Đêm rực rỡ tại thủ phủ trồng hoa đón Tết ở Hà Nội
Đang là thời điểm chuẩn bị cho vụ mùa Tết Nguyên Đán, cánh đồng hoa Tây Tựu ( Bắc Từ Liêm, Hà Nội) sáng rực rỡ bởi hàng chục nghìn ngọn đèn được người dân thắp sáng để hoa nở đúng độ.
Tây Tựu là vùng chuyên canh hoa lớn nhất của Hà Nội, đến đây vào những ngày cuối năm ta thấy như lạc vào thế giới sắc xuân đang về rực rỡ, muôn màu, ngay kể cả khi màn đêm buông xuống.
Việc thắp sáng đèn cho hoa cúc là một biện pháp làm hoa nở đúng thời điểm nào đó như mong muốn của người trồng. Thắp đèn điện liên tục sẽ kích thích cây hoa phát triển chiều cao, đóa hoa nở to đều, màu sắc bắt mắt hơn.
Nghề trồng hoa ở Tây Tựu bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ trước, nhưng phải đến những năm gần đây, người dân Tây Tựu mới chính thức coi nghề trồng hoa là nguồn thu nhập chính. Để có hoa phục vụ Tết, ngay từ đầu tháng 11 (Âm lịch) người dân Tây Tựu đã bước vào mùa hoa Tết.
Hoa cúc có chu kỳ sinh trưởng khoảng 4 tháng, dựa vào giống cúc, điều kiện thời tiết người trồng hoa sẽ ước lượng thời điểm thắp đèn để hoa nở đúng độ.
Việc thắp sáng được áp dụng ngay từ khi bắt đầu trồng. Nếu cây còn yếu, rễ chậm phát triển thì cần tăng thời gian chiếu sáng.
Bên cạnh việc thắp đèn cho hoa cúc, người Tây Tự còn sử dụng phương pháp ngắt nụ để dưỡng cây, giúp cây tập trung đủ dinh dưỡng cho các nụ chính, khiến hoa nở to, đồng đều. Các luống rau gia vị cũng được trồng xen với hoa cúc.
Video đang HOT
Thời điểm những năm 90 thế kỷ trước, khi những cây hoa đầu tiên được đưa về trồng thí điểm thay cho các loại cây trồng truyền thống như lúa, cà chua, dưa lê trên diện tích đất của Tây Tựu. Thấy đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa, người dân dần chuyển đổi sang trồng hoa. Cứ thế, làng hoa ven đô hình thành rồi phát triển.
Thời gian bắt đầu ngừng thắp đèn đến lúc bắt đầu ngắt nụ kéo dài 6 tuần.
Khi thay đổi từ xã lên phường, tốc độ đô thị hóa của Tây Tựu khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, mất dần diện tích đất trồng hoa. Để khắc phục việc thiếu đất, người dân mở rộng diện tích canh tác bằng cách thuê đất các vùng lân cận tiếp tục trồng hoa, rau các loại.
Người dân ở Tây Tựu trồng hoa quanh năm, mỗi loại hoa đều có kỹ thuật chăm sóc riêng, rất tỉ mỉ và chu đáo. Những năm trở lại đây, người trồng hoa ở Tây Tựu còn trồng hoa hồng trong chậu vì cho thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, nếu không có kỹ thuật chăm sóc tốt, hoa sẽ hỏng và dễ chết cây.
Những luống hoa cúc xanh mướt mát dưới ánh sáng đèn điện.
Tây Tựu có một chợ hoa nằm ở hai bên đường chính dẫn vào làng, họp định kỳ vào ngày 15 và 30 Âm lịch hằng tháng. Vào những ngày giáp Tết, chợ họp liên tục. Trước đây, người dân hay dùng câu nói dân gian: “Nhất Mễ Trì, nhì Tây Tựu” để nói về sự khó khăn của vùng đất thuần nông này.
Tây Tựu hiện đã được công nhận là làng nghề trồng hoa truyền thống, với lịch sử gần 100 năm.
Nếu chỉ tính diện tích đất trồng hoa tại địa phương, Tây Tựu có 284,9 ha trồng hoa và 3,5 ha trồng rau các loại.
Nhiều người khi nhìn thấy ánh sáng lung linh phát ra từ cánh đồng hoa đã ví như một thành phố hoa của Hà Nội.
Làng giữa Sài Gòn trồng thứ cây cảnh, gần Tết tuốt sạch cả lá, vườn chật hẹp vẫn thu tiền tỷ
Tốc độ đô thị hóa tại TP.HCM đã khiến cho nhiều làng nghề mất dần vị thế, tuy nhiên làng nghề trồng mai vàng lại thích ứng, phát triển nhờ không cần đất nhiều, ứng dụng kỹ thuật nâng cao năng suất, tạo ra sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Làng mai Thủ Đức là một trong những làng mai lớn nhất TP HCM. Tại đây có thể kể đến vườn mai Ba Sơn, năm ngoái có gần 500 gốc mai lớn, nhỏ để phục vụ thị trường Tết.
Nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội đã gọi điện vào đặt mua mai vàng chưng Tết, nên cận Tết chỉ việc đóng hàng và xuất đi.
Làng mai Thủ Đức (TP HCM) vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển bởi thành phố đang có nhiều chính sách hỗ trợ trồng mai vàng...
