Đêm tân hôn, mẹ chồng đứng ngoài cửa làm “đạo diễn”
Vì muốn có cháu trai đầu lòng cho “chắc ăn”, mẹ chồng tôi đã đứng ngoài cửa “chỉ đạo” vợ chồng tôi ngay trong đêm tân hôn.
Đêm tân hôn, cũng là một đêm đầy nước mắt của tôi (Ảnh minh họa)
Chúng tôi cưới nhau khi anh đã gần 40 tuổi, còn tôi cũng đã ngoài 30. Tôi và anh là bạn học từ thuở thiếu thời, lên cấp 3, chúng tôi yêu nhau rồi quyết tâm cùng đi du học Pháp. Ban đầu, chúng tôi chỉ định học đại học, nhưng sau đó, chúng tôi đã ở lại thêm vài năm để lấy bằng thạc sỹ và tìm được công việc khá ổn định, chúng tôi đã có thể định cư tại Pháp.
Trong suốt thời gian sống tại nước ngoài, chúng tôi đã dọn tới ở cùng nhau trong một căn phòng trọ, để tiết kiệm chi phí, và cũng để được gần gũi với nhau hơn. Tuy nhiên, vì lúc đó còn là sinh viên, tất cả chi phí sinh hoạt và học tập của chúng tôi vẫn do bố mẹ chu cấp và phụ thuộc cả vào khoản tiền làm thêm ngoài giờ. Kinh tế của chúng tôi lúc ấy khá eo hẹp, nên không thể tính tới chuyện có con.
Đến khi đã tìm được công việc, chúng tôi mới nghĩ tới việc phải tổ chức một đám cưới cho đàng hoàng, vả lại, ở quê nhà, hai gia đình chúng tôi cũng đã thúc giục.
Bay về Việt Nam để làm đám cưới, tôi thấy mẹ chồng mình tỏ ra khá lo lắng khi bà cho rằng, tôi và anh đều đã nhiều tuổi, phải ngay lập tức có con. Thêm nữa, anh lại là con trai trưởng trong gia đình, nên mẹ chồng tôi rất muốn có cháu đích tôn, bà mong con đầu lòng của chúng tôi sẽ là con trai.
Nhưng mẹ chồng tôi không dừng lại ở mong muốn. Vốn là một người phụ nữ quyết đoán và là “nội tướng” trong gia đình, mẹ chồng tôi kiên quyết biến điều đó thành hiện thực.
Video đang HOT
Bà bắt chúng tôi về nước trước cả tháng trời chỉ để thực hiện một quá trình trị liệu nghiêm ngặt, bao gồm cả ăn uống và sinh hoạt.
Thì ra, mẹ chồng tôi đã bỏ rất nhiều thời gian, công sức đi tìm bác sĩ giỏi và nhờ họ tư vấn để vợ chồng tôi có thể sinh con trai ngay trong năm đầu tiên. Muốn như vậy, hai chúng tôi đều phải có sự chuẩn bị về thể lực.
Hàng ngày, mẹ chồng bắt chúng tôi uống thuốc đều đặn, ăn các món ăn bổ dưỡng và tốt cho việc sinh con trai, đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chồng tôi là một người con hiếu thảo, vả lại, anh xa nhà đã lâu nên hết sức muốn chiều lòng mẹ. Với anh, mẹ là người quan trọng nhất trong cuộc đời, nên anh chấp nhận làm mọi điều để bà vui.
Sống với nhau đã lâu, tôi rất hiểu tính cách và suy nghĩ của chồng mình. Cho nên dù không hề cảm thấy thoải mái với hành động của mẹ chồng, nhưng tôi vẫn im lặng làm theo sự chỉ bảo của bà, chỉ để chồng tôi không phải khó xử.
Trong suốt thời gian đó, để đảm bảo tôi có thể sinh được con trai, mẹ chồng bắt chúng tôi không được ở gần nhau, mỗi đứa phải ngủ riêng một phòng. Và tất nhiên, lúc nào mẹ chồng tôi cũng giám sát chúng tôi rất chặt chẽ. Tôi cảm thấy vô cùng bức bối, nhưng vẫn cố chịu đựng, vì biết bà cũng chỉ có ý tốt thôi.
Nhưng cuối cùng, điều khủng khiếp nhất đã xảy ra, đó là vào đêm tân hôn của chúng tôi. Sau suốt hơn 1 tháng trời, tôi và chồng mình mới được ở chung phòng với nhau, khỏi phải nói, chúng tôi đã hồi hộp và chờ đợi giây phút ấy đến thế nào, vậy mà mẹ chồng tôi vẫn không chịu buông tha.
