Đêm nay, đưa đầu tàu Cát Linh-Hà Đông vào đường ray
Lô tàu đầu tiên trong tổng số 13 đoàn tàu của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đã tập kết tại khu đô thị Văn Phú lúc 2h đêm qua (19/2). Đêm nay, hai đầu tàu sẽ được đưa vào vị trí đường ray ở khu depot Hà Đông (Hà Nội).
Những cấu phần của đoàn tàu đường sắt trên cao đầu tiên ở Hà Nội được tập kết tại quận Hà Đông, chuẩn bị lắp ráp chạy thử vào tháng 9 năm nay
Ông Vũ Hồng Phương – Phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, sau khi về đến cảng Hải Phòng vào 12/2, hai đầu, toa tàu của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã đến Hà Nội vào lúc 1h30 ngày 19/2.
Ông Phương cho hay, trọng lượng mỗi đầu máy khoảng 35 tấn, dài 19 m, cao 3,8 m, rộng ngang 2,8 m. Toa chở khách nặng 32 tấn, các thông số khác đều giống đầu máy. “Dự kiến đêm 19/2, chúng tôi sẽ đưa hai đầu, toa tàu này vào trị trí đường ray ở khu depot Hà Đông. Sở dĩ việc vận chuẩn chuyển các đầu, toa tàu từ Hải Phòng lên Hà Nội mất thời gian khá lâu vì hành trình di chuyển khá lòng vòng”, ông Phương nói.
Trọng lượng mỗi đầu máy khoảng 35 tấn, dài 19m, cao 3,8m, rộng ngang 2,8m. Toa chở khách nặng 32 tấn, các thông số khác đều giống đầu máy
Theo ông Phương, theo kế hoạch, đến tháng 7, tuyến đường sắt trên cao sẽ đóng điện. Đến tháng 9, tuyến metro đầu tiên của Hà Nội chạy thử liên động. Thời gian chạy thử là 3-6 tháng. 12 đoàn tàu còn lại, sẽ chia làm 3 đợt tiếp tục vận chuyển về cảng Hải Phòng trong thời gian tới. Bộ GTVT đã cấp phép vận chuyển lộ trình từ cảng Hải Phòng theo quốc lộ 5 cũ, rẽ về quốc lộ 10, qua Thái Bình, sau đó đi qua Phủ Lý (Hà Nam), ra quốc lộ 1A cũ rồi mới về Hà Nội. Địa điểm tập kết lô hàng tại đường Quang Trung, quận Hà Đông (Hà Nội).
Hình ảnh lô hàng đầu tiên gồm hai đầu tàu và hai toa tàu tập kết tại khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội):
Đây là lô hàng đầu tiên được vận chuyển từ cảng Hải Phòng về Hà Nội trong tổng số 13 lô hàng. Các lái xe chở đầu tàu, toa tàu này cho biết, thời gian vận chuyển từ Hải Phòng về Hà Nội mất 2 ngày 2 đêm.
Do xe dài, trọng tải lớn nên hầu hết phải chạy vào ban đêm. Trong quá trình chạy luôn có cảnh sát dẫn đường vì đây là hàng trọng điểm quốc gia, một lái xe nói.
Sáng nay, các kĩ sư người Trung Quốc kiểm tra máy móc của đầu tàu và toa tàu trước khi được vận chuyển tới vị trí đường ray ở khu depot Hà Đông vào đêm nay
Video đang HOT
Phần tiếp nối giữa bánh xe và đường ray tuyến đường sắt trên cao
Hệ thống phía dưới của đầu máy còn được niêm phong nguyên đai, nguyên kiện
Nhiều bộ phận được chằng néo rất kỹ trong quá trình vận chuyển
Hệ thống phòng nạp điện cho mô tơ, phòng kiểm soát…
Thiết bị điều khiển phanh
Hộp điều khiển phụ trợ
Hệ thống điện được niêm phong tại toa chở khách
Bình chứa gió nén cho tàu
Bộ phận tạo điện trở
Một chiếc cẩu lớn được lắp đặt tại nhà ga La Khê, đường Quang Trung (Hà Đông), chờ cẩu đầu tàu lên vị trí đường ray
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông trị giá 19.000 tỷ đồng, được xây dựng từ vốn ODA Trung Quốc, dự kiến thư nghiêm vao thang 9 năm nay sau 5 năm xây dựng va chinh thưc khai trương năm 2018. Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên này có 13 km đường trên cao, 12 nhà ga, điểm đầu là Cát Linh (Đống Đa), điểm cuối là ga Hà Đông (Hà Đông).
