Đêm tân hôn có 1- 0 -2 của ông chồng ‘trâu già đòi gặm cỏ non’
Đêm tân hôn nghe hai con hì hục phát ra những âm thanh đó ông bà tủm tỉm cười: “Thế này chẳng mấy chốc mà có cháu bế ông à”. Nhưng sự thật thì…
Dương đã ngoài 30 mà vẫn chưa chịu lấy vợ, phần vì bận, phần vì đến tuổi này rồi anh rất ngại yêu và ngại cưa cẩm. Bố mẹ thì như ngồi trên đống lửa, ông bà suốt ngày nói: “Nhà được mỗi thằng con, to cao đẹp trai nghề nghiệp ổn định vậy mà ế. Mày làm mẹ nhục qua Dương à, năm nay mà không cưới vợ tao bắt mày mua nồi niêu xoong chảo ra nấu cơm riêng đấy”.
Dương nghe xong vừa thấy buồn cười vừa thấy ái ngại. Bao nhiêu cô gái đến bên Dương đều bị anh bơ hết, anh thấy chẳng có hứng thú gì với ai. Không hẳn vì anh chưa quên được tình cũ mà là chưa có ai khiến anh thấy rung động.
Tình trạng đó kéo dài cho đến khi Dương gặp Linh – 1 cô nàng 9x còn trẻ măng nhưng lại rất cá tính. Mỗi lần gặp nhau Linh đều kêu Dương bằng chú, Linh hồn nhiên suốt ngày kéo Dương đi ăn cùng. Kể từ ngày Linh vào cơ quan Dương thực tập, đời anh như tươi mới hẳn lên. Anh hứng thú đi làm và nghĩ đến Linh anh lại phì cười.
Cô ấy có thể đến cơ quan với 1 đôi giày 2 chiếc khác nhau, có hôm đang ngồi gõ máy tính mà ngủ gật ngon lành tất cả cũng chỉ vì thức cày phim ma. Linh giản dị hay nói nhí nhảnh đáng yêu nhưng cứ hễ giao việc là cô hoàn thành rất nhanh, rất tốt. Dường như Dương quen với sự có mặt của Linh bên cạnh, hôm nào cô bé không đến cơ quan là anh thấy buồn và lo lắng.
(Ảnh minh họa)
Sau 3 tháng kết thúc kỳ thực tập, lúc này Dương nhận ra mình đã yêu Linh. Anh lấy hết dũng khí để tỏ tình. Hôm đó hai người đi chơi vừa nghe Dương nói xong Linh liền phun hết nước ra người anh vì quá sốc:
- Sao … sao cơ, chú nói chú yêu cháu ư? Là yêu đương nam nữ ấy à? Ôi không thể nào.
Dương tiu nghỉu, nghệt mặt ra:
- Chú yêu cháu mà cháu phản ứng như vậy à, chú thấy bị tổn thương quá. Đã 4 năm rồi chú mới tỏ tình với 1 người con gái đó.
- À không ý cháu là… cháu cũng thích chú.
- Thật ư? Vậy cháu làm bạn gái chú nhé.
- Cũng được.
Cặp đôi đũa lệch này yêu nhau rõ là hài, yêu nhau đã lâu nhưng cả hai vẫn chú – cháu như trước. Ngày họ cưới nhau về, bố mẹ Dương mừng quá không ngủ được. Ông bà cứ tấm tắc khen:
- Con bé trẻ và dễ thương quá, nó còn kém thằng Dương mình đến cả chục tuổi. Thằng này thế mà khá.
Video đang HOT
- Con tôi mà lại.
- Thế nó chỉ là con ông chắc.
- Ừ thì con của cả bà nữa.
Câu nói chưa dứt thì ông bà đã nghe tiếng huỵch huỵch phòng bên:
- Em nhẹ thôi cẩn thận gãy giường bây giờ.
- Ôi thích quá, sướng thật đấy.
Ông bà ngơ ngác nhìn nhau sau lại tủm tỉm cười:
- Bọn này manh động thật hơn hẳn mình hồi xưa.
- Thế này chả mấy chốc mà có cháu bế ông ạ.
