Đêm tân hôn đầy nước mắt của gái nghèo
Lấy chồng, những tưởng sẽ có những tháng ngày hạnh phúc và một đêm tân hôn vui vẻ bên chồng, ai ngờ, chị gặp phải một tấn bi kịch của cuộc đời.
Đó là nỗi đau khổ vô bờ bến ngay trong ngày chị trở thành cô dâu, làm vợ của anh, người đàn ông yêu thương chị tha thiết.
Chị yêu anh 2 năm thì tính chuyện cưới xin, về nhà anh ra mắt. Ngay từ đầu, bố mẹ anh đã không đồng ý chị vì gia đình hai nhà không môn đăng hộ đối. Nhưng vì anh yêu chị, quyết tâm lấy chị, chiến đấu với gia đình chồng gần 1 năm trời, cuối cùng, chị cũng được đồng ý. Đám cưới của chị tổ chức to nhất làng, phần vì nhà trai thích làm rầm rộ để ra oai với thiên hạ, phần vì, chồng chị cũng không muốn chị bị thiệt thòi. Nhưng ý đồ của chồng chị và gia đình chồng chị hoàn toàn khác nhau. Chỉ có chị hiểu điều đó, còn anh, có thể anh không hiểu hoặc cố tình không hiểu.
2 năm yêu anh, chị đã phải nếm trải rất nhiều điều tiếng. Đến bây giờ, có lẽ, gia đình anh cũng không đồng ý chị, nhưng vì bản thân, vì người yêu, chị chấp nhận cảnh này. Chỉ còn hi vọng, sau khi về làm dâu, chị và gia đình chồng sẽ hiểu nhau hơn. Hi vọng, họ sẽ hiểu tấm chân tình của chị và chấp nhận chị như người trong nhà. Dù gì thì, tình cảm gắn bó giữa hai người cũng không thể nói thôi là thôi được. Chị phó mặc cho số phận.
Anh là chàng trai con nhà giàu lại là người thành phố nên tất nhiên, bố mẹ anh sẽ không ưng chị, chỉ vì lý do là chị không môn đăng hộ đối và không đạt tiêu chí con dâu của họ. Chị cũng sợ lắm, sợ bước chân vào nhà giàu và một khi người ta đã coi thường mình thì chẳng thể nào cứu vãn được.
Video đang HOT
2 năm yêu anh, chị đã phải nếm trải rất nhiều điều tiếng. Đến bây giờ, có lẽ, gia đình anh cũng không đồng ý chị, nhưng vì bản thân, vì người yêu, chị chấp nhận cảnh này.
Hôm về làm dâu, sau khi mọi việc xong xuôi, chị phải lao ngay vào việc dọn dẹp. Một mình chị bao nhiêu việc, còn người nhà anh thì kiếm cớ mệt, cứ ngồi đó nghỉ ngơi rồi tám chuyện. Chị chẳng lẽ không mệt, nhưng nào có ai giúp gì chị đâu. Họ cho rằng, con dâu mới phải làm việc đó là đúng. Nhưng, chị vừa mới tiếp khách bao nhiêu, đi một chặng đường dài lại dọn dẹp như thế thì sức nào chịu được. Nhưng không ai nói với chị một câu, không ai bảo chị nghỉ ngơi, tất cả cứ để chị dọn cho đến khi kiệt sức.
Đêm tân hôn tưởng chừng hạnh phúc của chị lại biến thành một đêm đầy nước mắt. Mẹ chồng chị lên tận phòng gõ cửa, bảo hai đứa chị xuống đếm phong bì. Đếm được bao nhiêu thì mẹ chị bảo, đưa cho mẹ cầm, rồi sau này hai đứa thích tiêu thì hỏi mẹ. Nhưng rồi, mẹ chị lại hỏi đến chuyện của hồi môn. Mẹ chồng bảo sao không thấy gia đình chị cho vàng bạc gì cả, cũng không thấy ai trao vàng trong ngày cưới. Chỉ có nhà chồng là trao vàng, còn nhà chị thì chẳng thấy đâu.
Mẹ chị bảo, &’biết ngay là cái nghèo nó ló ra, không có thì cũng nên đi vay mượn hay kiếm chác đâu đó để làm mát mặt nhà chồng chứ ai lại làm ăn thế, người ta cười vào mặt’. Nghe mẹ chị nói, chị phiền lòng lắm. Chị giải thích rằng, nhà chị điều kiện khó khăn, bố mẹ cũng không có nên chị cũng không muốn nhận của bố mẹ. Thế là mẹ chồng chị bĩu môi dài bảo: “Biết khó khăn lại còn đòi trèo cao”.
