Đếm ngược những ngày cuối tháng 5: Nỗi niềm chia ly thầy trò cuối cấp
Có những giai đoạn trong cuộc đời vì lưu luyến, vấn vương, không muốn kết thúc những tình cảm tươi đẹp mà người ta “ích kỷ” chỉ muốn thời gian ngừng qua đi. Đó cũng chính là cảm xúc hiện tại của không ít học sinh cuối cấp. Những ngày cuối tháng 5 đang cận kề, chỉ còn ít ngày nữa thôi, kỳ nghỉ hè dành cho học sinh sẽ chính thức bắt đầu. Và đối với những cô, cậu học trò cuối cấp, đây là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt. Không lâu nữa, ta sẽ phải chia tay mái trường thân yêu đã gắn bó nhiều năm, tạm biệt thầy cô đã chỉ dạy ta từng chút một, nói lời chia xa với đám bạn nghịch ngợm, ngày nào cũng cùng nhau pha trò.
Kỳ nghỉ hè này sẽ khác với những kỳ nghỉ mọi năm, vì sau đó ta sẽ phải làm quen với môi trường mới, người bạn mới. Đây cũng là lúc mà học sinh cuối cấp nhận ra, họ lại bước thêm một bước ngoặt mới trong cuộc đời và hành trình trưởng thành đánh dấu bằng sự chia xa.
Tháng 5 là khoảng thời gian khó quên với học sinh cuối cấp.
Khi đi học, sẽ có lúc ta áp lực, căng thẳng, nhiều khi trong đầu chợt hiện lên suy nghĩ: “ Sao mãi mình chưa học xong nhỉ”, “Ước gì mình sớm tốt nghiệp, mình phải đi làm và kiếm thật nhiều tiền”,… Ấy vậy mà khi ngày tốt nghiệp đến gần, cảm xúc trong lòng lại hoang mang, bâng khuâng đến khó tả. Đó là cảm giác biết mình sắp phải rời xa mái trường mà bản thân học tập, vui chơi còn nhiều hơn ở nhà, nhận ra mình sắp xa thầy cô, bạn bè, nhận ra sau khi ra trường biết đến bao giờ mới có cơ hội để tụ họp đầy đủ. Chắc chắn là khó lắm vì biết bao lớp học ra trường có mấy lớp họp mà đông đủ thành viên.
Giây phút chia tay thầy cô, bạn bè khiến nhiều học sinh xúc động. (Ảnh minh họa: Saostar)
Những giọt nước mắt mùa bế giảng. (Ảnh minh họa: Trí Thức Trẻ)
Đủ các cung bậc cảm xúc mà chỉ khi là học sinh cuối cấp bạn mới có thể nhận ra. Một chút buồn bực, bứt dứt, khó chịu khiến cho nước mắt lúc nào cũng có thể chực rơi. Thế nhưng, dù lưu luyến cỡ nào ta cũng phải nói lời chia tay. Mỗi người có một ước mơ và dự định cho tương lai, ta cần lớn lên và trưởng thành để bắt đầu với sự lựa chọn mới của bản thân.
Cô và trò xúc động trong giây phút chuẩn bị chia xa. (Ảnh minh họa: Vietnamplus)
Video đang HOT
Khóc lóc nhiều thế rồi sau này họp lớp cũng chẳng ai đi.
Mỗi khi mùa bế giảng đến, bên cạnh hình ảnh các cô cậu học trò ôm nhau khóc lóc lại xuất hiện những bình luận mỉa mai rằng: “Khóc lóc nhiều thế rồi sau này họp lớp lại chẳng ai đi”. Thực tế cũng cho thấy rằng họp lớp sau này sẽ khó mà có đông đủ các thành viên. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là trong giây phút chia tay cuối cấp, ta không được thể hiện cảm xúc yếu đuối của bản thân. Được khóc trong vòng tay bạn bè là điều tuyệt vời. Còn chuyện họp lớp là của tương lai, sau này mới tính, ta phải sống thật với cảm xúc hiện tại của mình trước tiên.
Nhiều cô, cậu học sinh không giấu nổi sự xúc động mà khóc nức nở. (Ảnh minh họa: Dân Trí)
Sau ngày bế giảng, mỗi người sẽ bước đi trên con đường khác nhau. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Sau khi ra trường, mỗi đứa sẽ có những sự lựa chọn riêng, cuộc sống bận rộn nên việc họp lớp không đầy đủ cũng chẳng thể trách ai. Họp lớp không phải là tiêu chí đánh giá một tình bạn, và đương nhiên không phải là cách để nhận xét về giọt nước mắt của những đứa trẻ sắp trưởng thành.
Tốt nghiệp là điểm cuối, cũng là điểm khởi đầu trên con đường đời.
