Đem mùa Xuân ấm áp đến với người lao động
Chương trình “Tết sum vầy” mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự chia sẻ và kết nối, góp phần đem mùa Xuân ấm áp đến với hàng ngàn công nhân, lao động.
ở Long An có mức tiền thưởng Tết cho người lao động cao nhất 133 triệu đồng. Ảnh: TTXVN
Với tinh thần “Vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, nghĩa tình”, Liên đoàn Lao động tỉnh Long An đã huy động các nguồn lực tổ chức Tết sum vầy, qua đó chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên Công đoàn, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có thêm điều kiện vui Xuân đón Tết.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Long An Phạm Văn Rạnh, chương trình “Tết sum vầy” đã trở thành một trong những hoạt động ghi đậm dấu ấn của tổ chức Công đoàn, mang tính nhân văn sâu sắc. Qua đó, thể hiện sự chia sẻ và kết nối, góp phần đem mùa Xuân ấm áp đến với hàng ngàn công nhân, lao động với phương châm “không để đoàn viên, công nhân lao động không có Tết”.
Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Long An Hoa Thanh Niên cho biết, địa bàn tỉnh hiện có trên 11.748 doanh nghiệp đang hoạt động ở 16 Khu công nghiệp và 19 Cụm công nghiệp, giải quyết hàng trăm nghìn lao động trong và ngoài tỉnh.
Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, người lao động thuộc doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài được thưởng cao nhất là 133 triệu đồng. Đến thời điểm này, 35 doanh nghiệp đã thưởng Tết cho gần 16.000 lao động với mức tiền thưởng bình quân gần 5,3 triệu đồng.
Mức tiền thưởng cao nhất của một người lao động trong doanh nghiệp FDI là 133 triệu đồng, doanh nghiệp dân doanh là 21 triệu đồng, doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước là 12 triệu đồng, doanh nghiệp có vốn cổ phần Nhà nước là thấp nhất chỉ ở mức trên 3,7 triệu đồng. Các doanh nghiệp còn lại tuy chưa công bố mức thưởng nhưng lãnh đạo công ty cho biết sẽ phấn đấu giữ mức tiền thưởng bằng và cao hơn năm trước.
Bà Nguyễn Thị Hà, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn thực phẩm tại Khu Công nghiệp Long Hậu (huyện Cần Giuộc – Long An) chia sẻ: Mỗi độ Xuân về, Công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân lao động hưởng trọn cái “Tết sum vầy”. Tất cả công nhân của Công ty được thưởng Tết tháng lương 13 và một phần quà nhu yếu phẩm. Chăm lo Tết cho người lao động là món quà tinh thần, giúp công nhân phấn khởi, hăng say làm việc và gắn bó với công ty lâu dài hơn.
Các chủ nhà trọ cũng cùng chung tay chia sẻ khó khăn với công nhân xa quê. Bà Lương Thị Ngoai, chủ nhà trọ Thiên Lý, ấp Chánh, xã Đức Lập Hạ (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) cho hay: “Tết nào, tôi cũng làm lạp xưởng, củ kiệu, dưa cải gấp nhiều lần so với nhu cầu của gia đình để cho mấy cháu công nhân xa quê ở lại nhà trọ cùng ăn Tết với gia đình. Trong trong ba ngày Tết, cháu nào xa quê không về sẽ cùng quây quần ăn Tết với gia đình tôi. Mỗi một công nhân ở trọ xem như con cháu trong gia đình”.
Long An hiện có hơn 2.000 Công đoàn cơ sở từ cơ quan hành chính sự nghiệp đến doanh nghiệp, với tổng số trên 244.730 công nhân, viên chức lao động. Với tinh thần “Vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, nghĩa tình” và giúp cho công nhân có cái Tết ấm áp, Liên đoàn Lao động tỉnh Long An phối hợp Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh, Công đoàn các Khu Công nghiệp tỉnh và Liên đoàn Lao động huyện Cần Đước tổ chức Chương trình “Tết sum vầy” kết hợp với chương trình phúc lợi đoàn viên phục vụ công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Dịp này, Ban Tổ chức trao 1.500 suất quà Tết Kỷ Hợi năm 2019 tặng công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn. Liên đoàn Lao động các huyện, thị xã, thành phố vận động và phối hợp với chủ doanh nghiệp, chủ nhà trọ, Ban Công nhân tự quản khu nhà tập thể, khu nhà trọ tổ chức “Tết sum vầy” cho công nhân lao động không có điều kiện về quê ăn Tết.
Bên cạnh đó, Long An trợ cấp Tết trên 72 tỉ đồng cho cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ hưu trí, mất sức và các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội; tặng quà cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh còn tổ chức đoàn thăm, tặng quà tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất, Ban Liên lạc cựu tù kháng chiến, Cơ sở cai nghiện ma túy Long An, Bệnh viện Đa khoa Long An…
Video đang HOT
Đặc biệt, từ nay đến Tết, các nhà hảo tâm kết nối với nhiều địa phương trong tỉnh chia sẻ với các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện vui Xuân đón Tết đầm ấm. Lãnh đạo từ tỉnh đến các địa phương đi thăm hỏi, tặng quà các Mẹ Việt Nam Anh hùng và các gia đình có công cách mạng…/.
Thanh Bình / TTXVN
Unilever xin chưa cưỡng chế thuế 575 tỷ: Phải làm nghiêm
ĐBQH lưu ý phải xử lý vụ nợ thuế của Unilever nhanh chóng, cương quyết để làm gương cho các doanh nghiệp FDI khác.
