Đêm siêu trăng ở ngôi chùa lạ
Chùa ở thôn Đa Tro (xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) nhìn ra hồ thủy điện Hàm Thuận như một bức tranh tuyệt đẹp.
Siêu trăng đúng mùa Phật Đản.
Thật ra, chùa có tên là Quan Âm, nhưng có người gọi là chùa Thiên Mai, vì có hàng ngàn gốc mai. Có người gọi là chủa Bưởi vì quanh năm ngập hương bưởi. Có người gọi chùa Tiên vì cảnh đẹp. Tôi gọi là “Chùa Lạ” vì chưa quen. Bởi ít ai biết về chùa. Từ google, facebook đến nhiều người dân trong huyện, trong tỉnh.
Trước khi trở lại khảo sát tour mới ở Hàm Thuận – Đa Mi (tôi từng đến vào 2006), giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Bình Thuận dặn “Phải ghé chùa Quan Âm. Chùa mới mà tuyệt vời”. Đến chùa, ngỡ ngàng vì cảnh quan, lại được thầy trụ trì tiếp đón nồng hậu. Đêm ở lại chùa đúng dịp siêu trăng Phật Đản 2564.
Thầy trụ trì trước ngôi chùa.
Rau trái tự trồng ở vườn chùa.
Chùa nhỏ, chính điện chừng hơn trăm mét vuông, đơn sơ và chân mộc, chỉ có mái và vách sau, không có cửa, có cổng. Bàn thờ Phật cũng giản dị, gần gũi đến bất ngờ. Nằm ở độ cao 864m, cạnh quốc lộ 55, cách quốc lộ 20 chừng 30 km. Chùa ở thôn Đa Tro (xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) nhìn ra hồ thủy điện Hàm Thuận như một bức tranh tuyệt đẹp.
Chùa hẹp, khởi dựng từ năm 2000, nhưng vườn rộng tới 7,3ha. Có mấy chục loài cây ăn trái, mấy chục loại rau củ và hàng trăm loài thực vật. Nhiều thứ là “kỳ hoa dị thảo”. Có loài thực vật người viết mới thấy lần đầu như chuối sen, phật thủ, ngải cứu tím, trái chùm ngây (tưởng là đậu), trái trà (ngỡ là nhãn tím), bông sầu riêng như lẵng hoa, bông cau kiểng… Hay như cây mít cao kều mà trĩu quả, còn cây bằng lăng như cây sào cắm đầy bông…
Hàng mai bên đường dẫn lối vào chùa.
Hồ thủy điện nhìn từ chùa.
Chuối sen.
Ngoài hai thầy trụ trì, có hai nam phật tử làm công quả, vài tịnh thất bốn bề lộng gió. Phòng khách, chỉ có mái, luôn sẵn ấm nước vối, trà xanh, trà olong, trái cây và bánh. Mọi thứ đều cây nhà lá vườn, tự sản, tự tiêu. Chùa không có tủ lạnh hay tủ đông.
Video đang HOT
Ngoài chuông đồng lớn, trong chùa toàn dùng vỏ bom, vỏ đạn làm kẻng báo giờ. Tôi đã viếng hàng ngàn chùa ở Việt Nam và các nước, chưa có chùa nào lạ như vậy. Từ con người đến thiên nhiên. Chùa tĩnh lặng, an nhiên. Vào chùa, lòng nhẹ tênh và phấn chấn, quên hết mọi xô bồ phố thị.
Chùm hoa sầu riêng.
Hoa và trái phật thủ.
Vỏ bom đạn được tái sử dụng.
Thích nhất là sáng sớm, cầm chén trà nhâm nhi, đón bình minh, nhìn ra hồ chập chùng đồi núi như nhắc khéo “Bán dạ tam bôi tửu/Bình minh sổ trản trà/Nhật nhật cứ như thử/ Lương y bất đáo gia” (bài thơ “Bán dạ tam bôi tửu”. Nghĩa bài thơ: Buổi tối ba chén rượu/ Sáng ra uống chén trà/Ngày nào cũng như thế/Thầy thuốc không đến nhà).
Ban ngày trời dịu mát, tối se lạnh. Đêm vàng trăng dạo quanh chùa, cảnh quan hư ảo, thơm ngát hương trời đất, côn trùng nhẹ nhàng hòa tấu, mơ màng đất Phật giữa đời thường.
Choáng ngợp với ngôi chùa ở Sài Gòn được bình chọn là 1 trong 10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới, bước chân đến đâu "ngộp thở" đến đấy vì sự kỳ công
Hiện ngôi chùa nằm tại quận 9, TP.HCM vẫn đang giữ vị trí trong Top 10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do trang du lịch đình đám National Geographic bình chọn.