Cả đêm ấy, đêm tân hôn của chị và anh, chị không ngủ, mặc cho anh động viên, an ủi chị. Anh không dám nói lại mẹ anh lời nào, đó là tín hiệu xấu, báo hiệu cuộc hôn nhân không hạnh phúc của chị nếu chị cứ sống chung cái nhà này. Một gia đình như thế, làm sao chị có thể hạnh phúc được. Một gia đình mà bao nhiêu người đều coi thường chị, đến chồng cũng không có tiếng nói thì chị vui vẻ làm sao. Chị khóc hết nước mắt cho đêm tân hôn, chị xót xa cho phận mình.
Không biết, quyết định lấy anh có đúng không nhưng bây giờ chị đã thấy hoang mang lắm rồi. Chỉ còn hi vọng ở nơi chồng, mong sao, chồng chị tâm lý và thương yêu chị, như thế, chị mới có động lực để tiếp tục sống tốt hơn trong gia đình đầy khắc nghiệt này…
Theo VNE
Mỹ nỗ lực cứu vãn tiến trình hòa bình Trung Đông
Mỹ đã cảnh báo Israel và Palestin cần kiềm chế các hành động leo thang căng thẳng. Lời cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh Israel và Palestine tiến hành một loạt những hành động mang tính thách thức lẫn nhau hồi tuần trước, khiến cho tiến trình hòa bình Trung Đông càng chìm sâu vào bế tắc.
Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Mỹ sẽ có cuộc thảo luận với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng vào ngày 8/4, với trọng tâm là tiến trình hòa bình Trung Đông.
Phát biểu với báo giới ngày 7/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết các đại diện của Palestine và Israel cùng Mỹ đã có một buổi gặp mặt "nghiêm túc và xây dựng" về biện pháp nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng hiện nay. Trước đó, hôm 28/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông bao se không trả tự do cho nhóm 26 tu nhân Palestine cuối cùng nếu Palestine từ chối kéo dài các cuộc đàm phán qua thời hạn chót vào ngày 29/4 tới. Ngoài ra, Tel Aviv mời thầu xây dựng 700 đơn vị nhà ở vùng lân cận Jerusalem, vượt qua Giới tuyến Xanh. Đáp lại, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ký 15 hiệp ước quốc tế với tư cách nhà nước Palestine, động thái được cho là châm ngòi cho sự tức giận từ phía Mỹ và Israel.
Trước những hành động bất hợp tác của Israel và Palestine, hôm 4/4, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry - "kiến trúc sư" của tiến trình hoà bình Trung Đông hiện nay - cảnh báo sẽ giảm các nỗ lực hòa giải do những hành động không mang tính xây dựng từ cả Israel lẫn Palestine. Ông Kerry còn tuyên bố bây giờ là thời điểm thích hợp để Washington đánh giá lại vai trò thực tế của mình trong tiến trình hòa bình Trung Đông. Giới phân tích cho rằng lời cảnh báo của Ngoại trưởng Mỹ là thông điệp rõ ràng về việc sự kiên nhẫn của Mỹ cũng có giới hạn và cả Israel lẫn Palestine đều cần phải quyết định xem liệu họ có muốn tiếp tục tiến trình đàm phán hòa bình không. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Washington sẽ tìm cách giảm nhẹ nguy cơ về tiến trình hòa bình bị sụp đổ và sẽ tiếp tục theo đuổi các nỗ lực cứu vãn.
Dưới sự thúc đẩy tích cực của Mỹ đặc biệt là Ngoại trưởng Kerry, tiến trình đàm phán hòa bình được khởi động lại từ tháng Bảy năm ngoái với khung thời gian là 9 tháng. Phía Palestine cho biết đã đưa ra điều kiện để kéo dài thời gian đàm phán ngoài thời hạn chót 29/4, theo đó, Israel phải có văn bản công nhận Nhà nước Palestine với các vùng lãnh thổ ở Bờ Tây, Dải Gaza với Đông Jerusalem là thủ đô. Trong khi đó, Tel Aviv khẳng định biên giới vùng Bờ Tây là vấn đề không thương lượng cũng như Đông Jerusalem là một phần của Israel. Những bất đồng sâu sắc này khiến cho dư luận nghi ngờ khả năng vòng đàm phán sẽ được nối lại trước thời hạn chót.
Theo TTXVN
Không muốn "gần" chồng nhà Có những phụ nữ không thích lên giường với chồng. Làm sao để chuyện tình dục của cặp vợ chồng nồng nàn trở lại? Ảnh minh họa: Internet Tôi vẫn có ham muốn, nhưng không thích lên giường với chồng. Tôi muốn cứu vãn cuộc hôn nhân vốn đầy trắc trở của mình, nhưng lại không muốn gần anh ấy hoặc để anh...