhiều, và công việc của vợ chồng đã có thu nhập ổn định, chị mới dám sinh. Tuy nhiên, cũng chỉ dám sinh 1 đứa. Bây giờ cháu đã 8 tuổi.
“Cách đây vài năm, mình cũng có bầu cháu thứ 2, nhưng, nghĩ đến nơi ăn chốn ở chật chội, mình lại phải bỏ cái thai đi” – chị Thúy ngậm ngùi kể.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Theo Xahoi
Người đàn ông "gà trống nuôi con" trong căn nhà bằng "bao diêm" giữa lòng Hà Nội
Những giọt mồ hôi lăn dài trên trán anh Hoàng Văn Xuân khi loay hoay trong căn nhà chưa đầy 5m2 ở ngõ 44 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Người đàn ông 51 tuổi sống cảnh "gà trống nuôi con" đã và đang chống chọi với sự hà khắc của cả thời tiết và số phận để nuôi dạy cậu con trai năm nay 17 tuổi trong căn nhà hình "bao diêm" giữa lòng phố cổ.
Anh Xuân loay hoay "chui" vào căn nhà rộng chưa đầy 5m2 của mình. Ảnh: Thành An.
Nhà "bao diêm"
Đi vào con ngõ nhỏ với thứ ánh sáng lờ mờ của buổi chiều sắp mưa giông, khá khó khăn chúng tôi mới "định vị" được đâu là nhà của anh Hoàng Văn Xuân.
Bước lên mấy bậc thang bằng sắt đã hoen gỉ, tôi cảm tưởng như mình đang chui từ dưới giếng lên trên mặt đất. Lối vào nhà anh Xuân cả hình dạng lẫn kích thước thực sự chẳng khác gì một cái miệng giếng hình chữ nhật.
Khi chuẩn bị lên nhà anh, chúng tôi đã được chủ nhà cảnh báo "cẩn thận cộc đầu vào trần nhà". Có sẵn chiếc thước may, anh tỉ mỉ đo đạc cho chúng tôi xem kích thước căn nhà. Kết quả là trần nhà chỉ cao chưa đầy 1,2m, còn chiều dài và chiều rộng đều xấp xỉ 1,9m. Anh vừa đo vừa cười bảo: "Nếu là nhà thì phải đứng được dậy, đằng này chẳng khác gì cái bao diêm".
Lối lên nhà anh Xuân chẳng khác gì cái miệng giếng. Ảnh: Thành An.
Mặc dù khi chúng tôi vào thăm nhà trời bắt đầu đổ mưa xối xả, nhưng dường như bao nhiêu nước mưa cũng chẳng thể làm dịu cái nóng nực trong căn nhà chưa đầy 5m2 của anh Xuân. Anh tâm sự: "Bình thường, nếu không bật quạt, nhiệt độ trong phòng không dưới 39 độ. Dù trời mưa mát nhưng hễ tắt quạt đi là mồ hôi chảy ròng ròng".
Diện tích nhà chẳng đáng là bao nên hai bố con phải cố gắng sắp xếp sao cho tiết kiệm tối đa diện tích. Anh Xuân bảo, nhà chật chội nên bàn học cho con chẳng có, đến cái bàn gấp anh cũng chẳng dám sắm vì không biết để đâu, cả chiếc quạt treo tường anh cũng tháo bỏ lồng để rộng được chút nào hay chút ấy.
Lấy tay áo lau mồ hôi trên mặt, trên trán, anh Xuân ngước nhìn lên trần nhà chỉ cho chúng tôi những vết nứt, vết bong tróc mà không ít lần bố con anh đã bị những mảng vôi vữa rơi xuống đầu. Anh Xuân kể, trần, tường nhà đều mốc meo, hôm nào mưa gió là nước ngấm theo vết nứt vào quần áo, chăn màn cũng mốc cả.
Nhìn quanh căn nhà đã sống suốt gần 20 năm qua, anh Xuân lắc đầu ngao ngán rồi nói: "Cứ mùa hè đến là không muốn về nhà, chỉ lo con nghỉ hè rồi cho nó đi đâu để tránh nóng".