- Ừ, tôi cũng đang mong đây.
(Ảnh minh họa)
Trong căn phòng tân hôn, Linh đang đứng lên giường nhảy nhót vì cái nệm êm quá đã vậy ga giường cũng rất đẹp chứ đâu phải như ông bà nghĩ.
- Ơ thế em định nhún nhảy đến bao giờ, có định đi tắm không?
- Dạ em đi tắm ngay đây.
Vợ tắm vào thì thấy chồng nằm ngay ngắn trên giường sát mép tường.
- Sao anh căng thẳng thế, giường rộng sao không nằm cho thoải mái.
- Anh nhường phần em, anh nằm trong này để lỡ may bị em đạp cũng không rơi xuống nền nhà.
- Ha ha chồng biết điều ghê. Thế anh định đi ngủ mà không định động phòng à, hôm nay là tân hôn mà.
- Ừ có chứ, anh căng thẳng quá, lâu rồi máy móc chẳng hoạt động sợ em lại không hài lòng.
Linh tinh nghịch nói:
- Ôi ông già của tôi, ông đáng yêu quá. Anh cứ làm đại đi thôi, em cũng có biết gì đâu.
- Thật à.
- Vâng, mà chồng ơi, hay là tân hôn xong mình chơi 1 ván bài đi. Nếu ai thắng thì sẽ được bóp vai trong vòng 1 tuần.
- Nhưng anh mệt lắm.
- Mệt cũng phải chơi.
- Vợ với chả con, lên đây nào, động phòng thôi. Anh có làm gì không phải em bỏ qua cho anh nha.
- Rồi, anh cứ làm đi, nhưng nhẹ thôi.
- Đồng ý.
Cả đêm hai người hì hục cho đến 2 giờ sáng, Dương nhẹ nhàng loay hoay mãi, thần kinh căng thẳng cao độ. Ấy vậy mà lúc nhìn lên thì Linh đã ngủ khò khò từ khi nào rồi không hay. Hụt hẫng hơi giận dỗi Dương lẩm bẩm:
- Dời ạ, vợ với chả con, ngủ từ đời nào rồi, mình còn chưa xong việc. Thôi thì… đi ngủ đã, mệt quá.
Vậy là anh chị lăn ra ôm nhau ngủ, đêm tân hôn đứt đoạn đang làm thì bị bỏ dở. Mỗi lần nhắc đến Dương lại lườm Linh, còn Linh cười tít mắt. Linh toàn trêu chồng: “Trâu già gặm cỏ non sướng thế còn gì bằng, nhất chồng đấy”. Dương nghe thế liền gân cổ lên cãi: “Anh là hàng hiếm đấy, tưởng có được người chồng như anh mà dễ à”. Linh cười ngặt nghẽo: “Đúng vậy, hiếm quá, ế thì chả hiếm”.
Theo Một Thế Giới
Cũng có nhiều chị em hỏi tôi: "Nếu cứ bớt lửa mãi liệu bếp có tắt lạnh không?"
Để có một gia đình thực sự yên ấm, các ông chồng cũng cần hiểu việc "bớt lửa" không phải là việc riêng của các bà vợ. Đàn ông cũng phải biết kiềm chế cảm xúc, đừng tự cho rằng nổi nóng là đặc quyền của đàn ông...
ảnh minh họa
Tôi đã từng sống cạnh những gia đình ầm ĩ, sáng ra đã nghe tiếng quát tháo; nửa đêm yên tĩnh chợt giật mình bởi tiếng đổ vỡ, chửi bới nhau. Những gã đàn ông thô lỗ, cục cằn đã đành, ngay cả phụ nữ cũng chua ngoa không kém. Trong những trận cãi vã ấy, người vợ thường dùng lời trong khi người chồng luôn "thượng cẳng tay hạ cẳng chân". Tôi là người ngoài mà nhiều lần cũng tức phát điên khi nghe người vợ chửi bới dai dẳng.
