Đêm tân hôn chồng ôm hết vàng biến mất, 1 tháng sau anh quay về với số tiền gấp 10
Tổng số tiền chồng tôi mang đi là khoảng 400 triệu. Nhưng bây giờ anh đem về sổ tiết kiệm trị giá cả 4 tỷ đồng, bảo sao tôi không kinh hãi.
Tôi với chồng yêu nhau gần một năm thì tiến đến hôn nhân. Thời gian tìm hiểu chưa dài nhưng bố mẹ đôi bên giục nhiều quá, tôi đành tặc lưỡi cưới vậy.
Các khâu chuẩn bị cho đám cưới đều thuận lợi không có vấn đề gì. Đêm tân hôn, tôi khá hồi hộp dù trước đó hai vợ chồng đã xảy ra quan hệ rồi. Nhưng khi tôi mở cửa phòng tân hôn bước vào thì giật mình phát hiện bên trong trống trơn. Chồng tôi chẳng thấy đâu, dù lúc nãy chính mắt tôi thấy anh lên phòng tân hôn rồi. Tôi càng choáng váng hơn nữa khi phát hiện thùng tiền mừng cưới biến mất, chưa kể số vàng hồi môn trong két sắt cũng không cánh mà bay.
Tôi hoảng loạn gọi điện cho chồng nhưng anh không nghe máy. Mẹ chồng tỉnh dậy cũng tái xanh mặt không biết chuyện gì xảy ra. Cả đêm đó tôi với mẹ chồng mất ngủ, đến sáng hôm sau chồng mới gọi điện về thông báo anh vẫn khỏe mạnh, không có vấn đề gì cả. Anh khẳng định không bỏ trốn với người tình nào cả, mà có chút việc, sau một thời gian ngắn nữa anh sẽ trở về.
Tôi hoảng loạn gọi điện cho chồng nhưng anh không nghe máy. (Ảnh minh họa)
Sau đó ngày nào tôi và chồng cũng gọi điện trò chuyện nhưng anh nhất quyết không nói cho vợ biết mình ở đâu và đang làm gì. Tôi với mẹ chồng chỉ còn cách tin tưởng anh vì dù sao vẫn liên lạc được.
Qua đúng 1 tháng thì chồng tôi trở về với vẻ mặt hồ hởi vui mừng, tươi tắn rạng rỡ. Anh kéo tôi vào phòng ngủ rồi chìa ra cho tôi xem một cuốn sổ tiết kiệm. Con số bên trong làm tôi níu lưỡi kinh hãi.
Chồng bảo tiền mừng cưới trong trị giá khoảng 100 triệu đồng. Vàng hồi môn bố mẹ và họ hàng nhà tôi cho là 3 cây vàng, mẹ chồng cùng cô bác nhà chồng cho 2 cây vàng nữa. Anh mang bán đi, tất cả được gần 300 triệu. Tổng số tiền chồng tôi mang đi là khoảng 400 triệu. Nhưng bây giờ anh đem về sổ tiết kiệm trị giá cả 4 tỷ đồng, bảo sao tôi không kinh hãi.
Video đang HOT
Tôi run run hỏi chồng đã làm gì trong một tháng qua. Nghe được anh nói đầu tư chứng khoán mà thật khó tin. Chứng khoán là kênh đầu tư chính thống của nhà nước, sao có mức lãi khủng như thế được, có phải cờ bạc đâu. Nhưng chồng thề thốt những điều anh nói là sự thật, còn mở tài khoản chứng khoán anh mua bán cho tôi xem.
Tôi hỏi đứa bạn bên ngành tài chính thì nó bảo hiện tại thị trường chứng khoán rất sôi động, đúng là nhiều người kiếm được bộn tiền từ đây. Có những mã cổ phiếu tăng đến cả nghìn % trong thời gian ngắn. Tuy nhiên những cổ phiếu như vậy đa phần đều là đầu cơ, lợi nhuận lớn mà rủi ro cũng rất cao. Nếu không tỉnh táo thì dù có thắng một lần cũng chẳng có ý nghĩa gì, bởi vì rất có thể lần tới sẽ thua cháy túi.