Những nỗi niềm của thầy và trò trong ngày tốt nghiệp khó có thể diễn tả hết bằng lời. Trong ngày chia tay, có người khóc, người cười, thế nhưng tựu chung lại tất cả đều tiếc nuối trước ngày ra trường. Người ta nói rằng tốt nghiệp là điểm cuối nhưng cũng là điểm khởi đầu quả không sai. Điểm cuối cho những năm tháng gắn bó với thầy cô và bạn bè nhưng sau ngày tốt nghiệp, mỗi người sẽ bước đi trên con đường mới.
Sau này, chúng ta sẽ làm những công việc khác nhau, có người thành công sớm, người lại chật vật mãi trên đường đi của mình. Nhưng giữa chúng ta vẫn có một điểm chung để mỗi lần gặp gỡ vẫn có thể cùng tâm sự. Đó chính là thời học sinh tinh nghịch và cuồng nhiệt, ở thời điểm ấy ta vô tư và hồn nhiên không toan tính.
Quãng thời gian đẹp nhất của tuổi trẻ là khi ngồi trên ghế nhà trường. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Người lái đò vẫn ở đó đợi người qua sông.
Ngày bế giảng cũng là ngày những người thầy hoàn thành sứ mệnh “chở người qua sông” của mình. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta gọi giáo viên là “người lái đò”. Bởi lẽ, một ngày, một tháng, một năm có biết bao nhiêu người qua lại bến sông, nhưng chỉ có người lái đò là ngày nào cũng ở đó. Cần mẫn, chăm chỉ chở hết lượt khách này tới lượt khách khác.
Hình ảnh cô giáo bật khóc trong tiết học cuối cùng của một lớp học cuối cấp từng gây bão mạng xã hội. (Ảnh minh họa: A.V)
Công lao dạy dỗ của thầy cô không gì có thể đong đếm. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Sau tất cả, những học trò ngây ngô ngày nào sẽ trưởng thành, vững bước trên con đường lập thân, lập nghiệp. Chỉ có thầy cô là vẫn ở lại bến đò xưa, miệt mài với năm tháng trồng người. Phượng nở rồi phượng tàn, những lớp bụi phấn rơi xuống điểm bạc tóc thầy cô, nhưng được bao cô cậu học trò năm ấy trở về chốn cũ. Bạn có thể đã đi rất xa với sự lựa chọn của mình, nhưng hãy cố gắng sắp xếp thời gian để trở về thăm thầy cô của mình nhé, những người đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết của mình để chỉ bảo, dạy dỗ chúng ta từ những bài học đầu tiên trong đời.
Một mùa bế giảng lại đến, chúc cho tất cả các bạn học sinh sẽ thành công và hạnh phúc với sự lựa chọn của mình!
Hãy chia sẻ ở phần bình luận ngay bên dưới cùng YAN nhé. Ngoài ra, những thông tin hấp dẫn sẽ liên tục được cập nhật tại Cú Đêm!
Quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường thật sự tươi đẹp và hạnh phúc. Chúng ta có thầy cô dìu dắt, có bạn bè cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, những điều bổ ích hay khó khăn trong học tập. Vì lẽ đó mà thời đi học cũng chính là khoảng thời gian mà nhiều người ao ước được quay trở lại nhất.
Những ngày cuối năm học đang cận kề, mong rằng các bạn học sinh cuối cấp sẽ có những kỷ niệm thật đẹp bên bạn bè của mình và quan trọng nhất hãy vững tin vào sự lựa chọn con đường tương lai phía trước của bản thân.
Cùng cập nhật những tin tức khác TẠI ĐÂY!
Trao bằng tốt nghiệp đại học văn bằng 2 ngành Luật cho 41 học viên
Chiều 10-12, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Trường Đại học Vinh tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp đại học khóa 62 văn bằng 2 ngành Luật.
Các học viên nhận giấy khen của Trường Đại học Vinh.
Tại buổi lễ, có 41 học viên được nhận bằng tốt nghiệp, trong đó có 9 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, chiếm tỷ lệ 36,9% và 32 sinh viên đạt loại khá, chiếm 63,1%.
Các học viên nhận bằng tốt nghiệp.
Dịp này, Trường Đại học Vinh tặng giấy khen cho 2 học viên đạt thành tích, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Khánh Hòa tặng giấy khen cho 5 học viên có nhiều đóng góp trong phong trào học tập và xây dựng trường lớp.
ĐH Luật TPHCM tổ chức lễ Lễ bế giảng và vinh danh sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Sáng ngày 3/12, Trường ĐH Luật TPHCM đã tổ chức Lễ bế giảng và vinh danh sinh viên tốt nghiệp ngành Luật văn bằng hai hệ chính quy của Khóa 11 và sinh viên lớp Liên thông ngành Luật Khóa 1. Tại buổi lễ, ThS. Lê Văn Hiển - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP HCM đã...