Theo Danviet
Tàu Cát Linh-Hà Đông đã về đến Hà Nội trong đêm
Hai đầu máy và 2 toa tàu chở khách thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), từ Hải Phòng trên 4 chiếc xe siêu trường siêu trọng đã về đến Hà Nội lúc 1h30 sáng ngày 19/2.
Khoảng 1h30 ngày 19/2, đoàn xe siêu trường siêu trọng vận chuyển 2 đầu máy và 2 toa tàu thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), được vận chuyển từ Hải Phòng đã về đến Hà Nội
Đầu tàu và toa tàu được phủ bạt đen kín trên 4 xe siêu trường siêu trọng trên đường Văn Phú (Hà Đông), nằm cách đường sắt trên cao khoảng gần 2km
Trước đó, ngày 12/2, tàu Tian Wang Xing quốc tịch Trung Quốc chở 2 đầu máy và 2 toa tàu chở khách đầu tiên của đoàn tàu thuộc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đã cập cảng Hạ Long, TP Hải Phòng
Đầu máy và toa tàu được chằng chặt vào xe bằng những sợi xích lớn. Theo nhà thầu Trung Quốc, đây là mã hàng đầu tiên và còn 50 toa tàu chở khách sẽ được nhà thầu tiếp tục vận chuyển về Việt Nam. Trọng lượng mỗi đầu máy là 35 tấn, dài 19m, cao 3,8m, rộng ngang 2,8m. Toa chở khách nặng 32 tấn, các thông số khác đều giống đầu máy.
Hệ thống bánh được buộc chặt vào một đoạn đường ray bằng sắt cố định trên khung xe. Để về tới bãi tập kết trên đường Quang Trung, Hà Đông (Hà Nội), 4 xe siêu trường siêu trọng vận chuyển theo lộ trình từ cảng Hạ Long theo quốc lộ 5 cũ, về quốc lộ 10, qua Thái Bình, sau đó đi qua Phủ Lý (Hà Nam), ra quốc lộ 1A cũ rồi mới về đến Hà Nội
Theo quan sát của phóng viên, chỉ phần trên của đầu máy và toa tàu được phủ bạt, bên dưới hệ thống máy móc không được che. Dự kiến trong đêm mai, đầu tàu và toa tầu sẽ được cẩu lên đường sắt trên cao, sắt ga La Khê (Hà Đông)
Để phục vụ cho dự án, nhà thầu sẽ mua sắm 13 đoàn tàu, 12 đoàn tàu tiếp theo sẽ được chia làm 3 đợt tiếp tục vận chuyển về càng Hải Phòng trong thời gian tới
Hộp thiết bị đối điện bên dưới đầu tàu
Phòng thiết bị tụ điện
Hộp điện điều khiển kết nối với các thiết bị khác
Hộp công tắc tiếp đất
Thiết bị khởi động
Phòng nạp điện cho mô tơ
Dự án Cát Linh - Hà Đông khởi công từ tháng 10/2009 với tổng mức đầu tư ban đầu 550 triệu USD bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc, theo hình thức EPC. Tuy nhiên, sau đó vốn được điều chỉnh tăng, nâng tổng mức đầu tư thêm hơn 300 triệu USD. Dự kiến ban đầu đưa vào khai thác năm 2016 nhưng phải điều chỉnh lùi đến năm 2018 mới khai thác thương mại.
Theo Danviet
Chùm ảnh: Mùa hoa bưởi dịu dàng xuống phố Dù chưa đến tháng 3, nhưng trên nhiều tuyến phố Hà Nội đã xuất hiện hình ảnh những gánh hoa bưởi trắng tinh khôi, tỏa hương thơm nồng nàn níu kéo người qua lại. Đi qua các tuyến phố như Xã Đàn, Giảng Võ... nhiều người không khỏi xao xuyến khi ngửi thấy hương hoa bưởi thoang thoảng. Cứ vài chục mét lại...