Không gian chùa Bửu Long nhìn từ bên ngoài chính điện.
Thế là gần 1 năm kể từ ngày chùa Bửu Long ngụ tại quận 9, TP.HCM được trang du lịch đình đám National Geographic bình chọn là 1 trong 10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới thì nơi đây đã không còn là địa điểm chỉ dành cho người địa phương nữa mà trở thành nơi được rất nhiều khách du lịch nước ngoài mong tìm đến để chiêm ngưỡng dù chỉ một lần.
Được biết chùa Bửu Long thành lập từ năm 1942 nhưng mãi đến năm 2007 thì mới được đầu tư xây dựng trong suốt 5 năm. Trong đó, trụ trì Tổ đình Bửu Long là người có công rất lớn đối với việc định hướng ý tưởng thiết kế sau quá trình tham khảo với không ít các kiến trúc sư khác tại TP.HCM lúc bấy giờ để thống nhất thành bản hoàn chỉnh.
Lối đi vào bên trong chùa được phủ toàn cây xanh mang tới sự tươi mát, yên tĩnh.
Gotama Cetiya là tên gọi của tòa bảo tháp lớn nhất tại chùa Bửu Long có quy mô xây dựng lớn nhất Việt Nam có sức chứa lên đến hơn 2.000 người.
Những bức tượng đá đặt xung quanh khuôn viên chùa cũng được làm vô cùng tỉ mỉ và cực kỳ tinh xảo.
Từng đường viền điêu khắc quanh ô cửa sổ, bờ tường cũng thật sự là một kiệt tác đòi hỏi mất rất nhiều thời gian để thi công đến hoàn thiện.
Tuy nhiên về lối kiến trúc của chùa Bửu Long mặc dù được tạp chí du lịch hàng đầu thế giới công nhận và ca ngợi về vẻ đẹp của nó nhưng vẫn gây nên không ít sự tò mò, khó hiểu với nhiều người rằng: "Vì sao chùa ở Việt Nam nhưng lại không mang dáng dấp của kiến trúc Việt Nam?"
Chi tiết này đã từng được chia sẻ rất nhiều trước đó rằng chùa Bửu Long vốn được thiết kế dựa trên lối Phật giáo nguyên thủy có khởi nguồn từ Ấn Độ và nó áp dụng rất nhiều tại các ngôi chùa ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Sri Lanka hay Myanmar,... Nên có thể nói một cách đơn giản hơn là lối kiến trúc này không hề đi theo bất cứ một quốc gia nào mà nó xuất phát từ Phật giáo.
Hồ xanh nước ngọc đặt trước cổng chính điện tạo nên sự dịu mát và cũng là điểm nhấn làm nổi bật cả tòa bảo tháp Gotama Cetiya.
Vàng và trắng là màu sắc đặc trưng của chùa Bửu Long.
Tòa bảo tháp này cao tới 56m, ngay cả trên phía đỉnh cũng có rất nhiều họa tiết đạt đến độ sắc sảo trong từng milimet.
Mặc dù trở thành tâm điểm của rất nhiều khách du lịch trong lẫn ngoài nước nhưng suốt 1 năm qua, ngôi chùa này vẫn giữ cho riêng mình sự bình lặng, trật tự tuyệt đối dù là vào mùa cao điểm nhờ vào các quy định riêng của chùa như chỉ chiêm bái cầu nguyện chứ không thắp hương trong chùa, người đến viếng cũng phải ăn mặc chỉnh tề mới được vào chính điện. Không gian chùa thì luôn được các sư thầy giữ sạch sẽ gần như tuyệt đối với cây cối, sân vườn quét dọn, chăm chút tỉ mỉ với từng khóm hoa bụi cỏ.
Bức tượng rồng đá ngậm châu này được làm hiệu ứng màu sắc đặc biệt, khiến người xem có ảo giác là viên châu đang phát sáng.
Thời điểm này chùa vẫn đang tạm ngưng khách đến viếng vì tình hình dịch Covid-19.
Khoảnh khắc mặt trời nằm ở đỉnh tòa tháp chính khi đến giữa trưa.
Lâm Bình (Tuyên Quang): Giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo chùa Phúc Lâm Chùa Phúc Lâm nằm ở thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang hiện còn bảo lưu nhiều giá trị di sản văn hóa độc đáo. Dấu ấn văn hóa nhà Trần trên đất Thượng Lâm Chùa Phúc Lâm hay còn gọi là Phúc Lâm Cổ Tự Chùa Phúc Lâm có tên đầy đủ là "Phúc Lâm Cổ Tự"...