Tôi cần khuyên chồng thế nào đây để anh bình tĩnh và lý trí hơn? (Ảnh minh họa)
Tôi hỏi kỹ hơn thì chồng bảo thực ra anh vay tiền đầu tư từ trước đó rồi. Nhân đám cưới mới gom hết tiền vàng đi trả nợ cho người ta. Không dám ở nhà vì sợ tôi và mẹ phản đối, anh đành trốn đến nhà một người bạn, đợi gặt hái được thành quả thì mới trở về.
Chồng bảo cho tôi xem vậy thôi chứ mấy hôm nữa anh lại rút ra để đầu tư tiếp. Tôi nghe mà sợ hãi quá, nhất là khi nhận được lời cảnh báo của đứa bạn. Lên mạng tìm hiểu thông tin, tôi được biết rất nhiều người vì tham lam và tin lời dụ dỗ của những kẻ đầu cơ, làm giá cổ phiếu, đổ hết cả gia sản, cầm cố sổ đỏ rồi cuối cùng thua trắng tay, mất tiền mất sạch nhà cửa.
Nhưng tôi khuyên chồng không được vì anh đang say trong men chiến thắng, chỉ muốn kiếm thêm thật nhiều tiền nữa. Chắc chắn là trên đời này không có gì dễ dàng như lời chồng tôi nói. Nếu chẳng may thua lỗ, anh lại muốn gỡ gạc rồi cứ thế bị cuốn theo vòng xoáy này thì thì tôi biết phải làm sao?
Tôi cần khuyên chồng thế nào đây để anh bình tĩnh và lý trí hơn? Có đầu tư thì cũng phải đầu tư vào các doanh nghiệp giá trị thực sự để được hưởng lợi nhuận bền vững và chắc chắn?
Ngày cưới mẹ đẻ trao 3 chỉ vàng và 1 tờ giấy, về nhà chồng mở ra tôi rụng rời
Sau khi mọi việc xong xuôi, lên phòng tân hôn nghỉ ngơi thì lúc bấy giờ tôi mới có thời gian xem tờ giấy mẹ đưa cho. Tôi xúc động nghĩ có khi nào mẹ viết thư cho con gái, dặn dò, bày tỏ tình yêu thương khi tôi về nhà chồng?
Tôi và Thắng tiến đến hôn nhân sau gần 1 năm yêu nhau. Tôi là cô gái xinh xắn, có học thức, có công ăn việc làm tử tế, còn Thắng gia đình khá giả, điều kiện tương đối tốt. Chúng tôi có thể coi là xứng đôi vừa lứa, trai tài gái sắc. Có được chàng rể như Thắng, bố mẹ tôi đồng thời rất vui mừng.
Đám cưới của hai đứa diễn ra rất đầm ấm trong sự chúc phúc của gia đình đôi bên và tất cả bạn bè, người quen. Trong đám tiệc, mẹ chồng lên trao cho chúng tôi 1 cây vàng làm vốn, phía nhà tôi mẹ đẻ lên tặng hai vợ chồng 3 chỉ vàng.
Nhà tôi lép vế nhà Thắng nhưng không ai xì xầm chê bai bất cứ điều gì. Bố mẹ Thắng đều là những người hiểu biết, Thắng lấy tôi không vì tiền bạc mà tôi thì càng hiểu hoàn cảnh nhà mình nên chưa bao giờ đòi hỏi. Đi kèm với 3 chỉ vàng ấy mẹ còn dúi vào tay tôi một tờ giấy và dặn khi về hãy mở ra xem.
Trong đám tiệc, phía nhà tôi thì mẹ đẻ lên tặng hai vợ chồng 3 chỉ vàng. (Ảnh minh họa)
Sau khi mọi việc xong xuôi, lên phòng tân hôn nghỉ ngơi thì lúc bấy giờ tôi mới có thời gian xem tờ giấy mẹ đưa cho. Tôi xúc động nghĩ có khi nào mẹ viết thư cho con gái, dặn dò, bày tỏ tình yêu thương khi tôi về nhà chồng?