Trong văn bản kiến nghị gửi lên Thủ tướng, Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành không cưỡng chế thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần đầu tư mở rộng giai đoạn 2009 - 2013 của công ty này để chờ kết luận của Chính phủ.
Về kiến nghị truy thu tiền thuế của Unilever, mới đây, ông Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán Nhà nước, cho biết doanh nghiệp đưa ra lý lẽ cho rằng họ làm đúng nhưng lại không cung cấp được chứng cứ. Còn kiểm toán có đầy đủ căn cứ để chứng minh đơn vị này nợ thuế.
Trao đổi với Đất Việt, ĐBQH Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, vụ việc Unilever Việt Nam nợ thuế các ĐBQH đã nắm được khi họp Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.
Khi ấy, trong những phát biểu đóng góp ý kiến tài chính ngân sách và chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính, nhiều đại biểu đã đặt vấn đề về chuyện nợ đọng thuế của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp FDI.
Trong năm 2017-2018, các doanh nghiệp FDI đóng góp rất lớn vào ngân sách Việt Nam thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, vẫn còn những doanh nghiệp chây ì, dùng mọi cách để lách luật, trốn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước Việt Nam. Và trường hợp của Unilever được coi là một dẫn chứng cho việc cơ quan thuế để sót, để lọt nguồn thu.
"Khi họp Quốc hội, ĐBQH đã đặt vấn đề và Bộ Tài chính cũng xác nhận rằng có một số doanh nghiệp, không riêng doanh nghiệp FDI, dùng chiêu trò để trốn thuế, lách thuế, nợ thuế và đó trốn thuế, lách thuế, nợ thuế và viện đủ lý do để tránh phải nộp ngân sách.
Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cũng lưu ý cần kiểm tra, thanh tra làm rõ những hành vi vi phạm của các doanh nghiệp trốn thuế, nợ thuế, trong đó có doanh nghiệp Unilever", đại biểu Hòa nói.
Phải kiên quyết xử lý vụ việc nợ thuế của Unilever
Cũng theo vị Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, sau khi được thông báo truy thu thuế, Unilever đưa ra lý lẽ cho rằng mình đúng nhưng lại không cung cấp được chứng cứ, đến bay giờ doanh nghiệp lại kiến nghị Thủ tướng xin hoãn cưỡng chế nộp thuế, điều đó là không phù hợp.
"Số tiền Unilever nợ thuế không nhỏ. Cơ quan kiểm toán đã cho doanh nghiệp thời gian để chứng minh họ đúng nhưng họ lại không chứng minh được, vì vậy, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế phải có động thái khẩn trương và kiên quyết truy thu số thuế còn nợ của Unilever, nếu cần phải cưỡng chế.
Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp FDI đầu tư, vào làm ăn tại Việt Nam, từ thuế, đất đai, đến tất cả những vấn đề khác mà FDI yêu cầu và luật pháp Việt Nam cho phép.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất, kinh doanh trên đất nước Việt Nam thì phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó có nghĩa vụ nộp thuế. Nếu doanh nghiệp nào chây ì, nợ đọng thuế thì cơ quan chức năng của Việt Nam phải cương quyết thu hồi, quy định thời gian xử lý dứt điểm.
Đối với trường hợp của Unilever cũng vậy, nếu họ không có đủ chứng cứ, giấy tờ hợp lệ chứng minh mình đúng, thì hết thời gian quy định, phải cưỡng chế thuế.
Có như vậy mới thể hiện quyết tâm của ngành thuế trong việc truy thu thuế nợ đọng của FDI, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật Việt Nam. Nếu trì hoãn, làm chậm, các doanh nghiệp FDI khác nhìn vào Unilever mà cũng chây ì, tìm mánh khóe để trì hoãn nộp thuế, nợ thuế, làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước Việt Nam thì không hay chút nào", ĐBQH Phạm Văn Hòa phân tích.
Ông cho biết, Việt Nam đã có nhiều bài học về thuế đối với doanh nghiệp FDI. Khi bàn về Luật thuế (sửa đổi), nhiều ĐBQH đã đặt vấn đề các các doanh nghiệp, không chỉ FDI, nợ thuế, trốn thuế, tồn đọng thuế rất phức tạp và dễ phát sinh tiêu cực giữa cơ quan thuế, cán bộ thuế và doanh nghiệp.
Vì lẽ đó, để đảm bảo sự khách quan, minh bạch, ngoài sự vào cuộc của ngành thuế cần có sự tham gia của các cơ quan chức năng khác như thanh tra, kiểm toán. Phải cương quyết truy thu thuế, thậm chí cưỡng chế thuế đối với doanh nghiệp lợi dụng sơ hở của luật pháp Việt Nam để nợ thuế, trốn thuế.
Thành Luân
Theo baodatviet.vn
Lãi vay đang chiếm 1,6% tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây dựng Nếu so với quý 2/2018 thì chi phí trả lãi tiền vay cho hoạt động xây dựng của doanh nghiệp đã tăng 0,3%, chiếm 1,6% tổng chi phí sản xuất... Nếu so với quý 2/2018 thì chi phí trả lãi tiền vay cho hoạt động xây dựng của doanh nghiệp đã tăng 0,3%, chiếm 1,6% tổng chi phí sản xuất. Trong đó, chi...