Giá như họ bớt đi vài câu chắc đã không đến nỗi ăn đòn bầm giập, đồ đạc trong nhà sẽ không bị đập phá. Những người vợ khôn khéo luôn biết nên im lặng lúc nào. Các cụ vẫn dạy "chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê". Cách tốt nhất để kìm giữ cơn giận của người đàn ông là im lặng và lảng đi chỗ khác. Đừng dại đổ dầu vào lửa. Trong hôn nhân chuyện thắng thua không phải lúc nào cũng phân định rõ ràng. Im lặng chưa chắc thua, to tiếng đâu phải là thắng. Người khôn khéo là người biết kiềm chế và điều chỉnh thái độ cho phù hợp với hoàn cảnh.
Lần nào gặp nhau chị cũng bảo: "Tính chồng chị nóng như lửa, nhưng chị biết cách kềm lại". Tôi từng là hàng xóm của chị gần bốn năm, từng có nhiều dịp dùng bữa chung với vợ chồng chị, từng chứng kiến chồng chị mang cả chuyện thiên hạ về đổ lên đầu vợ con. Anh làm nhân viên kinh doanh, hàng ngày gặp gỡ rất nhiều khách hàng, mỗi người mỗi tính, không phải ai cũng đàng hoàng, dễ chịu. Anh phải kiềm chế để chiều lòng đủ loại khách hàng chẳng khác gì làm dâu trăm họ.
Đã vậy, áp lực công việc lớn, định mức doanh thu cao khiến anh phải vắt kiệt sức mỗi ngày mới hoàn thành nổi kế hoạch. Anh thường về nhà rất muộn, liên tục bận bịu với những cuộc điện thoại của khách hàng gọi đến bất kể giờ giấc. Nhiều khi ức chế dồn nén anh không biết làm cách nào giải tỏa, nên về nhà mà thấy không vừa lòng chuyện gì là anh quát tháo ầm ĩ để trút cơn bực dọc.
Ban đầu chị còn ấm ức cãi lại. Sau thấy chồng nóng, vợ cũng nóng chỉ càng làm không khí gia đình ngột ngạt, ảnh hưởng đến tâm lý con cái; thương con nên chị tự dặn mình nín nhịn mỗi lần chồng bực tức. Anh độc thoại một mình cũng chán, cơn giận lẳng lặng tự nguôi đi. Đợi lúc thích hợp chị mới dịu dàng nói chuyện đúng, sai với anh. Dù tính người khó thay đổi nhưng sau nhiều lần như thế anh cũng phần nào nhìn nhận tật xấu của mình.
Sau này, mỗi khi gặp stress trong công việc là anh ra một quán cà phê nào đó thật yên tĩnh ngồi cho đến khi thấy lòng dịu lại mới về nhà. Nhờ thế mà cửa nhà yên ổn hẳn. Theo các nhà tâm lý học, tính hay gây gổ, bực dọc của đàn ông là căn bệnh của một xã hội đang phát triển. Vì đàn ông phải gánh vác trách nhiệm gia đình, là trụ cột kinh tế, phải vất vả kiếm tiền để đảm bảo cuộc sống cho vợ con nên dẫn đến trạng thái mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng. Do vậy, người phụ nữ cần mềm mỏng, nhún nhường, biết cư xử tế nhị để cơm lành canh ngọt.
Tôi cho rằng, kỹ năng chèo chống gia đình qua những cơn sóng gió cũng là một phần quan trọng trong thiên chức làm vợ của người phụ nữ. Nhưng thực tế, không phải chị em nào cũng hiểu điều đó. Vẫn còn nhiều người thích đá thúng đụng nia, mỉa mai, chì chiết chồng con. Đàn ông sinh ra vốn không giỏi chịu đựng, nếu những thói xấu đó gặp đúng cơn tức giận của chồng thì người bị tổn thương không ai khác sẽ là phụ nữ. Nhẹ thì bị mạt sát, nặng thì ăn đòn. Sao các chị không hiểu cái thiên chức "bớt lửa" của mình? Hơn thua với chồng trong lúc nóng giận không bao giờ là một lựa chọn khôn ngoan.