Vậy nhưng khi những dòng chữ hiện ra trước mắt, tôi không khỏi bủn rủn cả chân tay. Tờ giấy mà mẹ đưa cho tôi chính là giấy nợ, số tiền lên đến 700 triệu đồng và người vay nợ là em trai tôi!
Nhìn tờ giấy nợ trên tay, tôi chỉ biết khóc cạn nước mắt. Chẳng cần gọi cho mẹ xác nhận, tôi cũng thừa hiểu ý đồ của bà khi đưa cho tôi tờ giấy nợ này.
Nhà tôi có hai chị em nhưng từ nhỏ bố mẹ đã thiên vị con trai, có gì ngon đẹp tôi đều phải nhường cho em. Em trai tôi luôn được mua quần áo mới, giày dép, cặp sách đẹp, đồ chơi và tiền tiêu vặt không thiếu thứ gì. Nói không ngoa chứ bố mẹ đối xử với tôi và em trai chẳng khác gì với con ruột và con nuôi cả.
Sau này tôi ra trường đi làm, kiếm được đồng nào đều phải chu cấp cho nó ăn chơi tiêu xài. Vài bữa nó lại về báo nợ gia đình, khi thì chục triệu, lúc đến cả vài chục triệu. Tôi có tiền đều bỏ ra trả nợ cho em trai, nhiều lúc rất tủi thân nhưng nghĩ chị em trong nhà chẳng lẽ lại không cứu giúp.
Thời điểm tôi gần kết hôn thì em tôi bắt đầu vướng vào đỏ đen, bố mẹ đã phải bỏ ra 300 triệu trả nợ cho nó một lần. Cứ tưởng sau lần ấy nó sẽ chừa nhưng không, mọi chuyện lại càng tồi tệ hơn nữa. Tờ giấy nợ 700 triệu này chính là minh chứng.
Nếu Thắng biết về tờ giấy nợ này, không hiểu anh sẽ nghĩ sao về gia đình tôi nhà vợ? (Ảnh minh họa)
Tại sao mẹ tôi lại đưa tờ giấy đó cho con gái ư? Có gì khó hiểu đâu khi mà bố mẹ tôi đã cạn kiệt tiền nong, cả rồi, vốn nhà tôi chẳng giàu có gì cho cam. Còn mảnh đất và căn nhà nhỏ đang ở, nếu bán đi nữa thì ông bà biết sống ở đâu? Mẹ tôi cho rằng nhà Thắng giàu có, tôi có thể tìm cách xin tiền anh, mang về trả nợ cho em trai.
Bao chuyện cũ bỗng chốc ùa về khiến tôi đau đớn và ấm ức vô hạn. Khi xưa còn ở nhà thì chẳng nói làm gì, bây giờ tôi đã đi lấy chồng có gia đình riêng, lẽ nào mẹ vẫn không để ý đến hạnh phúc cả đời tôi hay sao?
Nếu Thắng biết về tờ giấy nợ này, không hiểu anh sẽ nghĩ sao về gia đình tôi nhà vợ? Nhà Thắng có phần khá giả nhưng đâu phải đại gia tiền vàng chất đống để có thể nhẹ nhàng bỏ ra cả 700 triệu cho tôi? Và rồi liệu đây có phải là lần cuối cùng hay chưa? Nếu một thời gian nữa lại thêm giờ giấy nợ tương tự thì sao?
Tôi phải làm gì đây? Một bên là cha mẹ và em trai, một bên là chồng và tổ ấm mới, lẽ nào tôi chỉ có thể chọn lựa một trong hai?
Đi khám tiền hôn nhân, nhìn kết luận khó có con của tôi, chồng sắp cưới liền hớn hở nói một câu không thể tin nổi Cứ nghĩ hai đứa tình cảm chưa sâu nặng, T sẽ e ngại căn bệnh của tôi, thậm chí đòi hủy hôn cũng nên. Tôi và T quen biết nhau qua mai mối của người thân. Qua 4 tháng tìm hiểu, gia đình hai bên giục giã quá, tuổi tác thì khá cao rồi lại tương đối ưng ý về nhau nên chúng...