Khi chúng tôi ở trong phòng, bà đứng ngoài, tai áp sát cánh cửa và không ngừng “chỉ đạo” chúng tôi phải làm thế nào, từ tư thế ra sao, thời điểm nào mới được bắt đầu và chỉ được “yêu” trong thời gian bao lâu…
Đến nước này, tôi không tài nào chịu nổi. Tôi vùng ra khỏi phòng, khóc nức nở, mặc cho mẹ chồng và chồng mình hết sức bàng hoàng trước phản ứng mà họ cho rằng có phần “thái quá” của tôi. Nếu mẹ chồng tôi muốn có cháu trai, với cách làm ấy, có lẽ bà nên tìm một cô con dâu khác!
Theo Iblog
Dễ mất người yêu nếu mải xem điện thoại
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra việc tập trung vào điện thoại, phớt lờ người đối diện sẽ hủy hoại mối quan hệ của bạn.
Điện thoại là "người thứ 3" phá hủy mối quan hệ của bạn. Ảnh: msn.
"Phubbing" là một từ tiếng Anh mới, xuất phát từ hai chữ phone snubbing, có nghĩa là "phớt lờ một ai đó trong giao tiếp xã hội, tập trung hết sự chú ý vào điện thoại di động thay vì người đối diện". Đã có những nghiên cứu chỉ ra có tới 97% người được hỏi nói họ thấy thức ăn tệ hơn khi đi ăn cùng một kẻ "phubbing".
Trong nghiên cứu mới của Đại học Baylor (Texas, Mỹ)đã chỉ ra "phubbing" thực sự gây tổn hại mối quan hệ và làm cho người kia chán nản. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát gần 500 người trưởng thành, trong đó làm rõ "phubbing" là "mức độ sử dụng hoặc bị phân tâm bởi điện thoại di động khi hai người yêu nhau đang ở bên nhau".
"Chúng tôi đã phát hiện ra trong một mối quan hệ tình cảm, nếu một người nhận thức được đối tác của họ đang vùi đầu vào điện thoại, thì sẽ tạo ra mâu thuẫn và giảm mức độ hài lòng về nhau", tiến sĩ James A. Roberts, người đứng đầu nghiên cứu cho biết. Theo ông, sự suy giảm hài lòng trong mối quan hệ, tiếp đó sẽ dẫn đến giảm mức độ hài lòng với cuộc sống và cuối cùng là gia tăng sự không hài lòng về nhau.
Một vài hành vi khiến một người bực bội khi người kia chú tâm vào điện thoại quá nhiều:
- Đặt điện thoại ở nơi dễ nhìn thấy khi hai người đang ở bên nhau.
- Anh ấy/cô ấy luôn cầm điện thoại trên tay khi hai người bên nhau.
- Liếc nhìn điện thoại liên tục khi hai người đang nói chuyện.
- Nếu có một khoảng thời gian yên tĩnh khi hai người trò chuyện, thì đối tác sẽ kiểm tra điện thoại của mình...
Bao nhiêu trong số những điều trên có trong mối quan hệ của bạn? Trong nghiên cứu, 46,3% người được hỏi cảm thấy bị phớt lờ, 22,6% nói việc này gây ra xung đột giữa họ, 36,6% cho biết họ bực bội, trầm cảm vì hành động này của đối tác và 32% cho biết không thấy chuyện này có ảnh hưởng gì (điều này có nghĩa 68% số được hỏi thấy việc dùng điện thoại khi ở bên nhau là có vấn đề).
"Trong tương tác hàng ngày, mọi người thường cho rằng điện thoại không gây nhiều phiền nhiễu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng thời gian hai vợ chồng ở bên nhau mà thường xuyên bị gián đoạn bởi điện thoại sẽ làm suy giảm mức độ hài lòng của hai người về nhau và tiếp đến là mối quan hệ của họ", tiến sĩ David Meredith, đồng tác giả nghiên cứu cho biết thêm.
Trừ trường hợp cả hai người thấy việc này không vấn đề gì, còn nếu không hai bạn nên nói chuyện với nhau để điện thoại không là tác nhân làm xấu mối quan hệ của hai người.
"Đây là điều bạn không chú ý nhưng quả thật điện thoại có thể làm suy giảm nền tảng hạnh phúc gia đình. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn, khi ở bên một người quan trọng, đừng để điện thoại làm gián đoạn và khiến đối tác có ác cảm", David nói thêm.
Theo VNE
Vợ ơi, đừng ly hôn nhé! Tôi nằm xuống và cố nhắm mắt ngủ, nhưng nước mắt cứ rơi khiến tôi không sao ngủ được. Một lát sau anh quay người sang ôm tôi và nhẹ nhàng hôn lên những giọt nước mắt của của tôi. Ảnh minh hoạ. Vợ chồng dẫu biết là sẽ có lúc cãi vã lẫn nhau, nhưng chuyện chồng đâm vợ sau lưng mà...