Dì tôi là người cả đời chấp nhận đứng sau lưng làm hậu phương cho chồng. Dì luôn nói, điều đáng sợ nhất không phải là cơn giận dữ hay nổi loạn của chồng, mà những cơn sóng ngầm. Khi đó, người vợ chẳng khác nào người đi lần theo vết sóng trong bóng đêm câm lặng. Muốn làm được điều đó, người vợ phải thấu hiểu tính tình cũng như đặc thù công việc của chồng. Không phải lúc nào cũng thể hiện sự quan tâm một cách ồn ã. Thông thường, không phải người đàn ông nào cũng muốn cởi mở về những khó khăn trong cuộc sống và công việc.
Điều này cũng có nghĩa họ luôn ghìm giữ đâu đó sự căng thẳng, bực dọc trong lòng. Hãy yên lặng vì đó là cách tốt nhất để giúp chồng. Dì không bao giờ can thiệp quá sâu vào công việc của chồng, cũng không cố gặng hỏi khi thấy chồng phiền muộn và muốn ở một mình. Dì không tham gia phán xét hay suy diễn bất kỳ việc gì. Một cốc cà phê lặng lẽ đặt trên bàn là cách tốt nhất dì giúp chồng. Khi cảm thấy mọi chuyện đã ổn dì cũng chỉ hỏi: "Hình như hôm ấy anh có chuyện gì đó không vui?". Nếu chồng cởi lòng chia sẻ, dì lắng nghe. Nhưng nếu chồng bảo "không có chuyện gì" thì dì không bao giờ hỏi thêm. Đàn ông sợ nhất kiểu phụ nữ tò mò, bù lu bù loa và đa nghi; cứ thấy chồng lầm lì im lặng là nghĩ ngay đến việc chồng bồ bịch bên ngoài; rồi giận dỗi, làm tình làm tội ầm ĩ. Họ không hiểu làm như vậy là làm khổ chồng và cũng tự làm khổ mình.
Cũng có nhiều chị em hỏi tôi: "Nếu cứ bớt lửa mãi liệu bếp có tắt lạnh không?". Đương nhiên là có. Với những ông chồng không chịu nhìn nhận đúng sai, thấy vợ càng nín nhịn càng được đằng chân lân đằng đầu thì hậu quả rất có thể là "tức nước vỡ bờ". Đến một lúc nào đó người vợ sẽ không còn chịu đựng nổi, bùng lên ngọn lửa bức bối. Cơm lúc đấy sẽ cháy, tình lúc đấy sẽ cạn. Hoặc, cũng có khi người vợ vẫn im lặng như thường thấy nhưng đã không còn là vì nhường nhịn chồng nữa mà vì đã xem thường chồng đến mức không buồn nói. Khi vợ chồng đã không còn sự tôn trọng lẫn nhau thì người vợ càng không thể cởi mở những khúc mắc trong lòng, tình yêu dành cho chồng vì thế cũng không còn. Lúc ấy, điều còn lại chỉ đơn giản là chịu đựng nhau để cùng tồn tại dưới một ngôi nhà mà nuôi con khôn lớn.
Để có một gia đình thực sự yên ấm, các ông chồng cũng cần hiểu việc "bớt lửa" không phải là việc riêng của các bà vợ. Đàn ông cũng phải biết kiềm chế cảm xúc, đừng tự cho rằng nổi nóng là đặc quyền của đàn ông, không hài lòng việc gì là có thể chửi bới, đập phá buộc vợ phải chịu đựng. Đàn ông cũng cần hiểu, đã là tổ ấm thì phải có lửa nhen; còn lửa to hay nhỏ, đủ giữ ấm hay bùng lên đốt nhà là còn tùy vào thái độ giữ lửa của mỗi thành viên trong gia đình.
Theo PNO
Vợ cao tay trừng trị ông chồng 'ngựa quen đường cũ' "Ngày hôm sau, Huệ lại tới gặp cô ấy. Lần này cô dúi vào tay cô nhân tình một vỉ thuốc rồi bảo: "Tối nay chồng chị vẫn đi được bằng chân thì em đừng cho anh ta về"... Ngay đêm tân hôn, chồng Huệ đã tặng cho cô nỗi đau trời thấu. Anh ta đã tranh thủ hú hí với tình cũ...