Gà trống nuôi con
Trong căn nhà hình bao diêm vừa ẩm ướt vừa nóng nực ấy, anh Hoàng Văn Xuân đã sống cảnh "gà trống nuôi con" suốt 3 năm qua cùng cậu con trai 17 tuổi là cháu Hoàng Xuân Thủy, đang học trườngTHPT Dân lập Văn Hiến.
Anh tâm sự, sống với nhau được 17 năm thì vợ anh đi theo người đàn ông khác, để lại anh một mình vò võ nuôi cậu con trai khi đó 14 tuổi. Anh chua chát nói: "Bố mẹ cãi nhau, bỏ nhau nhưng con nó có tội tình gì đâu mà mẹ nó không bao giờ gọi điện thăm hỏi con ăn uống, học hành thế nào".
Ngày ngày, cứ khoảng 6 giờ sáng là anh Xuân rời căn nhà chật chội ra phố chờ khách gọi chạy xe. Công việc như "câu cá", lúc được lúc không, anh bảo, mỗi ngày trừ chi tiêu ăn uống, xăng xe chỉ để ra được khoảng 50.000 đồng. Tiền làm ra chẳng đủ để lo cho cuộc sống của hai bố con, nhất là cậu con trai còn đang tuổi ăn học.
Theo lời của người đàn ông này, con trai anh từ khi đi học đều phải đi bộ đến trường vì không có tiền mua xe đạp. Anh cũng chẳng cho con đi học thêm như bạn bè cùng trang lứa vì "biết kiếm đâu ra".
Những lúc rảnh rỗi anh Xuân lại lấy ảnh con trai ra ngắm rồi gọi điện hỏi thăm con. Ảnh: Thành An.
Cảnh "gà trống nuôi con" nhọc nhằn, có khi 2-3 ngày bố con chẳng nấu một bữa cơm, một phần vì công việc chạy xe không ổn định giờ giấc, thêm nữa cũng bởi cứ vào nhà là mồ hôi chảy ròng ròng nên hai bố con lại ngậm ngùi ăn cơm bụi.
Thiếu vắng bàn tay người vợ, người mẹ, không chỉ việc ăn uống mà việc chăm lo sức khỏe của hai bố con đều không được đến nơi đến chốn. Anh Xuân kể, thời gian vừa rồi có dịch sởi, chẳng ngờ cậu con trai bị lây bệnh rồi lây sang cả anh. Hai bố con chỉ biết mình ốm với nhau vì hàng xóm sợ lây bệnh không dám hỏi han.
Thương con thiếu thốn tình cảm, sự chăm sóc của mẹ, cũng không có điều kiện vật chất đủ đầy như bạn bè cùng trang lứa, anh Xuân luôn cố gắng bù đắp tình cảm cho con. Dù ngày nào bố con cũng gặp nhau nhưng mỗi khi không có việc, anh Xuân thường lấy mấy tấm ảnh của con để cùng giấy tờ xe trong cốp xe đã khá nhàu ra ngắm rồi lại gọi điện hỏi thăm con.
Với anh Xuân, trong cuộc sống nhiều ngang trái và muôn phần khó khăn, anh chỉ có cậu con trai làm niềm an ủi và động viên duy nhất. Mỗi lần nhắc đến con, anh lại bộc lộ niềm tự hào và niềm vui khôn xiết vì con trai ngoan ngoãn, lực học cũng khá và bởi những lời cậu con trai luôn nói với anh: "Con biết thân biết phận của mình rồi, bố không phải lo cho con. Con là con trai lớn rồi nên tự biết phải làm gì không để bố phải hổ thẹn".
Theo Laodong
Giãn dân phố cổ Hà Nội: Mừng-lo trước cuộc "đại di dời" Không ai khác, người dân phố cổ Hà Nội là đối tượng chính thụ hưởng lợi ích của cuộc "đại di dời". Phố cổ Hà Nội người đông, khách du lịch nhiều, chỉ cần chỗ ngồi nho nhỏ ở vỉa hè có thể kiếm tiền dễ hơn rất nhiều so với nơi khác. (Nguồn: Vietnam ) Thay vì phải sống trong những căn...