Cách đó gần 2 km, vườn mai Hà Ba Trận của chị Út Hà với hơn 2.000 gốc mai kiểng, cũng thường xuất hoa đi Hà Nội và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai. Làng mai hoạt động tốt cũng tạo nhiều thu nhập cho người nông dân trong khu vực, tiền công thuê họ mỗi ngày là 350.000 đồng/người.
Một quản lý nhà vườn trồng cây cảnh, trồng mai vàng trên đường Phạm Văn Đồng cho biết, nghề này không kém phần vất vả so với nông dân, một năm chỉ trông chờ những ngày giáp Tết để tạo ra kinh tế, năm nào thời tiết tốt, việc chăm sóc và mua bán cũng thuận lợi hơn.
Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa nhanh chóng nên làng mai dần thu hẹp, nhiều hộ trồng mai vàng chuyển nghề.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người đam mê, bám trụ với nghề trồng mai kiểng. Giá trị cây mai kiểng ngày càng cao, chỉ cần diện tích vừa phải có thể duy trì vườn mai trị giá hàng trăm triệu hoặc hàng tỷ đồng. Mặt khác, nhu cầu chơi mai vàng không ngừng nên thị trường tiêu thụ còn rộng mở.
Bà Nguyễn Thị Hai ở phường Hiệp Bình Phước cho biết, trước đây vợ chồng bà có vườn mai gần 4.000 m2, từ khi đô thị hóa, bà cắt một phần xây nhà trọ và chia cho các con, giờ còn khoảng 1.000 m2 giữ lại trồng mai.
Mỗi năm, bà Hai cung cấp ra thị trường khoảng 500 cây mai vàng loại nhỏ giá từ 200.000 đồng - 1 triệu đồng/cây, mai lớn dáng đẹp khoảng từ 20 - 40 cây với mức giá từ 10 - 100 triệu đồng, bình quân thu nhập từ trồng mai khoảng từ 1 - 2 tỷ đồng/năm.
Chưa kể vào dịp tết bà Hai cho thuê cây mai vàng chưng Tết, qua đó thu về hàng chục triệu đồng.
Dù diện tích đất thu hẹp nhưng nhiều người dân Thủ Đức vẫn sống với nghề truyền thống. Bởi nghề trồng mai là một trong những nghề mang lại lợi nhuận cao cho người trồng nếu biết đầu tư và đúng kỹ thuật. Ngày nay, số người chơi cây cảnh ngày càng tăng, đây cũng là lý do để nghề trồng mai có sức sống và phát triển.
Ở huyện Bình Chánh, Làng mai vàng Bình Lợi cũng đang phát triển khá tốt, hằng năm cung cấp hàng triệu cây mai giống, mai kiểng cho nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Với tổng diện tích 309 ha trồng mai vàng (tính đến năm 2020), nông dân xã Bình Lợi có thu nhập trung bình hàng năm từ 300 - 500 triệu đồng/ha/năm. Nhờ vậy mà người dân xã Bình Lợi có đời sống khấm khá hơn trước.
Điều may mắn cho vùng đất Bình Lợi là thổ nhưỡng nơi đây thuận lợi, thích hợp để trồng cây mai vàng. Tuy nhiên, để trồng được cây mai vàng không phải là điều dễ dàng, ngoài sức khỏe thì vốn và kỹ thuật trồng là vấn đề sống còn trong việc trồng hiệu quả cây mai vàng.
Kể từ khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới, nông dân trồng mai ở xã Bình Lợi được UBND TP.HCM, UBND huyện Bình Chánh hỗ trợ thông qua việc vay vốn, mở các lớp nghề, tập huấn kỹ thuật trồng mai vàng và hơn hết là đường sá được đầu tư, nâng cấp giúp việc tiêu thụ sản phảm của nông dân thuận lợi hơn.
Ông Lê Hữu Thiện - giám đốc Hợp tác xã hoa mai vàng xã Bình Lợi cho biết, trước đó, nông dân trong xã đã nhận được chính sách hỗ trợ chuyển đổi cây trồng và vật nuôi của Thành phố với mức hỗ trợ khoảng 1 tỷ đồng/ha trồng cây mai vàng và được vay trong 5 năm với lãi suất được hỗ trợ khoảng 80%.
Trong những năm tới, diện tích trồng cây mai vàng ở xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh (TP HCM) sẽ tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, việc này đồng nghĩa với việc gia tăng sức cạnh tranh trong thị trường cung ứng mai vàng.
Do đó, nông dân trồng mai kiểng cần nâng chất lượng cây mai vàng cũng như tạo riêng cho mình một thương hiệu bằng cách tạo dáng (bon sai), tăng số lượng cánh mai vàng...
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có thêm các giải pháp để hỗ trợ phát triển làng nghề mai vàng tại TP.HCM, đặc biệt là trong thời gian gần đây, dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến việc tiêu thụ hoa vào dịp Tết trở nên khó khăn.
Thanh Hóa: Trồng cây cảnh bán Tết, nông dân thủ phủ "đào, quất" vừa tuốt lá vừa lo ngay ngáy Dịch Covid-19 hoành hành, người trồng cây cảnh, trồng đào, quất bán Tết ở xã Hợp Lý (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đang vừa vặt lá, tưới nước vừa lo ngay ngáy. Bên cạnh việc chăm sóc cây cảnh, nhiều hộ dân ở đây vẫn đang loay hoay tìm mối bán hàng cây cảnh, đào cảnh, quất cảnh...mong vớt vát được phần...