Đếm ngược thời gian về đích của cao tốc Cam Lộ – La Sơn
Còn đúng chẵn 3 tháng nữa là đến 30/9/2022, mốc phải hoàn thành dự án cao tốc Cam Lộ – La Sơn theo mục tiêu mà Bộ Giao thông Vận tải đề ra.
Thi công tại gói thầu số 8 từ Km69 – Km78 trên tuyến cao tốc Cam Lộ – La Sơn, thuộc địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ảnh tư liệu: Đỗ Trưởng/TTXVN
Vì thế, trên toàn công trường dự án này, tất cả các gói thầu đều tăng tốc, đếm ngược thời gian về đích của từng gói thầu.
Theo báo cáo mà Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), sản lượng dự án cao tốc Cam Lộ – La Sơn đến 30/6/2022 đạt 89,04%, chậm khoảng 1,7% so với kế hoạch. Nguyên nhân chậm được cơ quan này chỉ ra chủ yếu do thời tiết trong khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế mưa nhiều trong những tháng đầu năm cùng với đó là biến động về giá vật liệu xây dựng.
Có mặt tại công trường dự án này những ngày cuối tháng 6, phóng viên TTXVN cảm nhận được sức nóng từ công trường trải dài gần 100km. Nhiều mũi thi công với nhân sự, thiết bị máy móc được tập trung tại các điểm nóng mà để hoàn thành khối lượng công việc còn lại rất nhiều.
Hiện tại theo ghi nhận của phóng viên, thời tiết ở Quảng Trị và Thừa Thiên Huế rất thuận lợi cho việc thi công, vì thế nhịp độ thi công các gói thầu thêm khẩn trương. Từng đoàn xe chở vật liệu đất đắp nối nhau ra vào. Dây chuyền san, ủi, lu lèn… đã được tăng cường thi công hối hả trước sự giám sát chặt chẽ của tư vấn giám sát, ban điều hành dự án.
Đại diện Tư vấn giám sát gói thầu XL5, cao tốc Cam Lộ – La Sơn cho biết: “Về nguồn vật liệu đến nay đã giải quyết xong, vì vậy các nhà thầu đang triển khai đồng loạt làm việc 3 ca 4 kíp để đáp ứng tiến độ mà Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu”.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Phan, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (phụ trách gói xây lắp XL1, XL2, XL3) thuộc địa bàn Quảng Trị cho hay, hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, hoàn thiện các hạng mục, nếu thời tiết không có diễn biến phức tạp, chắc chắn dự án sẽ về đích theo kế hoạch.
Trong khi đó ông Tạ Gia Mạnh Hưng, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (phụ trách gói xây lắp XL5,XL6,XL7) thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin: “Hiện nguồn vật liệu và mặt bằng không còn vướng mắc gì, Ban Quản lý dự án đang chỉ đạo các nhà thầu tăng ca để đảm bảo tiến độ chung của toàn dự án. Tuy nhiên, việc thi công vào ban đêm tại một số đoạn gần nhà dân đang được tính toán cho hợp lý để không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân”.
Ông Lê Văn Sáu, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh chia sẻ, dự kiến ban đầu, khoảng cuối tháng 1/2022 trên địa bàn Quảng Trị và Thừa Thiên Huế sẽ kết thúc mùa mưa, nhà thầu có thể triển khai thi công các hạng mục như đắp nền K95, K98 và thảm bê tông nhựa mặt đường… nhưng thực tế phải đến ngày 9/3/2022 thời tiết mới cơ bản hết mưa. Tuy nhiên, sau đó vẫn xen lẫn một vài ngày mưa, đặc biệt thời gian từ 29/3/2022 đến 6/4/2022 có đợt mưa lũ lớn, trong tuần mưa từ 4 – 5 ngày, ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thi công.
“Vì vậy, đối với phần sản lượng bị chậm so với kế hoạch, các nhà thầu tăng cường huy động thiết bị, nhân lực, làm tăng ca để bù khối lượng. Dự kiến tổng thể dự án có thể hoàn thành vào 30/9/2022″, ông Lê Văn Sáu cho hay.
Lãnh đạo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) thông tin, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh và các nhà thầu tập trung khắc phục các khó khăn để hoàn thành dự án; xử lý nghiêm các nhà thầu chậm tiến độ. Hiện Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã thực hiện cắt chuyển 1,99km và một số hạng mục công trình các của các nhà thầu chậm tiến độ, với mục tiêu hoàn thành dự án vào cuối tháng 9/2022.
Dự án cao tốc Cam Lộ – La Sơn là một trong những dự án thành phần thuộc Dự án Cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 có chiều dài tuyến 98,3 km (tỉnh Quảng Trị 37,3 km; tỉnh Thừa Thiên Huế 61 km). Dự án khởi công ngày 16/9/2019, được chia làm 11 gói thầu xây lắp.
Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, khi tuyến cao tốc Cam Lộ – La Sơn hoàn thành sẽ kết nối với đoạn tuyến cao tốc La Sơn – Túy Loan, gắn kết với tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, hình thành hệ thống cao tốc dài hàng trăm km ở khu vực miền Trung. Qua đó, tạo tiền đề phát triển liên kết vùng trong sản xuất, lưu thông hàng hóa và đánh thức tiềm năng phát triển của các tỉnh, thành phố mà tuyến cao tốc đi qua.
Cắt chuyển công việc của nhà thầu yếu tại dự án cao tốc Bắc - Nam
Lãnh đạo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, nhằm đảm bảo kế hoạch đưa 4 dự án thành phần dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam về đích trong năm 2022, mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các Ban quản lý dự án tiếp tục điều chuyển đơn vị thi công yếu kém tại một số gói thầu.
Thi công tại gói thầu số 8 từ Km69 - Km78 trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, thuộc địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh tư liệu: Đỗ Trưởng/TTXVN
Cụ thể, tại dự án thành phần Cam Lộ - La Sơn, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cắt chuyển 1,49 km (0,56 km thuộc gói thầu XL3 và 0,93 km thuộc gói XL5) và một số đường đầu cầu, đường đầu hầm chui tại các gói thầu XL3, XL5 và XL7 của một số nhà thầu phụ cho nhà thầu chính thi công.
"Sau chỉ đạo xử lý nhà thầu yếu, Bộ cũng đã yêu cầu Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, tư vấn giám sát kiểm soát chặt chẽ tiến độ các gói thầu, triển khai thi công đảm bảo tiến độ đã cam kết. Trong đó, 6 gói thầu hoàn thành trước ngày 30/6, 3 gói thầu hoàn thành trước ngày 30/8/2022 và 2 gói hoàn thành trước ngày 30/9/2022", lãnh đạo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cho hay.
Cũng theo lãnh đạo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao, tính đến ngày 25/5, sản lượng thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn đạt 86%, chậm khoảng 1,3% so với kế hoạch.
Tại dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết, theo báo cáo đến ngày 25/5, sản lượng đạt 38,4%, chậm khoảng 1,9% so với kế hoạch cam kết.
Bên cạnh nguyên nhân khách quan do khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp (mới được giải quyết dứt điểm ngày 20/5/2022), ảnh hưởng mùa mưa đến sớm, lý do khiến tiến độ dự án bị ảnh hưởng là do nhà thầu chưa quyết liệt tập trung thi công bù lại tiến độ.
Trước tình hình đó, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án 7 thực hiện cắt chuyển khối lượng 16,5 km và đang tiếp tục cắt chuyển khối lượng 4,5 km của nhà thầu chậm tiến độ thuộc gói thầu XL02.
Đồng thời, Bộ yêu cầu Ban Quản lý dự án 7 kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ lập điều chỉnh của các nhà thầu, đảm bảo đến ngày 30/6/2022 phải đạt sản lượng 50,8% giá trị hợp đồng.
Theo đại diện Ban Quản lý dự án 7, đơn vị mới bị điều chuyển khối lượng công việc 4,5 km đường là nhà thầu Viễn Đông.
Ngày 24/5, Ban Quản lý dự án 7 đã hoàn tất thủ tục cắt chuyển toàn bộ công việc, đưa nhà thầu này ra khỏi công trường do năng lực yếu kém không còn khả năng thi công. Nhà thầu thay thế đơn vị mới bị cắt chuyển là Công ty Quản Trung - một doanh nghiệp quản lý nhiều mỏ vật liệu, có năng lực và đầy đủ thiết bị thi công.
Cùng với việc xử lý nhà thầu thiếu năng lực, giải quyết dòng tiền cũng là nhiệm vụ trọng tâm Ban đang chỉ đạo, phối hợp với các nhà thầu thực hiện để công việc làm đến đâu có thể nghiệm thu, giải ngân đến đó.
"Ban Quản lý dự án 7 cũng đề nghị nhà thầu phải có bộ phận cân đối dòng tiền cho các đơn vị thi công ở dưới. Trong thời gian sản lượng thi công chưa kịp nghiệm thu, thanh toán phải cấp thêm tín dụng để công trường đủ tài chính triển khai. Đồng thời, đẩy mạnh giám sát hiện trường, phối hợp giải quyết dòng tiền đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu đến ngày 30/6 thi công xong toàn bộ phần nền, đạt tiến độ 50,8% để lấy lại tiến độ bị chậm", đại diện Ban Quản lý dự án 7 thông tin.
Tecco Group chính thức khởi công dự án Tecco Felice Homes tại Thuận An Sáng ngày 9/6/2022, chủ đầu tư Tecco Group và đơn vị phát triển dự án DXMD Vietnam kết hợp cùng đơn vị xây dựng Nam An Bình, long trọng tiến hành nghi thức khởi công dự án Tecco Felice Homes tại TP.Thuận An, Bình Dương. Buổi lễ diễn ra tại công trường dự án, tọa lạc tại đường Lê Thị Trung, phường An...